Dán Sứ Veneer Có Bền Không? Có Tốt Không?

Dán Sứ Veneer Có Bền Không? Có Tốt Không?
Dán Sứ Veneer Có Bền Không? Có Tốt Không?

Dán mặt sứ Veneer là phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ khá phổ biến trong những năm trở lại đây. Với tiêu chí bảo tồn tối đa răng thật và mang đến tính thẩm mỹ tối đa cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả, phương pháp này là sự lựa chọn của khá nhiều người hiện nay. Với độ dày chỉ khoảng 0.3 – 0.5mm, mặt dán sứ Veneer có bền không là thắc mắc của nhiều khách hàng.

1. Dán sứ Veneer là gì?

Dán sứ Veneer là gì?
Dán sứ Veneer là gì?

Kỹ thuật dán sứ Veneer bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khoảng 10 năm trước và dần trở thành phương pháp khá phổ biến trong những năm gần đây. Đây là kỹ thuật phục hình răng sứ thẩm mỹ không cần mài răng của nha khoa hiện đại sử dụng miếng dán sứ Veneer siêu mỏng.

Miếng dán sứ Veneer có thể tùy chỉnh được nhiều sắc độ màu sắc với độ dày chỉ khoảng 0.3 – 0.5mm có thể giúp khách hàng sở hữu nụ cười tự tin, trắng sáng. Để cố định được miếng dán này lên bề mặt răng thật, bác sĩ phải mài nhám mặt răng ở phía trước, sau đó dùng keo chuyên dụng để dán vào. Nếu không thực hiện bước mài nhám bề mặt răng, mặt dán sứ Veneer không có độ bám sẽ rất dễ bị rơi ra trong quá trình ăn nhai. Để đảm bảo quá trình dán sứ Veneer diễn ra thành công, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

->> Xem thêm: Mặt dán sứ Veneer Emax có xuất sứ từ đâu? liệu có bền không?

2. Có nên dán sứ Veneer không?

Có nên dán sứ Veneer không?
Có nên dán sứ Veneer không?

Không phải lúc nào dán sứ Veneer cũng mang lại hiệu quả cao nên bác sĩ thường chỉ định phương pháp này đối với một số trường hợp sau đây để mang đến kết quả tốt nhất:

   –   Răng bị mài mòn hoặc chân răng ngắn
–   Răng thưa, hở kẽ với khoảng cách dưới 2mm
–   Răng bị mẻ, vỡ với kích thước không quá 1/3  thân răng
–   Răng bị lệch lạc nhẹ, kích thước của các răng không đều nhau
–   Răng bị nhiễm màu, ố vàng nặng mà tẩy trắng răng không mang lại hiệu quả

->> Xem thêm: Dán Sứ Veneer Có Bị Hôi Miệng Không? Cách khắc phục như thế nào?

3. Dán răng sứ Veneer có tốt không?

Dán răng sứ Veneer có tốt không?
Dán răng sứ Veneer có tốt không?

Dán răng sứ Veneer mang đến những lợi ích sau đây:

  3.1. Có tính thẩm mỹ cao

Mặt dán sứ Veneer rất mỏng được thiết kế có chi tiết vân răng cùng với màu sắc tự nhiên nên có thể mang đến tính thẩm mỹ rất cao. Bên cạnh đó, chức năng ăn nhai của răng thật cũng không bị ảnh hưởng gì do chỉ tác động lên bề mặt của răng, tuy nhiên, không nên dùng lực quá mạnh để tránh miếng sứ bị gãy, vỡ.

  3.2. Bảo tồn tối đa răng thật

Khác với bọc răng sứ cần phải thực hiện mài cùi răng để làm trụ đỡ mão sứ thì khi thực hiện dán mặt sứ Veneer chỉ cần mài một lớp rất mỏng để tạo độ ma sát. Lúc này, răng thật sẽ được bảo vệ tối đa, tránh trường hợp cấu trúc hoặc men răng bị ảnh hưởng gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.

  3.3. Không gây ê buốt, đau nhức

Không gây ê buốt, đau nhức
Không gây ê buốt, đau nhức

Vì chỉ cần mài một lớp men rất ít nên hầu như trong suốt quá trình dán sứ Veneer khách hàng sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức. Dán sứ Veneer sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều so với khi thực hiện các thủ thuật nha khoa khác, nhưng vẫn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để có thể đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sau khi dán sứ.

  3.4. Thời gian thực hiện ngắn

Quy trình dán răng sứ thường chỉ kéo dài khoảng 3-5 ngày với 2 buổi hẹn tại nha khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bề mặt răng, lấy dấu răng ở lần hẹn đầu tiên để bắt đầu tiến hành chế tác miếng dán sứ Veneer tại phòng Labo. Khách hàng sẽ được gắn miếng dán cố định vào răng ở lần hẹn kế tiếp, thời gian này kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ cho 1 răng.

