VN

Bọc răng sứ có hại không? Nguyên nhân gây hại là gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Lợi ích của phương pháp bọc răng sứ
2. Bọc răng sứ có hại gì không? 
3. Bọc răng sứ giá rẻ hại không?
4. Nguyên nhân gây hại khi bọc răng sứ
5. Chọn nha khoa để bọc răng sứ an toàn và hiệu quả 
6. Những cảm giác thường gặp sau khi bọc răng sứ
7. Lưu ý sau khi bọc răng sứ 

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng rất hiệu quả được nhiều người lựa chọn để khôi phục thẩm mỹ cho răng. Có thể nói ưu điểm của bọc răng sứ là khá nhiều khi so sánh với một phương pháp chỉnh nha phổ biến khác là niềng răng. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi và việc bọc răng sứ có hại không còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

1. Lợi ích của phương pháp bọc răng sứ 

loi-ich-cua-boc-rang-su

Khi thực hiện quy trình bọc răng sứ đúng kỹ thuật, bạn sẽ thấy rõ được những ưu điểm sau:

1.1. Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho hàm răng

Bọc răng sứ là một phương pháp giúp bạn khắc phục các khuyết điểm thẩm mỹ trên răng như xỉn màu, ố vàng hay sứt mẻ. Răng sứ được chế tác với hình dạng và màu sắc như răng thật nên rất khó để phân biệt, vì vậy răng sứ có hiệu quả thẩm mỹ rất cao. 

1.2. Bảo vệ răng gốc 

Việc bọc sứ bên ngoài sẽ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào răng thật phía trong gây sâu răng, gãy hay vỡ răng. Từ đó, giảm thiểu tối đa các bệnh lý về răng miệng.

1.3. Phục hồi khả năng ăn nhai

Bọc răng sứ giúp khắc phục một phần tình trạng sai khớp cắn, răng mọc sai lệch và răng sứ có độ chịu lực gấp 5 lần răng thật nên sẽ cải thiện khả năng ăn nhai.

->> Xem thêm: Bọc răng sứ có tốt không? Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ không?

2. Bọc răng sứ có hại không? 

boc-rang-su-co-hai-khong

Bọc răng sứ có hại gì không? Sự thật là trong quá trình bọc răng sứ, các răng thật sẽ bị mài nhỏ đi để làm trụ đỡ mão sứ phía trên. Thế nhưng việc mài cùi răng thật thực chất chỉ là mài đi lớp men răng phía bên ngoài, hoàn toàn không gây hại đến cấu trúc hay tủy răng. Vì phần tủy răng vẫn nguyên vẹn nên răng sẽ không bị yếu hay nhạy cảm với nhiệt độ. Như vậy, việc bọc răng sứ hoàn toàn không có hại đối với sức khỏe răng miệng nếu được thực hiện một cách tỉ mỉ, chính xác. 

Bên cạnh đó, khi bọc răng sứ bạn sẽ không thể tránh khỏi một số cảm giác như ê buốt, cộm khớp hay đau nhức răng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chăm sóc răng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ thì các tình trạng này sẽ được cải thiện rất nhanh.

->> Xem thêm: Bọc Răng Sứ Có Bền Không? Có Được Vĩnh Viễn Không?

3. Bọc răng sứ giá rẻ có hại gì không?

Bọc răng sứ hoàn toàn không có tác hại nguy hiểm gì nhưng nếu bọc răng sứ kém chất lượng sẽ mang đến hậu quả khó lường:

3.1. Viêm lợi, viêm nướu

Nhiều khách hàng sau khi bọc răng sứ sẽ có cảm giác cộm cấn, khó chịu. Nguyên nhân là do bác sĩ mài răng không đúng tỉ lệ, gắn răng sứ sai kỹ thuật làm cho nướu bị sưng to và tiết rất nhiều dịch. Từ đó dẫn đến bị viêm nướu gây đau nhức dai dẳng.

3.2. Răng sứ hở nướu

Do kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ chưa cao hoặc do chất lượng răng sứ không đảm bảo sẽ làm giữa răng và nướu xuất hiện kẽ hở. 

3.3. Nứt vỡ răng sứ

Ngày nay có rất nhiều loại răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường với một mức giá hấp dẫn người dùng. Giá thành của một chiếc răng toàn sứ đảm bảo chất lượng da động từ 4-9 triệu đồng/ 1 răng nhưng lại có những nha khoa bán với mức giá chỉ 1-2 triệu đồng hay thậm chí là vài trăm nghìn đồng. Việc bọc phải loại răng sứ kém chất lượng dễ dẫn đến tình trạng răng sứ bị vỡ làm ảnh hưởng đến răng thật bên trong.

3.4. Chết tủy răng, rụng răng gốc

Bọc răng sứ đồng nghĩa với việc răng thật bên trong sẽ bị mài mòn đi, việc mài cùi quá tỉ lệ cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến tủy răng bên trong. Tủy răng sẽ dần dần tuột khỏi lợi và mất răng là điều rất dễ xảy ra.

3.5. Mất chức năng ăn nhai 

Nếu trước khi bọc sứ không lên phác đồ điều trị rõ ràng, nắn chỉnh cung hàm cẩn thận rất dễ làm lệch khớp cắn. Bên cạnh đó, nếu răng bị mài mòn quá nhiều sẽ rất dễ bị kích ứng khi ăn, thậm chí là mất chức năng ăn nhai.

3.6. Răng sứ bị lung lay

Nếu kích thước của mão răng sứ không đúng với tỉ lệ của răng thật do sai sót kỹ thuật dẫn đến mão răng và cùi răng không khớp với nhau. Sau một thời gian sử dụng, răng sứ rất dễ bị rơi ra.

