Cách Chữa Viêm Lợi Có Mủ Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Viêm lợi có mủ là tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn của viêm lợi thông thường khi không được tiến hành điều trị kịp thời. Chính vì vậy nên viêm lợi có mủ được xem là bệnh lý tương đối nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như tụt lợi, mất răng mà cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Ngoài sử dụng những kỹ thuật ngành nha hiện đại để điều trị dứt điểm thì bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà
hiệu quả sau đây.
Dấu hiệu của tình trạng lợi bị viêm có mủ là khá đặc trưng:
Do nướu răng có xuất hiện mủ nên người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức với cường độ ngày một tăng lên. Cảm giác đau này lan khắp cả hàm, đến cả tai và cổ. Bên cạnh đó, phần lợi ở chân răng cũng bị sưng to và bị đau khi ấn vào. Không chỉ vậy, lúc này cũng có hạch ở dưới hàm, ở cổ mang lại cảm giác đau đớn khó chịu, nhưng khi khối mủ tự vỡ ra sẽ thấy đỡ đau hơn.
Sốt là một trong những dấu hiệu cho thấy việc nhiễm trùng sưng mủ đã tiến triển nặng. Nếu trường hợp sốt trên 38 độ C mà không được hạ sốt và điều trị kịp thời sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Vị đắng xuất hiện trong miệng do có ổ mủ ở vùng lợi khiến người bệnh khó chịu, chán ăn, ăn không ngon miệng,…
Do phần lợi bị viêm nhiễm và có dịch nhiễm trùng nên vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển rất thuận lợi trong khoang miệng. Và các loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Điều này khiến bệnh nhân mất tự tin và gặp khó khăn khi giao tiếp.
Phần lợi sẽ bị đau khi người bệnh dùng răng có chứa mủ để nhai thức ăn gây ra nhiều khó khăn khi ăn uống. Miệng lúc này đặc biệt nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi sử dụng thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Tình trạng sưng hai bên má và lan rộng ra khắp mặt sẽ xuất hiện khi sự viêm nhiễm đã lan sâu hơn vào hàm. Nếu để một thời gian lâu hơn mà không tiến hành điều trị, viêm nhiễm có thể lan rộng đến các vùng khác của cơ thể và hạch bắt đầu xuất hiện ở cổ. ->> Xem thêm: Viêm chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị!
Những nguyên nhân chính gây viêm lợi có mủ gồm:
Vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây nên các loại bệnh răng miệng như viêm lợi có mủ, viêm nha chu, sâu răng,… Trường hợp răng miệng không được vệ sinh đúng cách, các mảng bám thức ăn thừa sẽ dần dần tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, Từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Việc ăn đồ ngọt sẽ khiến các mảng bám tích tụ nhiều hơn, bên cạnh đó, đường còn là thành phần gây tổn thương nhiều đến cấu trúc nướu răng. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm nếu không vệ sinh răng miệng thật kỹ.
Khô miệng thường là do lão hóa hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị và cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng viêm lợi có mủ vì đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Mọc răng khôn khiến vùng lợi bị sưng đau và dễ bị tổn thương, từ đó vi khuẩn có cơ hội tấn công dễ dàng hơn gây ra viêm nhiễm. Trường hợp răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch thì nướu rất dễ bị mưng mủ trong thời gian dài.
Vì có khả năng gây phỏng và sưng lợi nên nếu trường hợp lợi đang bị viêm mà sử dụng quá nhiều đồ cay nóng sẽ dẫn tới tình trạng lở loét và xuất hiện dịch mủ.
Bệnh viêm nha chu thật chất là tình trạng nghiêm trọng hơn của bệnh viêm lợi. Trường hợp viêm lợi không được điều trị nhanh chóng, thức ăn và vôi răng còn bám ở chân răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Lúc này viêm lợi sẽ biến chuyển thành viêm nha chu, xuất hiện mủ ở chân răng và xương bọc xung quanh chân răng bị tiêu.
Viêm lợi có mủ là tình trạng nặng hơn của viêm lợi, vì vậy nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm, nghiêm trọng. Viêm lợi có mủ khiến lợi bị sưng to và gây đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó ăn khi ăn uống nói chung và ăn đồ cay, nóng nói riêng. Cảm giác đau đớn, khó chịu còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý. Từ đó, sức khỏe thể chất và tinh thần có thể bị giảm sút đáng kể do không duy trì được chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Bên cạnh đó, nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng, các tổ chức quanh răng sẽ bị ảnh hưởng gây tụt lợi, lung lay răng,…
Nếu vẫn ở mức độ nhẹ, vẫn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để làm giảm cơn đau của bệnh viêm lợi có mủ ngay tại nhà:
Hiệu quả trị viêm nướu của mật ong đã được ghi nhận và áp dụng rất phổ biến trong dân gian từ xưa đến nay do mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau và làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đối với phương pháp sử dụng mật ong: – Cách 1: Thoa trực tiếp mật ong thiên nhiên lên vùng nướu bị viêm và súc miệng lại bằng nước sạch sau khoảng 5-10 phút. Thực hiện 2-3 lần/ 1 ngày. – Cách 2: Ngậm 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần/ 1 ngày.
