Trường hợp lắp răng sứ bị kênh cũng xảy ra khá phổ biến nếu khách hàng lựa chọn phải những cơ sở nha khoa kém chất lượng và ca bọc sứ được thực hiện bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm chuyên môn. Trước tình trạng này, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ ngay để được khắc phục kịp thời, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
1. Nguyên nhân lắp răng sứ bị kênh
Lắp răng sứ bị kênh thường là do các nguyên nhân sau:
1.1. Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật
Nguyên nhân lớn nhất khiến việc lắp răng sứ bị hở là do kỹ thuật lắp răng sứ của bác sĩ không đạt chuẩn. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm thì mão răng sứ thường không được gắn sát khít với nướu. Khe hở càng lớn thì tình trạng lệch, cộm càng nhiều. Cũng vì vậy mà vi khuẩn có cơ hội thuận lợi để sinh sôi và phát triển, tấn công đến cùi răng thật.
1.2. Mài cùi răng không chính xác
Khi mài răng bọc sứ, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để mài đi một lớp men răng bên ngoài để tạo khoảng trống lắp răng sứ. Số lượng men răng phải được mài theo đúng như tỷ lệ đã xác định từ trước nên đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ tuyệt đối của bác sĩ. Nếu các cạnh và bề mặt răng được mài không đều thì chắc chắn mão răng sứ khi lắp lên sẽ xảy ra tình trạng kênh, cộm, hở.
Không chỉ vậy, nếu bác sĩ không cẩn thận làm xâm lấn đến cấu trúc răng thì tủy sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, răng sẽ có nguy cơ bị lung lay hoặc thậm chí là mất răng nếu không được khắc phục kịp thời.
1.3. Răng sứ được chế tạo sai kích thước
Mão răng sứ được chế tạo sai tỉ lệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến lắp răng sứ bị kênh. Răng sứ không đúng kích thước có thể là do bác sĩ lấy dấu răng sai kỹ thuật, thông số bị sai lệch làm ảnh hưởng đến việc chế tạo răng sứ. Bên cạnh đó, nếu chuyên viên chế tác răng sứ có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm cũng có thể có những sai sót trong công việc, tạo ra thành phẩm răng sứ không đúng theo tỷ lệ bác sĩ đưa ra.
1.4. Chưa cạo vôi răng
Vôi răng bám dày ở phần giữa nướu và chân răng nếu không được xử lý triệt để cũng sẽ gây ra sự chênh lệch khi lắp răng sứ, dẫn đến tình trạng cộm răng sau khi lắp. Bên cạnh đó, vôi răng tồn tại quá lâu trong khoang miệng cũng có thể gây sâu răng, viêm nhiễm và hôi miệng khi bọc răng sứ.
1.5. Chăm sóc răng sứ không đúng cách
Việc khách hàng thực hiện chăm sóc răng miệng không đúng cách sau khi lắp răng sứ theo như hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể khiến răng sứ bị kênh, cộm. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng để sót thức ăn ở kẽ răng về lâu dài thì vôi răng sẽ hình thành làm mão sứ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, sau khi vừa phục hình răng sứ mà khách hàng ăn những loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng, quá dai cũng có thể khiến răng giả bị ảnh hưởng.
->> Xem thêm: Top 8 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng Bạn Nên Biết
2. Những ảnh hưởng khi lắp răng sứ bị kênh
Răng sứ bị kênh, cộm sau khi lắp sẽ gây ra một số ảnh hưởng như sau:
2.1. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Răng sứ bị cộm sẽ có vẻ ngoài bất thường, kém tự nhiên so với răng thật và nếu trường hợp bị kênh răng cửa thì càng làm mất đi tính thẩm mỹ tổng thể của khuôn mặt. Trên thực tế, mục đích chính của phục hình răng sứ là khôi phục thẩm mỹ và nếu vẻ đẹp bị ảnh hưởng thì ca bọc sứ có thể được xem là không thành công.
2.2. Gây vướng víu, khó chịu
Nếu răng giả lắp vào mà bị kênh thì chắc chắn cảm giác vướng víu, khó chịu là không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi ăn nhai. Thậm chí có thể khiến khách hàng bị đau nhức khi ăn những loại thực phẩm quá cứng cần sử dụng lực ăn nhai nhiều.
