VN

Răng Sứ Tháo Ra Có Lắp Lại Được Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Bọc răng sứ có tháo ra được không?
2. Răng sứ tháo ra có lắp lại được không?
3. Quy trình tháo răng sứ tại Nha khoa Quốc tế BIK
4. Tháo răng sứ có đau không?
5. Lưu ý khi tiến hành tháo răng bọc sứ

boc-rang-su-co-thao-ra-duoc-khong

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm trên răng như vỡ, mẻ, sâu,... Theo đó, bọc răng sứ có tháo ra được không là thắc mắc của khá nhiều người. Cùng Nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

1. Bọc răng sứ có tháo ra được không?

boc-rang-su-co-thao-ra-duoc-khong
Bọc răng sứ rồi có tháo ra được không?

Bạn đang thắc mắc liệu Bọc răng sứ có tháo ra được không? Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ cho răng khá phổ biến hiện nay, áp dụng cho các trường hợp răng bị sâu, nứt, vỡ, hở kẽ với khoảng cách không quá lớn,... Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi một lớp men răng của răng cần phục hình theo tỷ lệ nhất định để làm trụ đỡ gắn mão sứ lên trên. Lúc này, cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sẽ được đảm bảo khôi phục tự nhiên như răng thật.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khách hàng cũng có thể gặp một số vấn đề như răng sứ bị lung lay, bong tróc, hay răng thật bên trong bị đau nhức,... Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tháo mão răng sứ ra để khắc phục triệt để rồi lắp lại. Tuy nhiên, việc tháo răng sứ chỉ được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm nhằm hạn chế tối đa sự đau đớn cho khách hàng.

->> Xem thêm: Tác hại của bọc răng sứ rất nguy hiểm nếu kỹ thuật không đảm bảo

2. Răng sứ tháo ra có lắp lại được không?

rang-su-thao-ra-co-lap-lai-duoc-khong
Bọc răng sứ có tháo ra được không?

Răng sứ tháo ra có lắp lại được không? Bác sĩ thường chỉ định thực hiện tháo răng sứ trong các trường hợp sau đây:

Viêm lợi sau khi bọc sứ

Viêm lợi sau khi bọc sứ là tình trạng xảy ra khá phổ biến nếu trong quá trình mài cùi bác sĩ không cẩn thận can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng. Lúc này, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập vào phía trong làm tổn thương răng gốc. Khi răng bị tấn công thì các mô mềm có thể bị ảnh hưởng theo, dẫn đến viêm nhiễm, lở loét và có mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, nếu kỹ thuật viên chế tác không cẩn thận khiến răng sứ khi lắp vào không khít sát được với nướu thì sẽ khiến thức ăn bị mắc lại dẫn đến viêm nướu răng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng, làm chúng lung lay và có thể rụng mất.

Đau nhức kéo dài

Cảm giác đau đớn sau khi bọc răng sứ chắc chắn sẽ xuất hiện khi thuốc tê dần hết tác dụng nhưng thông thường chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì khách hàng nên đến ngay nha khoa để được khắc phục kịp thời. 

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là bác sĩ không thực hiện điều trị các bệnh lý về răng trước khi bọc răng sứ hoặc không cẩn thận làm ảnh hưởng đến tủy răng trong lúc mài cùi. 

Răng sứ bị bể

Dù có khả năng chịu lực cao nhưng trên thực tế răng sứ vẫn có thể bị bể khi phải chịu lực quá lớn từ quá trình ăn nhai hoặc bị va đập mạnh. Ngoài ra, nếu không may sử dụng mão sứ kém chất lượng thì cũng sẽ dễ dàng bị bể, vỡ chỉ sau khoảng thời gian ngắn sử dụng.

Răng mắc các bệnh lý răng miệng khác

Trường hợp răng sứ không được gắn sát khít với cùi răng thật sẽ tạo ra kẽ hở khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào bên trong tấn công đến cùi răng thật. Điều này có thể gây đau nhức và dẫn tới một số bệnh lý răng miệng như viêm tủy răng, sâu răng,... Nếu muốn khắc phục triệt để thì cần phải tháo mão sứ ra rồi lắp lại sau khi đã chữa khỏi.