Gừng cũng là một trong những nguyên liệu được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Có thể dùng gừng để chữa viêm chân răng có mủ với 2 cách sau: – Cách 1: Thái lát mỏng củ gừng tươi đã rửa sạch rồi đắp lên vùng nướu bị viêm nhiễm khoảng 5-10 phút. – Cách 2: Bỏ vài lát gừng tươi vào nước sôi trong khoảng 10-15 phút rồi dùng nước gừng để súc miệng. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/1 ngày đối với 2 cách trên.
Bên cạnh gừng, lá kinh giới được xem là loại thảo dược chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm sưng tấy và mưng mủ rất tốt. Vì vậy, có thể dùng lá kinh giới để chữa viêm lợi có mủ theo hướng dẫn: – Ngâm một nắm kinh giới với nước muối pha loãng rồi rửa thật sạch
Do tỏi có chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ nên ngoài khả năng điều trị bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, tỏi cũng là nguyên liệu được nhiều người dùng để chữa viêm lợi có mủ. – Bóc vỏ và rửa sạch vài tép tỏi
Trong tinh dầu tràm trà có chứa các chất giúp kháng khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả, và đặc biệt là chlorhexidine – thành phần có trong sản phẩm chăm sóc răng miệng. Có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để chữa viêm lợi có mủ với các bước đơn giản như sau: – Hòa tan 3-4 giọt tinh dầu vào khoảng 220ml nước ấm
Không chỉ có tác dụng làm sạch răng miệng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn mà hoa cúc còn có tính mát giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm rất tốt. Dùng hoa cúc để chữa viêm lợi có mủ tại nhà theo cách sau: – Ngâm khoảng 5 bông hoa cúc còn tươi vào nước muối để loại bỏ tạp chất rồi rửa lại thật sạch
Lá đinh hương có mùi khá dễ chịu, hơi cay nhẹ và có hàm lượng tinh dầu mang lại tác dụng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt. Có thể sử dụng lá đinh hương đơn giản theo cách sau: – Rửa sạch 5g lá đinh hương, sấy khô rồi băm nhỏ
Nước từ lá xô thơm có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, làm giảm mảng bám trên răng, chống viêm nhiễm lan rộng. Có thể dùng lá xô thơm để điều trị viêm lợi có mủ bằng cách đơn giản sau: – Rửa 25g lá xô thơm tươi với nước muối cho thật sạch
Nước lá ổi không chỉ có tác dụng loại bỏ hơi thở có mùi mà còn có tính kháng khuẩn, kháng vi sinh vật giúp kiểm soát hình thành mảng bám. Cách làm: – Giã 5-10 lá ổi tươi
Tinh dầu sả có khả năng hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả nhờ chứa một lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm. Không chỉ vậy, mùi thơm của sả còn giúp hỗ trợ loại bỏ hơi thở có mùi hiệu quả. – Pha loãng 2-3 giọt tinh dầu sả với nước lọc Khi bệnh viêm lợi đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn thì việc tiến hành điều trị tại nha khoa là rất cần thiết:
Liều lượng, loại thuốc được chỉ định sẽ tùy theo tình trạng viêm nhiễm cùng như cơ địa của mỗi người. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị không mang lại hiệu quả.
Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ tại vị trí lợi bị viêm sau đó tiến hành dẫn lưu mủ. Sau đó, vùng bị viêm nhiễm sẽ được làm sạch để tránh tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng các vùng lợi và răng xung quanh.
Nếu trường hợp viêm lợi do dị vật như lông bàn chải, xương cá gây ra thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện cuộc tiểu phẫu nhỏ để loại bỏ dị vật
Tình trạng viêm lợi có mủ tiến triển nặng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào sâu men răng, làm tổn thương đến tủy răng, thậm chí ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy đi phần tủy để giữ lại răng bị tổn thương cũng như ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Sau khi lấy tủy, có thể tiến hành trám răng hoặc bọc sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.