2.3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Lắp răng sứ bị kênh có thể do mão sứ và cùi răng thật không được khít sát với nhau, khe hở ở giữa chính là vị trí lý tưởng cho vi khuẩn hình thành và phát triển nếu việc vệ sinh răng miệng không loại bỏ được hoàn toàn thức ăn thừa.
Lâu ngày, chúng sẽ bắt đầu tấn công vào nướu và cùi răng thật hoặc thậm chí là các răng bên cạnh gây ra những tổn thương nặng nề, dẫn đến một số bệnh lý về răng hoặc nướu.
3. Lắp răng sứ bị hở khắc phục như thế nào?
Đối với mỗi trường hợp lắp răng sứ bị hở do những nguyên nhân khác nhau thì bác sĩ sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp khác nhau:
3.1. Trám kẽ hở
Trường hợp nếu răng sứ bị kênh do mão sứ và trụ răng không được gắn khít sát với nhau tạo ra khoảng trống thì bác sĩ sẽ trám bít những khe hở để ngăn thức ăn, vi khuẩn lọt vào. Vật liệu trám là hoàn toàn an toàn, lành tính và không gây bất kỳ kích ứng nào cho sức khỏe răng miệng.
3.2. Lắp răng sứ mới
Nếu răng sứ bị cộm do kỹ thuật mài răng không chính xác hoặc răng sứ được sử dụng không chất lượng thì bác sĩ phải tháo bỏ răng sứ cũ và thực hiện làm răng sứ mới lại từ đầu. Lúc này, khách hàng nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo việc lấy dấu răng cũng như mài cùi răng được diễn ra chính xác, tránh trường hợp răng sứ lại tiếp tục bị lỗi.
3.3. Làm sạch mảng bám trên răng
Nếu cao răng là nguyên nhân gây ra cảm giác kênh cộm khi bọc sứ thì bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp làm sạch triệt để. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân mắc phải các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,… thì cũng cần phải được điều trị triệt để trước khi bọc sứ để đảm bảo an toàn.
3.4. Hình thành thói quen chăm sóc răng đúng cách
Khách hàng nên hình thành thói quen chăm sóc răng đúng cách sau khi phục hình răng sứ để tránh tình trạng bị chênh, cộm về lâu dài. Chú ý thực hiện chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn khỏi các kẽ răng.
->> Xem thêm: Bọc Răng Sứ Bị Rớt Ra Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục
4. Chọn Nha khoa Quốc tế BIK khắc phục răng sứ bị kênh?
Nha khoa Quốc tế BIK tự tin đồng hành cùng khách hàng khắc phục tình trạng lắp răng sứ bị kênh nhờ đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau đây:
4.1. Bác sĩ giàu kinh nghiệm
Khi lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK, khách hàng sẽ được thăm khám, tư vấn và khắc phục tình trạng lắp răng sứ bị kênh trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu.
Bên cạnh đó, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân của tình trạng trên, từ đó thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
4.2. Máy móc, công nghệ hiện đại
Tất cả các cơ sở của Nha khoa Quốc tế BIK đều được trang bị máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị. Điều này giúp các bác sĩ thực hiện các thao tác chính xác hơn, đảm bảo an toàn cũng như rút ngắn được thời gian điều trị.
4.3. Sử dụng vật liệu chính hãng
Toàn bộ các loại răng sứ tại Nha khoa Quốc tế BIK đều được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài đồng thời được kiểm định chất lượng rõ ràng trước khi đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn khi sử dụng răng sứ tại Nha khoa.
4.4. Chính sách bảo hành uy tín
Mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Nha khoa Quốc tế BIK đều được tư vấn chi tiết về chính sách bảo hành, chi phí cũng như quyền lợi đối với mỗi sản phẩm khác nhau. Đối với bọc răng sứ, khách hàng sẽ nhận được bảo hành từ nha khoa thời hạn từ 5 năm trở lên tùy hãng răng sứ.
Vậy tình trạng lắp răng sứ bị kênh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân đã được liệt kê trong bài viết trên. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định biện kháp khắc phục sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, khách hàng cần chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm phòng tránh răng sứ bị kênh, cộm mang đến cảm giác vướng víu, khó chịu.