Dán Sứ Veneer Có Bị Hôi Miệng Không?

dan-su-veneer-co-bi-hoi-mieng-khong

Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật dán sứ của bác sĩ cũng như chất lượng mặt sứ được sử dụng. Dán sứ Veneer là một trong những kỹ thuật phục hình thẩm mỹ cho răng với tiêu chí bảo tồn tối đa men răng thật và được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Theo các chuyên gia, nếu khách hàng bị hôi miệng sau khi dán sứ thì nguyên nhân là do bác sĩ đã thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc miếng dán được sử dụng không chính hãng.

1. Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?

dan-su-veneer-co-bi-hoi-mieng-khong

Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng khá phổ biến trong những năm gần đây nhờ những ưu điểm nổi bật. Để có được những ưu điểm cả về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng, miếng dán Veneer được chế tạo bởi công nghệ 3D CAD/ CAM hiện đại bậc nhất hiện nay. Miếng dán có độ dày siêu mỏng, chỉ từ 0.3 – 0.5mm và sẽ được gắn cố định lên bề mặt răng bằng vật liệu kết dính chuyên dụng.

Các chuyên gia đã khẳng định dán sứ Veneer sẽ không gây ra tình trạng hôi miệng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và thao tác của bác sĩ không có bất kỳ sai sót nào. Nếu sau khi dán sứ mà hơi thở có mùi khó chịu thì nguyên nhân là do quy trình dán sứ diễn ra không đúng trình tự hoặc chất lượng miếng dán không đảm bảo.

2. Nguyên nhân gây hôi miệng khi dán sứ Veneer

nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-khi-dan-su-veneer

Mùi hôi khó chịu của hơi thở xuất hiện sau khi dán sứ Veneer có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

  2.1. Dán sứ không đúng kỹ thuật

Dán sứ Veneer nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn thấp, thao tác không chính xác thì miếng dán có thể không được gắn đúng vị trí, không sát khít với nhau từ đó tạo ra khoảng trống gây mất thẩm mỹ, khó vệ sinh và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Các khoảng trống này là môi trường thuận lợi để các mảnh thức ăn tích tụ dần dần vi khuẩn sẽ bắt đầu xuất hiện. Chúng phát triển và tạo thành ổ, tấm công trong khoang miệng gây ra các vấn đề răng miệng như viêm nướu, sâu răng,… khiến hơi thở có mùi khó chịu.

  2.2. Miếng dán sứ bị hở

Miếng dán sứ được cố định trên răng thật bằng vật liệu kết dính chuyên dụng. Do tác động của lực ăn nhai lâu ngày mà miếng dán có thể bị lệch tạo ra khoảng hở với răng thật. Lúc này thức ăn và vi khuẩn sẽ tồn đọng tại miếng dán gây mùi hôi cho hơi thở.

  2.3. Không điều trị bệnh lý trước khi dán sứ

nguyen-nhan-gay-hoi-mieng-khi-dan-su-veneer

Một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng,… cần phải được điều trị triệt để trước khi thực hiện dán sứ Veneer. Các bệnh lý này lâu ngày không được điều trị khiến răng dễ bị chảy máu, gây đau nhức và khiến hơi thở có mùi.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp bệnh nhân bị hôi miệng sau khi dán sứ Veneer nhưng không phải bị tác động bởi phương pháp này mà là vì mắc phải các bệnh lý như: tiểu đường, viêm xoang,… hoặc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.

  2.4. Miếng dán sứ kém chất lượng

Tình trạng hôi miệng còn có thể xảy ra do miếng dán sứ được sử dụng không được làm từ vật liệu sứ chất lượng mà pha lẫn nhiều tạp chất. Sau một thời gian sử dụng dẫn đến việc gây kích ứng cho răng thật và nướu, lâu dần gây ra mùi hôi trong khoang miệng.

  2.5. Chăm sóc răng miệng kém

Việc không thực hiện vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên hoặc sai cách sẽ khiến các vụn thức ăn thừa bị bám lại trên răng. Từ đó vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi và phát triển gây ra mùi hôi cho hơi thở.

3. Làm sao để không bị hôi miệng sau khi dán sứ Veneer

lam-sao-de-khong-bi-hoi-mieng-sau-khi-dan-su-veneer

Để tránh tình trạng hôi miệng sau khi thực hiện dán sứ Veneer, khách hàng nên lưu ý một số điều sau:

  3.1. Lựa chọn nha khoa uy tín

Không chỉ đối với dán sứ Veneer mà việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín là điều kiện tiên quyết khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến răng miệng. Khi lựa chọn được cơ sở nha khoa chất lượng sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi thì quá trình dán sứ sẽ được diễn ra một cách an toàn, từ đó khách hàng cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn.

