VN

Cách chăm sóc răng sữa tốt nhất cho bé

Quá trình hình thành và phát triển răng sữa của trẻ em là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng, quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này có tốt không. Vậy làm thế nào để chăm sóc răng cho bé đúng cách? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu về cách chăm sóc răng sữa cho bé để bảo về nụ cười cho các mầm non của chúng ta.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Tổng quan về răng sữa
2. Răng sữa tồn tại trong bao lâu?
3. Tác hại khi chăm sóc răng sữa cho bé sai cách
4. Hướng dẫn cách chăm sóc răng sữa cho bé tốt nhất
5. Chăm sóc răng sữa định kỳ cho bé tại nha khoa


hướng dẫn cách chăm sóc răng sữa cho bé
Bạn đã biết cách chăm sóc răng sữa cho bé?

1.Tổng quan về răng sữa

Tuy răng sữa chỉ là răng tạm thời và sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, nhưng không thể phủ nhận sự quan trọng của răng sữa đối với sức khỏe răng miệng và cấu trúc xương hàm của bé sau này. Vậy bạn đã hiểu hết về răng sữa chưa?

Răng sữa là gì?

Răng sữa là những chiếc răng hình thành và mọc trong giai đoạn phát triển của trẻ ở độ tuổi từ 4-24 tháng tuổi. Một số ít trường hợp răng sữa đã mọc khi trẻ vừa chào đời hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ, vì trên thực tế răng sữa đã hình thành khi trẻ còn trong bụng mẹ nhưng chỉ là chưa mọc lên khỏi nướu.

Thông thường trẻ sẽ mọc 20 răng chính, trong đó có 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Khi răng sữa hình thành, đây cũng là lúc bé có thể tập ăn, nhai. Tùy vào từng bé, nhưng ở độ tuổi vào khoảng 2 - 3 tuổi thì các răng sữa sẽ mọc đầy đủ, nhưng vẫn có số ít trường hợp răng sữa mọc trễ hơn. Và đến tầm 5 - 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu bị thay bằng răng vĩnh viễn.

răng sứ là gì và cách chắm sóc răng sứ

Răng sữa quan trọng như thế nào

Mặc dù răng sữa sẽ rụng, nhưng sự hiện diện tạm thời của răng sữa có tác dụng lâu dài đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Dưới đây là một số tác dụng của răng sữa: 

- Răng sữa sẽ giúp bé thực hiện hoạt động nhai tốt hơn.  

- Giúp xương hàm của bé có thể phát triển bình thường. 

- Răng sữa giúp cho trẻ phát âm tốt hơn. Những trẻ bị hỏng răng sữa quá sớm dẫn tới phải nhổ răng sớm sẽ khiến bé bị nói ngọng, phát âm khó khăn hơn.

- Răng sữa có vai trò giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí đó, nếu mất răng sữa trước khi răng sẵn sàng rụng sẽ dẫn đến tình trạng thu hẹp không gian sẵn có cho răng vĩnh viễn, khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai vị trí.

cách chăm sóc răng sữa cho trẻ quan trọng thế nào

2. Răng sữa tồn tại trong bao lâu

Mỗi trẻ sẽ có quá trình mọc răng khác nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ lại mọc muộn hơn. Nhưng hầu hết quá trình mọc răng sữa sẽ diễn ra từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Độ tuổi mọc răng sữa

- Răng cửa trung tâm: 6–12 tháng
- Răng cửa hai bên: 9–16 tháng
- Răng hàm đầu tiên: 13–19 tháng
- Răng nanh: 16–23 tháng
- Răng hàm thứ hai: 22–33 tháng

độ tuổi mọc răng sữa

Độ tuổi thay răng sữa

Khi trẻ khoảng 6 tuổi thì sẽ bắt đầu xảy ra tình trạng rụng răng sữa. Những chiếc răng sữa sẽ dần dần được thay thế bằng 32 chiếc răng trưởng thành. Quá trình thay răng của trẻ sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 12 tuổi. Nhưng tùy mỗi trẻ mà, quá trình thay răng sẽ kết thúc sớm hơn hoặc muộn hơn.

3. Tác hại khi không chăm sóc răng sữa hoặc chăm sóc răng sữa sai cách cho bé

Sâu răng

Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Vì vậy, nếu răng sữa bị sâu, vi khuẩn có thể làm hại đến nướu, khiến răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng xấu đến khớp cắn và xương hàm.

bị sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng còn có thể gây hại đến tủy răng gây đau nhức. Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng.

chăm sóc răng sữa không đúng gây sâu răng

Viêm nướu

Cơ chế gây ra viêm nướu là sự tích tụ của mảng bám (sinh ra khi thức ăn dư thừa trên răng không được loại bỏ hoàn toàn) khi ba mẹ chưa biết cách dùng bàn chải đánh răng cho trẻ. Đặc điểm nổi bật của viêm nướu là dấu sưng đỏ, một phần đầu nướu bị tách ra khỏi răng, trẻ rất dễ bị chảy máu nướu dù là va chạm nhẹ.

