VN

Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Trẻ Em Dưới 18 Tuổi Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Một số bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em
2. Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?
3. Độ tuổi thích hợp để bọc răng sứ cho trẻ
4. Lưu ý khi quyết định bọc răng sứ cho trẻ
5. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

co-nen-boc-rang-su-cho-tre-em-khong

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay nhờ mang đến kết quả nhanh chóng, khắc phục được các khuyết điểm trên răng như sứt, mẻ, sâu,... Việc có nên bọc răng sứ cho trẻ em không là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh. Cùng Nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

1. Một số bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em

co-nen-boc-rang-su-cho-tre-em-khong
Làm cầu răng

Cha mẹ đặc biệt nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ vì đây là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình phát triển của trẻ, cả về mặt tâm lý lẫn thể chất. Một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ có thể kể đến như sau:

Sâu răng

Sâu răng có lẽ là bệnh răng miệng phổ biến nhất xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính là do sở thích, thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt nhưng khả năng vệ sinh răng miệng của trẻ lúc này còn kém. Điều này khiến axit trong thức ăn làm suy yếu men răng, ăn mòn dần gây ra sâu răng.

Viêm tủy răng

Trường hợp các mô bao quanh chân răng bị viêm nhiễm mà không được chữa trị kịp thời và hiệu quả thì lâu dần vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công sâu vào cấu trúc men răng. Lúc này, tủy răng có thể bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, không được điều trị có thể khiến răng dần suy yếu, bị lung lay và thậm chí là mất răng. 

Răng mọc lệch lạc

Răng mọc lệch lạc, hô, móm cũng là tình trạng xảy ra khá phổ biến đối với trẻ em. Nguyên nhân của việc này có thể là do di truyền hoặc răng sữa rụng sớm, thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi,...

->> Xem thêm: So sánh răng sứ Titan và răng sứ kim loại

2. Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

co-nen-boc-rang-su-cho-tre-em-khong

Theo các chuyên gia, phụ huynh không nên cho trẻ bọc răng sứ, đặc biệt trong giai đoạn răng sữa vì sẽ gây ra một số ảnh hưởng như sau:

Làm cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn

Răng là một bộ phận không có khả năng phát triển để tự chữa lành nên một khi đã thực hiện mài răng bọc sứ thì răng không thể phát triển lại được nữa, dù cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển toàn diện. 

Ngoài ra, mão răng sứ có đặc tính cứng chắc và bền bỉ nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật. Tuy nhiên, điều này lại là yếu tố gây chèn ép lên các răng kề cận, khiến chúng không thể phát triển được nữa.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Tâm lý của trẻ em thường chưa thật sự vững vàng và đa số đều sợ phòng khám vì có các dụng cụ chuyên dụng như kìm, kim tiêm, các thiết bị, máy móc lớn,... Vì vậy, việc cho trẻ thực hiện mài răng bọc sứ có thể khiến trẻ bị ám ảnh và ảnh hưởng đến tâm lý sau này khi trưởng thành. 

Mão răng sứ có thể bị chật khi trẻ trưởng thành

Khi vẫn còn đang trong tuổi dậy thì thì răng và xương hàm của trẻ vẫn có thể phát triển về sau. Nếu thực hiện bọc sứ bên ngoài sau một vài năm, mão sứ có thể bị cộm và không còn vừa với nướu răng. Từ đó, trẻ có thể bị đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

->> Xem thêm: Răng sứ không kim loại nào tốt hiện nay?

3. Độ tuổi thích hợp để bọc răng sứ cho trẻ

co-nen-boc-rang-su-cho-tre-em
Trẻ em bao nhiêu tuổi thì bọc răng sứ được?

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà độ tuổi thích hợp để bọc răng sứ cho trẻ sẽ khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất là trẻ phải thay hết răng và chiếc răng cần bọc sứ đã ngừng phát triển. Việc đặt mão sứ lên răng nếu răng còn chưa mọc hết hoàn toàn sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng như đã được liệt kê phía trên.

Chính vì vậy, tất cả các nha sĩ uy tín trên thế giới đều cho rằng việc bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ nên thực hiện khi trẻ đã trưởng thành, khoảng 17, 18 tuổi. Trường hợp nếu cần thiết, phụ huynh có thể cho trẻ trám răng thẩm mỹ bằng composite nếu răng chỉ bị tổn thương ít và sau này có thể thay thế bằng mão sứ thẩm mỹ.

->> Xem thêm: Bọc răng sứ có được vĩnh viễn không?

4. Lưu ý khi quyết định bọc răng sứ cho trẻ

co-nen-boc-rang-su-cho-tre-em
Trẻ em có nên bọc răng sứ không?

Khi quyết định bọc răng sứ cho trẻ, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tìm kiếm nha khoa uy tín

Thực hiện bọc răng sứ cho trẻ tại cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ cao kết hợp cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình bọc sứ diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn. 

Lựa chọn loại răng sứ phù hợp

Chất lượng răng sứ là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả phục hình và tuổi thọ sử dụng. Cần lưu ý lựa chọn mão răng sứ cao cấp, đảm bảo khôi phục được tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai trong thời gian dài.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Cần lưu ý tuân thủ chỉ định, yêu cầu của bác sĩ từ khâu thăm khám, tư vấn đến điều trị để có được kết quả phục hình cao nhất. Các trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng thì cần phải được điều trị triệt để trước khi đảm bảo an toàn.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Dù trước hay sau khi bọc răng sứ thì trẻ cũng cần được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn, mảng bám tích tụ gây hại cho răng và nướu, đồng thời tránh tình trạng tái phát bệnh lý sau khi điều trị và bọc sứ. 

5. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

cach-cham-soc-rang-mieng-cho-tre
Có nên bọc răng cho trẻ em không?

Để hạn chế phải bọc răng sứ cho trẻ, phụ huynh nên chú ý một số điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

   -   Nhắc nhở trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
   -   Sử dụng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng chứa flour để ngăn ngừa sâu răng và giúp răng chắc khỏe hơn.
   -   Hướng dẫn trẻ sử dụng thêm một số dụng cụ vệ sinh răng miệng khác như bàn chải điện, nước súc miệng, chỉ nha khoa,... để tăng hiệu quả làm sạch răng.
   -   Đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần giúp bác sĩ có thể theo dõi liên tục được tình trạng răng miệng. Từ đó kịp thời khắc phục một số bệnh lý răng miệng nếu có.

Chế độ ăn uống hợp lý

   -   Hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều đường, tránh trường hợp vệ sinh răng không kỹ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, tấn công gây ảnh hưởng đến men răng.
   -   Không sử dụng nước uống có ga, nước uống sẫm màu làm xỉn màu, ố vàng răng.
Bổ sung đầy đủ canxi nhằm hỗ trợ răng phát triển ổn định và chắc khỏe

Vậy các chuyên gia khuyên rằng không nên bọc sứ cho trẻ em dưới 18 tuổi vì phương pháp này cần tác động đến men răng và dẫn đến một số ảnh hưởng đến cả tâm lý lẫn thể chất của trẻ. Trong trường hợp cần thiết, phụ huynh có thể cho trẻ trám sứ thẩm mỹ rồi đổi thành mão răng sứ về sau.