VN

Cách Trị Chảy Máu Chân Răng Hôi Miệng Tại Nhà

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Chảy máu chân răng kèm hôi miệng là bệnh gì?
2. Chảy máu chân răng hàm hôi miệng có nguy hiểm không?
3. Cách trị chảy máu chân răng kèm hôi miệng tại nhà
4. Phòng tránh chảy máu chân răng và hôi miệng

Chảy máu chân răng và hôi miệng dù không phải là một bệnh lý nhưng đây là biểu hiện của các vấn đề răng miệng khác. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà chỉ với những nguyên liệu rất đơn giản nhưng để tránh các biến chứng nghiêm trọng về sau thì vẫn nên đến nha khoa để tìm ra bệnh lý và điều trị triệt để.

1. Chảy máu chân răng kèm hôi miệng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng kèm hôi miệng không phải là một bệnh lý cụ thể mà có thể là biểu hiện của một số vấn đề răng miệng dưới đây:

1.1. Viêm lợi

Đây có thể được xem là bệnh lý hàng đầu dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng và hôi miệng. Bình thường, nướu răng thường có màu hồng nhạt và không có mùi khó chịu nhưng khi bị viêm lợi, nướu sẽ có màu đỏ sậm lại kèm cảm giác đau nhức, sưng tấy. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu và bắt đầu xuất hiện các túi mủ gây ra mùi hôi tanh.

Nguyên nhân chính của viêm lợi là việc bệnh nhân thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến các mảng bám thức ăn lâu ngày bị vôi hoá trong khoang miệng. Các mảng bám này sẽ tích tụ thành cao răng và trở nên dày hơn theo thời gian nếu không được xử lý, vi khuẩn từ đây sẽ phát triển và tấn công làm tổn thương đến nướu, răng.

Viêm lợi gây chảy máu chân răng kèm hôi miệng

1.2. Tiểu đường

Hôi miệng và chảy máu chân răng còn là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể người bệnh sẽ giảm sản xuất chất insulin có vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng. Do đó, hệ miễn dịch lúc này sẽ bị suy giảm đáng kể nên tăng nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng. Ngoài ra, tình trạng khó đông máu cũng khiến chân răng chảy máu kéo dài do nồng độ đường trong máu cao.

1.3. Sâu răng

Một nguyên nhân khá phổ biến khác của tình trạng chảy máu chân răng kèm hôi miệng là sâu răng. Khi răng bị sâu, phần mô cứng của răng sẽ bị vi khuẩn tấn công tại thành những vết sâu li ti và thời gian đầu thì chưa có hiện tượng đau buốt.

Tuy nhiên, khi sâu răng không được khắc phục và tiến triển nặng thêm thì các đốm li ti sẽ nhiều hơn, to hơn và bắt đầu xuất hiện cơn ê buốt vì men răng đã bị tổn thương. Tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài sẽ kèm theo chảy máu chân răng và hôi miệng. Mùi hôi xuất phát từ thức ăn còn sót lại trong các lỗ sâu không được vệ sinh kỹ.

Sâu răng dẫn đến chảy máu chân răng kèm hôi miệng

1.4. Ung thư máu

Chảy máu chân răng và hôi miệng còn có thể là biểu hiện của ung thư máu. Người bị bệnh này thì bạch cầu sẽ nuốt hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu gây tử vong. Ngoài ra, chảy máu chân răng còn có thể xảy ra ở người bị suy giảm hồng cầu và tiểu cầu trong máu.

1.5. Rối loạn nội tiết

Một trường hợp khác gây chảy máu chân răng là do cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết hoặc có thể hiểu đơn giản là môi trường sinh hoá trong cơ thể bị thay đổi một cách thất thường. Tình trạng này dễ dàng nhận thấy ở phụ nữ đang mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng hay ở giai đoạn tiền mãn kinh. Ở các giai đoạn này, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi thất thường làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng và viêm nướu.

