Nguyên Nhân Bé 5 Tuổi Bị Sâu Răng Và Phải Làm Sao?

Ngày nay, tình trạng sâu răng ở bé 5 tuổi xảy ra khá phổ biến, xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách cũng như sở thích với các loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước có gas,… Vậy bé 5 tuổi bị sâu răng phải làm sao? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu sâu răng ở trẻ 5 tuổi

Theo các chuyên gia về sức khoẻ răng miệng, sâu răng ở trẻ sẽ tiến triển theo từng giai đoạn tương ứng với những triệu chứng khác nhau. Thông qua các triệu chứng đó mà các bậc phụ huynh có thể nhận biết trẻ 5 tuổi bị sâu răng ở giai đoạn nào.

1.1. Sâu răng ở giai đoạn đầu (nhẹ)

Ở giai đoạn đầu, bé 5 tuổi bị sâu răng vẫn chưa thể phát hiện được lỗ sâu, thay vào đó dấu hiệu phổ biến nhất chính là màu sắc của răng bị biến đổi. Nhìn kỹ sẽ thấy bề mặt răng xuất hiện một số đốm trắng do vi khuẩn tấn công vào lớp men răng. Nhưng vì biểu hiện này tương đối khó nhận biết nên cha mẹ thường không chú ý mà bỏ sót dẫn đến sâu răng tiến triển đến giai đoạn tiếp theo.

Sâu răng ở giai đoạn đầu

1.2. Sâu răng ở giai đoạn 2 (trung bình)

Đây là giai đoạn mà hiện tượng ăn mòn với dấu hiệu đặc trưng là các lỗ sâu màu nâu đen trên bề mặt răng của bé. Cùng với đó trẻ 5 tuổi sẽ xuất hiện các cơn đau nhức ở những vị trí răng bị tổn thương quá nhiều làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khiến bé có biểu hiện chán ăn hay thậm chí là bỏ ăn.

Sâu răng ở giai đoạn 2

1.3. Sâu răng ở giai đoạn 3 (nặng)

Nếu sâu răng phát triển đến giai đoạn 3 nghĩa là bé sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức dữ dội, số lượng cơn đau sẽ tăng dần và có thể bị đau liên tục. Một khi vi khuẩn tấn công vào tuỷ răng thì trẻ có thể phải chịu những cơn đau nhức đến tận óc và gây cảm giác cực kì khó chịu.

2. Nguyên nhân gây sâu răng ở bé 5 tuổi

Hiện tượng trẻ 5 tuổi bị sâu răng không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân của việc này theo các chuyên gia có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như sau:

– Thói quen chăm sóc răng miệng chưa tốt: Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh để các thức ăn thừa còn sót lại trên răng dẫn đến sâu răng. Nếu đánh răng không đúng cách vừa không thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn sót lại mà còn tạo điều kiện để cho vi khuẩn tấn công vào răng.

– Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Việc trẻ có sức đề kháng yếu, hay có tiền sự dị ứng mãn tính cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng.

– Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Trẻ nhỏ thường yêu thích các loại thứ ăn có chứa nhiều đường như kẹo bánh, nước ngọt,… Nếu để trẻ ăn quá nhiều loại thức ăn này, lâu dần có thể gây sâu răng.

– Do thiếu hụt Flour: Flour là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ răng, đó cũng là nguyên nhân tại sao trong kem đánh răng thường chứa Flour. Ngoài chức năng bảo vệ răng, Flour còn có thể hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên răng ở giai đoạn đầu, qua đó có thể hỗ trợ hồi phục những tổn thương trên răng.

Nguyên nhân bé 5 tuổi bị sâu răng

3. Một số mẹo giảm đau răng sâu cho bé

Trong trường hợp bố mẹ chưa thể đưa bé đến nha khoa để thăm khám thì có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm đau cho trẻ:

3.1. Sử dụng lá trà xanh

Khi trẻ 5 tuổi bị sâu răng, các bậc phụ huynh có thể sử dụng lá trà xanh để giảm đau cho trẻ nhỏ. Trà xanh được biết đến như là một phương pháp hiệu quả để kháng khuẩn, tiêu viêm. Cha mẹ cần lấy 2 đến 3 lá trà xanh rửa sạch, vò nát và cho bé ngậm tại vị trí răng bị sâu. Ngậm trong khoảng 3 – 5 phút sau đó súc miệng lại với nước sách, có thể áp dụng cách này 2 đến 3 lần một ngày.