->> Xem thêm: Răng sứ bị mẻ có hàn lại được không

3. Quy trình tháo răng sứ tại Nha khoa Quốc tế BIK

quy-trinh-thao-rang-su
Cách tháo răng bọc sứ như thế nào?

Quy trình tháo răng sứ và bọc lại tại Nha khoa Quốc tế BIK diễn ra với các bước theo trình tự sau đây:

Gây tê

Sau khi thăm khám tổng quát và quyết định tháo răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng qua các bước như cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng rồi tiêm thuốc tê cục bộ để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình thực hiện.

Tháo bỏ mão sứ

Tùy theo tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chọn 1 trong 2 cách để tiến hành tháo răng sứ. Cách đầu tiên là cắt nhỏ mão răng sứ rồi cẩn thận tháo lần lượt từng miếng, tránh để va chạm làm tổn thương cùi răng cũng như các mô mềm bên trong. Hoặc bác sĩ có thể mài xung quanh thân răng sứ đến khi lộ ra lớp sườn, sau đó tháo gỡ răng sứ.

Lấy dấu răng sứ

Sau khi đã thực hiện điều trị và khắc phục triệt để các vấn đề ảnh hưởng đến răng sứ, khách hàng sẽ được lấy dấu răng để tiến hành chế tác mão sứ mới thay thế.

Lắp lại răng sứ mới

Sau khi răng sứ hoàn thành chế tác, bệnh nhân sẽ được hẹn đến phòng khám để gắn thử và cân chỉnh khớp cắn, đảm bảo không bị vướng víu hay cộm cấn. Sau khi khách hàng đã hài lòng, bác sĩ mới tiến hành gắn cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng.

4. Tháo răng sứ có đau không?

thao-rang-su-co-dau-khong
Tháo răng sứ ra có đau không?

Trên thực tế, để tháo răng sứ ra cần phải tác động một lực khá đáng kể nên việc khách hàng cảm thấy ê buốt, khó chịu là không thể tránh khỏi. Do đó, trước khi thực hiện thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn và không cần phải lo lắng bọc răng sứ tháo ra lắp lại có đau không nữa.

Ngoài ra, nếu khách hàng lựa chọn nha khoa uy tín, được thực hiện tháo răng sứ bởi bác sĩ có chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại thì cơn đau cũng sẽ được giảm bớt đi đáng kể. Toàn bộ quá trình tháo răng sứ và lắp lại được đảm bảo diễn ra nhanh chóng và an toàn.

5. Lưu ý khi tiến hành tháo răng bọc sứ

luu-y-khi-tien-hanh-thao-rang-boc-su
Một số lưu ý khi tiến hành tháo răng bọc sứ

   -   Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để đảm bảo quá trình tháo răng sứ ra lắp lại diễn ra nhanh chóng, an toàn và không đau.

   -   Sau khi lắp lại răng sứ mới cần hạn chế ăn những loại thực phẩm quá cứng, quá dai, thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp để tráng làm ảnh hưởng đến cùi răng thật còn đang trong tình trạng nhạy cảm.

   -   Bổ sung đầy đủ canxi có trong cá, trứng, tôm, cua, sữa,... nhằm hỗ trợ răng chắc khỏe hơn.

   -   Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm cùng lực chải vừa phải.

   -   Đến nha khoa khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để bác sĩ có thể theo dõi tốt hơn tình trạng răng miệng và xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Bọc răng sứ có tháo ra được không? Bác sĩ sẽ quyết định thực hiện cách nào sao cho phù hợp nhất với tình trạng răng của mỗi khách hàng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Khách hàng nên lựa chọn tháo răng sứ làm lại tại cơ sở nha khoa uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng, mang đến hiệu quả cao.