Nên thực hiện các biện pháp sau đây để phòng tránh viêm chân răng có mủ:
Dùng bàn chải đánh răng lông mềm để chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đồng thời có thể kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn nằm ở kẽ răng, nơi mà bàn chải không tiếp xúc tới được.
Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, tính axit quá cao, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ răng khỏi bị tổn thương. Nên bổ sung nhiều vitamin, canxi từ các thực phẩm từ thiên nhiên như trứng, đậu, sữa,… để giúp răng chắc khỏe.
Khi thực hiện thăm khám cũng như lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có để ngăn chặn các ảnh hưởng về lâu dài. Vậy hoàn toàn có thể áp dụng những cách trên để điều trị viêm lợi có mủ ngay tại nhà một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trường hợp viêm lợi có mủ đã tiến triển nghiêm trọng, cần đến nha khoa kịp thời để xử lý và điều trị chuyên nghiệp và triệt để nhất. Liên hệ ngay Nha khoa quốc tế BIK
để chữa viêm lợi có mũ 1 cách hiệu quả nhất với hotline: 0975686969
1. Triệu chứng viêm lợi có mủ
1.1. Đau răng
1.2. Sốt cao
1.3. Miệng có vị đắng
1.4. Hơi thở có mùi
1.5. Nhai đau
1.6. Sưng mặt, hạch xuất hiện ở cổ
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi có mủ
2.1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
2.2. Ăn quá nhiều đồ ngọt
2.3. Khô miệng
2.4. Mọc răng khôn
2.5. Ăn đồ cay nóng thường xuyên
2.6. Bệnh viêm nha chu
3. Ảnh hưởng của viêm lợi có mủ
4. Cách chữa viêm lợi có mủ ngay tại nhà
4.1. Cách trị viêm lợi có mủ với mật ong
4.2. Cách điều trị viêm lợi có mủ với gừng
4.3. Dùng lá kinh giới trị viêm lợi có mủ
– Đun sôi lá thảo dược trong khoảng 5 phút, lưu ý cho vào một chút muối
– Đợi nước sôi nguội rồi chắt lấy phần nước thảo dược
– Dùng nước lá kinh giới súc miệng sau khi đánh răng. Áp dụng 2-3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
4.4. Dùng tỏi chữa viêm lợi có mủ
– Nghiền nát hoặc đập dập
– Đắp tỏi nên phần nướu bị viêm nhiễm sau khi đã vệ sinh răng miệng thật sạch
– Súc miệng sau 5-10 phút, lưu ý không đắp tỏi quá lâu để tránh gây nóng rát phần nướu đang bị tổn thương
4.5. Chữa viêm lợi có mủ bằng tinh dầu tràm trà
– Sử dụng hỗn hợp để súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ
– Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để thấy kết quả
4.6. Dùng hoa cúc
– Xay nhuyễn hoa cúc cùng một chút nước sạch
– Lọc lấy phần nước cốt, uống hết phần nước cốt hoa này trong ngày, nên chia nhỏ thành 2 phần
– Có thể sử dụng hoa cúc khô bỏ vào nước sôi rồi uống như uống trà bình thường.
4.7. Dùng lá đinh hương
– Thấm nước vào miếng bông y tế, sau đó chấm vào lá đinh hương sao cho lá bám trên bông được nhiều nhất
– Nhét bông y tế vào phần lợi bị viêm trong 1 phút sau khi đã vệ sinh răng miệng thật kỹ
– Súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng sau khi lấy miếng bông ra
– Không sử dụng quá nhiều để tránh gây tác dụng phụ và không sử dụng cho người bị dị ứng
4.8. Dùng nước xô thơm
– Nấu lá thảo dược với khoảng 300ml – 400ml nước trong khoảng 5-10 phút
– Chắt lấy nước thảo dược, để nguội bảo quản sử dụng dần
– Súc miệng bằng nước lá xô thơm mỗi ngày 2-3 lần, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất
4.9. Súc miệng bằng nước lá ổi
– Đun sôi lá ổi vừa giã với khoản 225ml nước trong khoảng 15 phút
– Chắt lấy phần nước để nguội
– Súc miệng bằng nước lá ổi trong 30 giây mỗi lần, nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày
4.10. Sử dụng tinh dầu sả
– Súc miệng bằng hỗn hợp đã pha loãng từ 2-3 lần mỗi ngày
5. Điều trị viêm lợi có mủ tại Nha khoa
5.1. Dùng thuốc điều trị
5.2. Dẫn lưu khối mủ
5.3. Loại bỏ dị vật
5.4. Lấy tủy răng
6. Phòng tránh viêm lợi có mủ bằng cách nào?
6.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
6.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
6.3. Thăm khám định kỳ