1.6. Thiếu chất

Ngoài ra, việc cơ thể không được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cũng sẽ dẫn đến chảy máu chân răng và hôi miệng vì hệ miễn dịch kém. Lúc này, người bệnh cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể từ các loại đồ ăn như hoa quả, rau xanh,...

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên bổ sung đầy đủ canxi để hỗ trợ răng chắc khoẻ, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng.

Thiếu chất là nguyên nhân của chảy máu chân răng kèm hôi miệng

1.7. Tác dụng phụ của thuốc

Việc người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh khác như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh,.. Cũng có thể gây hôi miệng và chảy máu chân răng vì lượng nước bọt bị giảm tiết.

2. Chảy máu chân răng hàm hôi miệng có nguy hiểm không?

Như đã đề cập phía trên, chảy máu chân răng kèm hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều vấn đề răng miệng khác nhau. Trong trường hợp do rối loạn nội tiết, vệ sinh răng miệng kém, thiếu chất dinh dưỡng,... thì hoàn toàn có thể được cải thiện ngay lập tức bằng nhiều cách khác nhau. Bên cạnh đó, nếu chảy máu chân răng và hôi miệng là do mắc các bệnh lý khác thì cần đến nha khoa để được điều trị triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Trường hợp chảy máu chân răng và hôi miệng là do ung thư máu hoặc tiểu đường thì người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác thậm chí là tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Do đó, nếu bị chảy máu chân răng kèm hôi miệng và các biểu hiện khác như giảm cân bất thường, máu khó đông thì cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chảy máu chân răng hàm hôi miệng

3. Cách trị chảy máu chân răng kèm hôi miệng tại nhà

Để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng và hôi miệng ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

3.1. Dùng lá trà xanh

Lá trà xanh có thành phần chính là flavonoid, đây là một chất có khả năng chống viêm giúp kiểm soát bệnh viêm lợi một cách hiệu quả. Đã có nghiên cứu về tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe răng miệng và người thường xuyên uống trà xanh có nướu răng chắc khoẻ hơn người không uống.

Ngoài ra, hương trà xanh còn mang đến hơi thở thơm mát nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn chỉ cần lấy một ít lá trà xanh rửa sạch rồi đun sôi với nước. Sau khi nước sôi lọc bỏ bã rồi lấy nước súc miệng sau khi chải răng.

Mẹo chữa chảy máu chân răng với lá trà xanh

3.2. Dùng bột nghệ

Hoạt chất chính trong bột nghệ là curcumin có tính kháng khuẩn mạnh mẽ nên có khả năng ức chế sự phát triển của một số sinh vật và vi khuẩn gây mùi khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, kiểm soát bệnh viêm lợi hiệu quả.

Bạn chỉ cần lấy 1/3 thìa cà phê tinh bột nghệ hoài với 1 lượng nước ấm vừa đủ, dùng hỗn hợp trên để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Chữa chảy máu chân răng kèm hôi miệng với bột nghệ

3.3. Sử dụng tinh dầu đinh hương

Đây là loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi giúp hạn chế hôi miệng cũng như chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng tinh dầu đinh hương nguyên chất bôi lên vùng nướu bị chảy máu sau đó súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện 2 lần/ 1 ngày, mỗi lần 5-10 phút.

Tinh dầu đinh hương trị chảy máu chân răng kèm hôi miễng

4. Phòng tránh chảy máu chân răng và hôi miệng

Để phòng tránh chảy máu chân răng kèm hôi miệng, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

- Nên có thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau khi ăn xong để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng.

- Nên sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải để tránh nướu răng bị tổn thương.

- Chú ý thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong các kẽ răng.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng.

- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Vậy bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà để làm giảm tình trạng này nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng nên đến nha khoa để thăm khám tìm ra nguyên chân của biểu hiện này là gì và từ đó thực hiện các biện pháp điều trị triệt để.