  3.2. Sử dụng mặt sứ chính hãng, chất lượng

Lựa chọn miếng dán sứ chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả dán sứ mà còn có thể ngăn ngừa hơi thở khó chịu. Miếng dán sứ Veneer cần được đảm bảo là chính hãng và có thẻ bảo hành từ hãng sản xuất để tránh gây kích ứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

3.3. Kiểm tra tổng quát răng miệng trước khi dán sứ

lam-sao-de-khong-bi-hoi-mieng-sau-khi-dan-su-veneer

Dù có ý định thực hiện bất kì phương pháp phục hình răng nào thì khách hàng vẫn cần xử lý triệt để các bệnh lý răng miệng. Việc điều trị sẽ khiến quá trình dán mặt sứ kéo dài hơn nhưng có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng về sau, trong đó có tình trạng hôi miệng gây mất tự tin khi giao tiếp.

  3.4. Chú ý vệ sinh răng miệng sau khi dán sứ

Dù đã hoàn thành quy trình dán sứ nhưng nếu không thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách thì vẫn có thể xảy ra tình trạng hôi miệng. Khách hàng nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, kết hợp cùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn trong các kẽ răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  3.5. Thăm khám nha khoa định kỳ

Việc thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần là điều cần thiết đối với mỗi người, giúp kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám cao răng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi.

4. Dán sứ Veneer có đau không?

dan-su-veneer-co-dau-khong

Khi thực hiện công nghệ dán sứ Veneer hiện đại với tiêu chí bảo tồn tối đa răng thật, bác sĩ sẽ chỉ tác động đến một ít men phía ngoài bề mặt răng. Trong quá trình dán sứ, do có sự hỗ trợ của thuốc gây tê cục bộ nên khách hàng sẽ không cảm nhận được gì. Tuy nhiên, sau khi thuốc hết tác dụng, cơn đau nhức, ê buốt có thể bắt đầu xuất hiện, và đau nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Do lượng men răng cần mài khi dán sứ Veneer là rất ít nên cảm giác ê buốt cũng sẽ dễ chịu hơn nhiều so với mài răng bọc sứ. Thông thường, cảm giác khó chịu này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày hoặc lâu hơn nhưng sẽ không quá 7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài khá lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm, khách hàng nên đến nha khoa để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

5. Dán sứ Veneer có hại không?

dan-su-veneer-co-hai-khong

Về lý thuyết, dán sứ Veneer là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ cho răng đã được kiểm định là hoàn toàn an toàn và không gây bất kỳ ảnh hưởng có hại gì cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Mặt sứ Veneer chỉ dày khoảng vài mm nên men răng không bị mài đi quá nhiều khi thực hiện dán sứ, từ đó ngăn chặn được nguy cơ cấu trúc răng và tủy răng bị xâm lấn. Bên cạnh đó, miếng dán Veneer được chế tạo từ vật liệu sứ cao cấp nên có độ tương thích sinh học cao và không gây kích ứng trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu mặt dán sứ Veneer được thực hiện sai kỹ thuật bởi bác sĩ có tay nghề và trình độ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm chuyên môn thì tỷ lệ gặp phải các biến chứng, tác hại sau khi dán sứ là rất cao. Một số hậu quả nghiêm trọng có thể kể đến như: sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,, dị ứng nướu, răng bị vỡ, mẻ, ê buốt,…

6. Lợi ích khi dán sứ Veneer

loi-ich-khi-dan-su-veneer

Dán răng sứ Veneer có thể mang đến những lợi ích vượt trội sau:

  6.1. Tính thẩm mỹ cao

Mặt dán sứ Veneer rất mỏng, được thiết kế có chi tiết vân răng cùng màu sắc tự nhiên nên có thể mang đến tính thẩm mỹ rất cao. Bên cạnh đó, vật liệu sứ cao cấp cũng sẽ tạo độ trong, bóng nhất định cho răng, điều này giúp răng trở nên càng tự nhiên hơn, rất khó để phân biệt đâu là răng thật.

  6.2. Cải thiện khả năng ăn nhai

Tuy có đặc tính mỏng, nhẹ nhưng không có nghĩa miếng dán sứ Veneer không đảm bảo được chức năng ăn nhai bình thường. Với độ chịu lực gấp 2-3 lần răng thật, khách hàng khi dán sứ Veneer vẫn có thể thoải mái ăn uống những thực phẩm bản thân yêu thích mà không cần lo răng sẽ bị nứt, vỡ.

loi-ich-khi-dan-su-veneer

  6.3. Bảo tồn tối đa răng thật

Nhờ độ dày siêu mỏng, chỉ từ 0.3 – 0.5mm của miếng dán sứ mà khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ chỉ cần lấy đi một lớp men răng rất mỏng nhằm tạo độ nhám để gắn chắc chắn miếng dán lên bề mặt răng mà không lo bị trơn trượt, bong tróc trong quá trình ăn nhai. Điều này giúp hạn chế được tình trạng cấu trúc và tủy răng thật bị xâm lấn trong quá trình mài răng.

Vậy phương pháp dán sứ Veneer sẽ không gây ra tình trạng hôi miệng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật bởi bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cũng như nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chính vì vậy mà lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là vấn đề nên được ưu tiên và cân nhắc thật kỹ trước khi dán sứ Veneer để đảm bảo mang đến hiệu quả như mong muốn và tránh được những biến chứng về sau.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..