  3.5. Chi phí hợp lý

Cùng với những lợi ích về thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng mà phương pháp này mang lại, mức chi phí của 1 miếng dán sứ Veneer trên thị trường hiện nay là hoàn toàn hợp lý và xứng đáng. Tại Nha khoa Quốc tế BIK, khách hàng có thể thực hiện dán mặt sứ Veneer Emax với mức giá 6.000.000 đồng/ 1 răng cùng chế độ bảo hành 5 năm.

->> Xem thêm: Đối tượng nào nên bọc răng sứ venus?

4. Dán sứ Veneer có bền không?

Dán sứ Veneer có bền không?
Dán sứ Veneer có bền không?

Dán sứ Veneer có bền không phụ thuộc vào tay nghề và trình độ của bác sĩ trực tiếp dán sứ, thông thường mặt sứ Veneer có tuổi thọ lên đến 15 năm.

  4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng dán Veneer

Tuổi thọ của miếng dán sứ Veneer thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

   –   Chất lượng miếng dán sứ
–   Sự uy tín, chất lượng của phòng khám nha khoa
–   Trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ bác sĩ thực hiện dán mặt sứ
–   Công nghệ, máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình dán mặt sứ
–   Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng sau khi dán sứ

  4.2. Dán sứ Veneer được bao lâu?

Nếu kỹ thuật dán sứ Veneer được thực hiện dưới điều kiện đáp ứng tốt các yếu tố trên thì độ bền có thể lên đến 10 – 15 năm. Chính vì có tuổi thọ khá dài mà đây là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn.

5. Dán sứ Veneer có hại không?

Dán sứ Veneer có hại không?
Dán sứ Veneer có hại không?

Dán sứ Veneer sai kỹ thuật có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

  5.1. Tổn thương tủy

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất nếu dán sứ Veneer được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề kém là tủy răng bị xâm lấn trong khi mài răng. Thực tế, dán sứ Veneer chỉ cần lấy đi một phần tỉ lệ cực nhỏ ở bề mặt răng, thậm chí trường hợp răng thưa thì không cần mài răng.

Những bác sĩ có chuyên môn cao sẽ bảo tồn tối đa các mô răng thật để đảm bảo sức khỏe và khả năng ăn nhai về sau. Răng bị mài mất 3/4 là do thao tác của bác sĩ không chính xác làm xâm lấn sâu vào mô răng.

  5.2. Lệch khớp cắn

Trường hợp sau khi dán răng sứ mà khách hàng gặp khó khăn khi cắn xé thức ăn thì có thể khớp cắn đã bị thay đổi do bác sĩ tính toán không chính xác, tạo nên sự xáo trộn khớp cắn. Lúc này, khách hàng nên đến cơ sở nha khoa để bác sĩ chỉnh lại mặt dán sứ để khớp cắn được ổn định. Nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể gây ra một số tình trạng như: Khớp thái dương hàm bị lệch, mỏi hàm, tổn thương các răng,…

  5.3. Tổn thương tổ chức nha chu

Nếu kỹ thuật dán sứ không chính xác, răng sứ không bám khít răng thật sẽ tạo ra một khoảng hở và thường xuyên bị đọng thức ăn vào. Vị trí này thường rất khó để làm sạch và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Từ đó có thể tấn công đến nướu và răng, gây viêm lợi, tổn thương nha chu quanh răng, hôi miệng và nguy hiểm hơn là tiêu xương.

6. Một số lưu ý sau khi dán sứ Veneer

Một số lưu ý sau khi dán sứ Veneer
Một số lưu ý sau khi dán sứ Veneer

Để kéo dài tuổi thọ miếng dán sứ, khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây:

  6.1. Chế độ ăn uống

   –   Hạn chế sử dụng các thực phẩm sẫm màu để đảm bảo độ trắng sáng của răng
–   Hạn chế ăn đồ ngọt, cứng, dai hoặc dùng răng để mở nắp chai, xé bao bì, cắn móng tay,…
–   Tránh xa thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích khác

  6.2. Chăm sóc răng miệng

   –   Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng.
–   Kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng cũng như khoang miệng.
–   Dùng kem đánh răng chứa flour hỗ trợ răng chắc khỏe hơn.

  6.3. Thăm khám định kỳ

Sau khi dán sứ Veneer, khách hàng nên lưu ý theo dõi và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để được kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Dán sứ Veneer có bền không phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ trực tiếp dán sứ Veneer. Chính vì vậy mà khách hàng nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm để tuổi thọ miếng dán sứ được kéo dài tối đa.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..