Hôi miệng

Vệ sinh răng miệng chưa đủ và chưa đúng làm cho miệng trẻ bị hôi, kèm theo hơi thở có mùi khó chịu.

chăm sóc răng sữa không đúng gây hôi miệng

4. Hướng dẫn cách chăm sóc răng sữa cho bé tốt nhất

Trẻ chưa thể tự chăm sóc răng của mình do vậy trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Ba mẹ hãy thực hiện tốt một số lưu ý sau nhé:

Từ 6 - 8 tháng tuổi là độ tuổi bắt đầu chăm sóc răng sữa cho bé

Sau khi trẻ nhú chiếc răng đầu tiên (vào khoảng 6 tháng tuổi), cha mẹ nên bắt đầu việc chăm sóc răng cho trẻ với gạc rơ thấm nước muối pha loãng dùng làm sạch răng, nướu, lưỡi.

Bên cạnh việc bú sữa mẹ, giai đoạn này trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn dặm.

chắm sóc răng sữa cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi

 Từ 2 đến 3 tuổi - Cần lưu ý hơn về cách chắm sóc răng sữa ở độ tuổi này

- Các răng cối sữa lần lượt mọc lên trên cung hàm. Đây chính là thời điểm ba mẹ áp dụng biện pháp chải răng đúng cách để làm sạch khoang miệng cho trẻ.

- Chọn bàn chải: Bàn chải nhỏ, loại mềm với chất lượng tốt nhất.

- Kem đánh răng: Ba mẹ nên chọn những tuýp kem đánh răng chứa fluor với những hương vị trái cây để kích thích sự thích thú của trẻ đối với vệ sinh răng miệng.

- Hướng dẫn chải răng: Cầm bàn chải bằng ngón tay, giống với tư thế cầm bút. Di chuyển bàn chải một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trên xuống dưới.

- Để góc bàn chải hợp với nướu trẻ một góc 450.

- Động viên và tạo hứng thú thích đánh răng cho trẻ.

chăm sóc răng sữa cho bé từ 2 - 3 tuổi

Cách chăm sóc răng sữa cho bé từ 3 - 6 tuổi

Quá trình mọc răng sữa kết thúc với sự xuất hiện đầy đủ của 20 chiếc răng trên các cung hàm khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi. Giai đoạn này, ba mẹ nên quan sát và hướng dẫn bé đánh răng đúng cách: Đánh mặt ngoài cùng với chiều mọc răng (chiều dọc), mặt nhai qua lại theo chiều ngang. Đánh mặt trong theo chiều dọc, tránh bỏ sót mặt lưỡi.

Trẻ trên 3 tuổi thì dùng kem có hàm lượng từ 1350ppm đến 1500ppm. Không nên dùng quá mức bởi có thể gây hỏng răng, nôn mửa dẫn đến tiêu chảy.

Ngoài ra, duy trì cho trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt có gas,…

Bên cạnh đó, trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cần chú ý bổ sung những loại thực phẩm nhiều chất xơ và dai cứng như thịt bò, cà rốt, rau xanh, bắp, các loại hạt, trái cây… để giúp nướu, xương hàm, cơ mặt phát triển, đồng thời kích thích quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn diễn ra suôn sẻ.

chăm sóc răng sữa cho bé từ 3 - 6 tuổi

Từ 6 đến 9 tuổi - chăm sóc răng sữa như thế nào cho tốt

Ba mẹ tiếp tục quan sát và giám sát quy trình vệ sinh răng miệng ở trẻ. Kiểm tra răng miệng bé thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường bệnh lý nếu có (sâu răng) hoặc những thay đổi sinh lý (răng lung lay, mầm răng nhú lên) để kịp thời đưa trẻ đi nha sĩ. Đây cũng là độ tuổi bé bắt đầu mọc răng vĩnh viễn và thay răng sữa.

Thời gian chải răng lí tưởng là từ 2-3 phút. Nếu chải ít hơn sẽ khó làm sạch hoàn toàn được mảnh vụn thức ăn, còn đánh lâu hơn dễ làm cho răng bị mòn. Cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên những chỗ mà bàn chải không thể chải tới. 

chăm sóc răng sữa cho bé từ 3 - 6 tuổi

5. Chăm sóc răng sữa định kỳ cho bé tại nha khoa

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên cho trẻ cơ hội để khám phá và xây dựng những thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sữa khỏe mạnh sẽ tạo tiền đề cho răng vĩnh viễn phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, ba mẹ nên lên kế hoạch đưa trẻ gặp nha sĩ mỗi 6 tháng một lần để theo sát hành trình mọc răng sữa của trẻ.

Nếu gặp phải những vấn đề như răng sữa rụng quá sớm hay quá muộn, rối loạn về thứ tự mọc răng vĩnh viễn, bất thường về hình dạng, cấu trúc, màu sắc hay cách sắp xếp thì cần đưa trẻ đi gặp nha sĩ để tránh những lệch lạc cho răng trẻ sau này.

Hy vọng với thông tin qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc răng sữa cho trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Quốc tế BIK để được tư vấn kỹ hơn.

chăm sóc răng sữa định kỳ cho bé