Lá trà xanh hỗ trợ điều trị sâu răng

3.2. Sử dụng nước muối pha loãng

Nước muối là một trong những mẹo giúp giảm đau răng hiệu quả được áp dụng rộng rãi do khả năng kháng khuẩn tốt, giúp giảm nhiễm trùng và giảm đau nhanh chóng cho trẻ. Bé 5 tuổi bị sâu răng thì ba mẹ có thể pha một cốc nước muối ấm loãng để bé súc miệng và ngậm trong ít phút. Cần lưu ý không được pha nước muối quá mặn hoặc quá loãng.

3.3. Dùng lá trầu không

Phương pháp sử dụng lá trầu không được nhiều bà mẹ áp dụng cho trẻ 5 tuổi bị sâu răng và nhận thấy những hiệu quả nhất định. Có thể áp dụng theo cách lấy 2 – 3 lá trầu không nghiền nát cùng một ít muối, sau đó hoà cùng với một lượng rượu nhỏ và để trong vòng 10 phút. Ba mẹ lấy hỗn hợp vừa pha được cho bé súc miệng hai lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.

Lá trầu hỗ trợ giảm sâu răng cho bé 5 tuổi

3.4. Dùng dầu đinh hương

Dầu đinh hương là một trong những dược liệu có khả năng chống oxy hoá, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên được dùng để trị đau răng sâu cho bé 5 tuổi. Mẹ có thể cho bé cắn chắc cục bông đã được thấm dầu đinh hương để làm dịu cơn đau, nếu không may bé nuốt phải tinh dầu thì cha mẹ cũng không nên lo lắng vì nó rất an toàn.

4. Bé 5 tuổi bị sâu răng phải làm sao?

Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng ăn nhai cũng như phát âm của trẻ nên cần được bảo vệ tốt nhất. Vậy khi trẻ 5 tuổi bị sâu răng phải làm sao? Các bác sĩ có thể tiến hành tái khoáng răng, trám răng hoặc thậm chí có thể nhổ răng nếu tình trạng sâu quá nặng.

4.1. Tái khoáng chữa răng sâu

Với trường hợp trẻ mới bị sâu răng thì có thể thực hiện tái khoáng. Ở trẻ 5 tuổi thì việc thực hiện tái khoáng để chữa sâu răng hoàn toàn không gây hiện tượng đau nhức cho trẻ. Các bác sĩ sẽ dùng các vật liệu Calcium, Phosphate, Flour để phủ lên lỗ sâu nhằm phục hồi phần men răng bị mất, đồng thời có thể ngăn vi khuẩn có hại phát triển.

4.2. Trám răng sâu cho bé 5 tuổi

Đối với các giai đoạn nặng hơn của sâu răng thì cần tiến hành lấy tuỷ răng, sau đó thực hiện trám bít lỗ sâu cho bé để loại bỏ viêm nhiễm và vi khuẩn. Vật liệu để trám là Composite có tác dụng ngăn ngừa sâu răng cho bé.

Trám răng sâu cho bé 5 tuổi

4.3. Nhổ răng bị sâu nặng

Nếu bé 5 tuổi không được điều trị kịp thời, để tình trạng sâu răng quá nặng thì các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu. Trừ trường hợp bé đã bắt đầu giai đoạn thay răng sữa hoặc thuộc một số trường hợp dưới đây thì sẽ có chỉ định nhổ răng sữa bị sâu:

– Răng sữa bị nhiễm trùng chân răng, có khả năng gây ra bệnh lý áp xe răng.

– Răng sữa của trẻ đã bị chết tuỷ hoàn toàn, viêm tuỷ răng có mủ có khả năng nhiễm khuẩn xuống mầm răng bên dưới.

– Răng bị sâu quá nặng, đã thử nhiều biện pháp nhưng không thuyên giảm thì lúc này cần nhổ bỏ chiếc răng đó để ngăn ngừa sâu răng lan rộng sang các răng khoẻ mạnh bên cạnh.

Nhổ răng sâu ở giai đoạn nặng

5. Cách ngăn ngừa sâu răng cho bé

Để phòng tránh sâu răng ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn, tránh để cao răng tích tụ.

– Cho trẻ sử dụng bàn chải với hình thù yêu thích để khuyến khích trẻ thường xuyên đánh răng.

– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng.

– Hướng dẫn trẻ sử dụng kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, chú ý dùng lực nhẹ nhàng tránh làm tổn thương nướu răng.

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.

– Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, quà vặt, đặc biệt là ăn trước khi đi ngủ.

– Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Cách ngăn ngừa sâu răng cho bé

Vậy trẻ 5 tuổi bị sâu răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, thiếu chất Flour,… Nếu sâu răng không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm, áp xe răng hay thậm chí phải nhổ bỏ răng sâu. Để ngăn chặn những biến chứng này, cha mẹ có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..