3.7. Bong mão sứ khi ăn nhai 

Do lớp xi măng chuyên dùng để gắn cùi răng thật với mão sứ không chất lượng hoặc quá ít nên việc va chạm quá mạnh trong quá trình ăn nhai sẽ khiến răng sứ bị rơi ra, dễ bị trôi vào dạ dày.

3.8. Cảm giác khó chịu, ê buốt

Tình trạng khó chịu, ê buốt sau khi bọc răng sứ xảy ra với một vài trường hợp răng nhạy cảm và kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Nếu bị ê buốt răng vài tuần hay lâu hơn thì rất có thể răng thật đã bị mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến buồng tủy răng.

3.9. Hôi miệng

Nếu kĩ thuật của bác sĩ không chuyên nghiệp, bọc răng sứ nhưng để lại khe hở giữa răng sứ và nướu răng, hoặc trường hợp răng sứ bị nứt sẽ bị bám lại những vụn thức ăn. Những mảnh thức ăn nhỏ vụn rất khó để làm sạch sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.

4. Nguyên nhân gây hại khi bọc răng sứ

nguyen-nhan-gay-hai-khi-boc-rang-su

4.1. Bác sĩ chỉ định không chính xác

Nếu bác sĩ vẫn tiến hành bọc sứ trong trường hợp răng của khách hàng bị hô, móm nặng hay men răng yếu sẽ để lại những tác hại vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến răng thật.

4.2. Răng sứ giá rẻ, kém chất lượng

Trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ không rõ nguồn gốc vật liệu và không được đảm bảo chất lượng nhưng lại được nhiều người lựa chọn vì giá thành rất rẻ. Chất liệu răng sứ không đảm bảo sẽ dễ xảy ra tình trạng vỡ răng sứ làm răng thật bị tổn thương.

4.3. Bác sĩ có chuyên môn, tay nghề kém

Đối với những bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản thì khi mài cùi răng xâm lấn tới tủy răng hoặc mài không đúng tỉ lệ là điều không thể tránh khỏi. Từ đó sẽ dẫn tới cảm giác đau nhức kéo dài và thậm chí là chết răng vĩnh viễn.

4.4. Chưa điều trị bệnh nền

Cách bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,... thường làm cho răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương, kích ứng. Nên việc điều trị các bệnh lý này trước khi thực hiện các thao tác như mài cùi răng hay lấy dấu răng sẽ tránh được cảm giác ê buốt, khó chịu.

5. Chọn nha khoa để bọc răng sứ an toàn và hiệu quả 

Cần sáng suốt trong việc lựa chọn nha khoa để mang lại cảm giác an tâm trong suốt quá trình bọc răng sứ.

5.1. Trình độ chuyên môn của bác sĩ

Bác sĩ là người quyết định kết quả và sự thành công của mỗi ca bọc răng sứ. Vậy nên một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo chất lượng.

5.2. Trang thiết bị chuyên ngành hiện đại

Các trang thiết bị, máy móc hiện đại là một trợ thủ đắc lực cho các ca bọc răng sứ diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Tất cả các bước trong quy trình bọc răng sứ từ khâu thăm khám, lấy dấu hàm, chế tác răng sứ,.. đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc thiết bị để có được độ chính xác và hiệu quả cao nhất. 

5.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nếu nhận được sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của các bác sĩ, phụ tá thì bạn sẽ có cảm giác tin tưởng, an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ bọc răng sứ.

6. Những cảm giác thường gặp sau khi bọc răng sứ

6.1. Ê buốt tại vị trí gắn răng sứ

Cảm giác ê buốt là bình thường và sẽ hết trong khoảng thời gian ngắn. Đó là cảm giác của cùi răng thật sau khi được mài đi lớp men bên ngoài, và cũng có thể là cảm giác khi có sự liên kết giữa mô răng thật với răng sứ. Bạn có thể khắc phục tình trạng ê buốt bằng cách sử dụng thuốc giảm đau khi thấy quá khó chịu.

6.2. Cảm giác lạ sau khi gắn răng sứ 

Khi mới bọc răng sứ thường sẽ có cảm giác khó chịu xung quanh viền nướu vì nướu chưa quen với răng sứ nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất trong vài giờ.

6.3. Phần viền nướu có màu tái nhẹ

Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này là đen viền nướu do chất lượng răng sứ không đảm bảo nhưng không phải. Hiện tượng nướu bị tái đi trong vài ngày đầu là hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng hồng hào trở lại.

7. Lưu ý sau khi bọc răng sứ

Nên thực hiện các biện pháp sau đây để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng sứ.

7.1. Nghe theo chỉ định của bác sĩ

Thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần dù không có bất kỳ vấn đề răng miệng nào xảy ra. Việc thăm khám sẽ phát hiện kịp thời những biến chứng và cạo vôi, vệ sinh răng miệng định kỳ.

7.2. Vệ sinh

Nên vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm. Chải răng với lực không quá mạnh theo chiều dọc để tăng cường hiệu quả làm sạch và không làm tổn thương răng. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch những kẽ hở mà bàn chải không thể chạm tới được để loại bỏ hơi thở có mùi.

7.3. Ăn uống

Trong thời gian đầu chưa thích nghi với răng sứ bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai sau đó có thể tăng dần độ cứng của thức ăn lên. Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê để tránh răng sứ bị xỉn màu làm mất thẩm mỹ.

Vậy việc bọc răng sứ là hoàn toàn không có hại. Ngoài ra, nếu lựa chọn nha khoa uy tín và loại răng sứ đảm bảo chất lượng còn mang lại những lợi ích vượt trội. Bên cạnh đó, cần cảnh giác với những loại răng sứ giá rẻ có thể gây ra những tác hại khó lường.