Răng sữa không rụng
là một trong những dấu hiệu bất thường trong quá trình răng phát triển. Nếu răng sữa không rụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến răng vĩnh viễn. Vậy nếu răng sữa không rụng thì cần điều trị như thế nào?
Răng sữa không rụng nên làm gì?
1. Tại sao trẻ em cần phải thay răng
Răng sữa là những chiếc răng bắt đầu mọc khi bé được 5 tháng tuổi trở đi, một bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm 20 chiếc và sẽ mọc hết trước khi bé tròn 3 tuổi. Răng sữa có vai trò quan trọng đối với quá trình nhai thức ăn trong giai đoạn đầu và bảo vệ không gian cho răng vĩnh viễn cho đến khi chúng mọc lên từ bên dưới.
Theo sự phát triển của cơ thể cũng như khoang hàm răng, chúng ta cần những chiếc răng to và chắc hơn để đáp ứng hoạt động nhai nuốt sau này. Vì vậy, răng sữa không thể đi theo trẻ đến hết đời mà đến thời điểm nhất định từng chiếc răng sữa sẽ rụng đi và thay thế thành răng vĩnh viễn theo một quy luật tự nhiên giúp răng vĩnh viễn được mọc lên.
Tại sao cần răng sữa cần phải thay?
2. Nguyên nhân răng sữa không rụng
Thông thường mỗi bộ răng sữa của trẻ gồm có 20 chiếc răng, đến thời điểm nhất định từng chiếc răng sữa sẽ rụng đi và thay thế thành răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện các trường hợp răng sữa không rụng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
Do không có mầm răng vĩnh viễn
Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân chủ yếu khiến răng sữa không rụng là do không có mầm răng vĩnh viễn dưới xương hàm.
Thông thường khi trẻ đạt khoảng 6 tuổi đến 7 tuổi, mầm răng vĩnh viễn đã hình thành và bắt đầu nhú lên đẩy răng sữa ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn xảy ra nhiều trường hợp mầm răng vĩnh viễn hoàn toàn không xuất hiện (theo khảo sát chung thường là do gen di truyền). Vì vậy, khi đến độ tuổi thay răng, do không chịu bất kỳ lực tác động nào nên răng sữa vẫn không lung lay và có thể tồn tại cho đến khi chúng ta trưởng thành.
Ảnh minh họa: Mầm răng vĩnh viễn trong xương hàm
Do răng vĩnh viễn mọc lệch
Mầm răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc chéo về 1 hướng khác nên không thể đẩy được chân răng sữa lên, chân răng sữa khi không bị kích thích thì chúng vẫn sẽ đứng im và không thể rụng.
3. Răng sữa không rụng tồn tại được bao lâu?
Răng sữa không thể nào tồn tại được vĩnh viễn do cấu tạo phần chân răng của chúng rất yếu và nông nên khả năng chịu lực kém hơn răng trưởng thành, vì vậy sau một thời gian sẽ rụng đi. Thông thường răng sữa sẽ rụng vào khoảng năm 18 tuổi. Khi đó, tại vị trí răng sữa vừa rụng sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên dẫn đến hiện tượng thiếu răng và rất nhiều ảnh hưởng xấu khác phát sinh về sau.
Răng sữa không rụng tồn tại đến 18 tuổi
4. Tác hại của việc răng sữa không rụng
Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Răng sữa không rụng sẽ làm mầm răng vĩnh viễn có thể mọc chệch hướng so với vị trí tiêu chuẩn.
Mất thẩm mỹ
Do không có đủ khoảng trống nên các răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong hoặc chìa ra ngoài gây hiện tượng răng bị hô, khấp khểnh, chen chúc.
Gây nên các bệnh lý răng miệng
Răng mọc khấp khểnh, lệch tạo thành nhiều kẽ răng khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Tác hại khi răng sữa không rụng
5. Làm gì khi răng sữa không rụng
Chắc hẳn nhiều cha mẹ cũng rất hoang mang khi răng răng vĩnh viễn của con đã mọc nhưng răng sữa vẫn chưa rụng. Thấu hiểu được điều đó, chúng tôi đưa ra xin đưa ra lời khuyên sau khi bạn gặp tình trạng răng sữa không rụng.
Đối với trẻ nhỏ
Nếu bé gặp phải tình trạng này tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại để kiểm tra răng, tìm ra nguyên nhân khiến răng sữa của bé không rụng.
– Trường hợp, nếu trẻ gặp hiện tượng răng sữa không rụng dù đã đến tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tạo ra khoảng trống cho răng vĩnh viễn có thể mọc lên bình thường, tránh tình trạng xô lệch sau này.
– Trường hợp, trẻ hoàn toàn không có mầm răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ được chỉ định giữ lại cho đến khi tự rụng rồi mới xử lý tiếp.
Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng răng sữa không rụng ba mẹ nên tăng cường bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi, florua và vitamin để kích thích mọc răng, phát triển răng và bảo vệ răng cho bé.
Răng sữa trẻ em không rụng nên đến nha khoa để thăm khám
Đối với người trưởng thành
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang. Thông thường nếu không có răng vĩnh viễn, sau khi loại bỏ răng sữa các bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng giả cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, răng vĩnh viễn mọc ngầm bên dưới sẽ cần phải tiến hành thủ thuật gắp răng ra ngoài. Sau đó sẽ chỉ định nhổ răng và trồng lại răng giả.
Theo các chuyên gia, cấy ghép Implant
là giải pháp tốt nhất nên sử dụng để trồng lại răng vĩnh viễn tại vị trí có răng sữa không rụng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp răng bị xô lệch quá nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án niềng răng.
Giải pháp: Nhổ bỏ và trồng implant khi răng sữa không rụng
Với sự phát triển của y khoa cùng công nghệ hiện đại, ngày nay có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng răng sữa không rụng
. Nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Điều bạn cần làm là đến một địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn.