Chảy Máu Chân Răng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Hiện tượng bị chảy máu chân răng khi đang chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa với lực tương đối mạnh là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu chân răng bị chảy máu mà không có bất kỳ tác động nào thì có thể là dấu hiệu của các bệnh về răng miệng khá phổ biến. Trường hợp cơ thể mắc một số bệnh lý nghiêm trọng khác cũng có thể khiến chân răng chảy máu liên tục và kéo dài.

1. Tại sao bị chảy máu chân răng?

tai-sao-bi-chay-mau-chan-rang

Muốn biết chảy máu chân răng là bệnh gì? Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu trước Tại sao lại bị chảy máu chân răng?

Hiện tượng chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu và kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu,… Chảy máu chân răng là triệu chứng khi mắc phải một số bệnh lý răng miệng, hay cũng có thể là mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

2. Bệnh răng miệng gì gây Chảy máu chân răng?

2.1. Viêm lợi chảy máu chân răng

Bệnh nhân bị viêm nướu (viêm lợi) là do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, không dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám ở kẽ răng, thức ăn còn tồn đọng sẽ kích thích nướu gây chảy máu. Bên cạnh đó, cao răng bám nhiều trên mặt răng và chân răng cũng sẽ làm nướu chảy máu. Tình trạng viêm nướu càng nặng thì chảy máu càng nhiều.

2.2. Viêm nha chu chảy máu chân răng

Bị chảy máu chân răng cũng có thể do bệnh viêm nha chu gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu. Lúc này, nướu răng có thể bị viêm nặng, nhiễm trùng và gây lộ chân răng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến các mô xương nâng đỡ răng và gây mất răng.

2.3. Áp xe chân răng

Áp xe chân răng là hiện tượng tích tụ dịch mủ nhiễm trùng ở vùng chân răng. Áp xe răng có thể dẫn đến chảy máu chân răng, gây ra các cơn đau đớn và sốt cao.

3. Bệnh toàn thân gây Chảy máu chân răng

benh-toan-than-gay-chay-mau-chan-rang

3.1. Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

Trong các giai đoạn như khi dậy thì, mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh, hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi. Hiện tượng này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng.

3.2. Thiếu Vitamin

Chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt vitamin C hoặc vitamin K. Các loại vitamin này giúp củng cố xương, răng và giúp máu đông đúng cách. Chính vì vậy chúng có vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng.

3.3. Bệnh về gan

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể đảm nhận nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có chức năng làm đông máu. Vậy nên bất kì loại bệnh nào về gan cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của gan và cuối cùng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có chảy máu chân răng.

3.4. Bệnh tiểu đường

Khoang miệng của bệnh nhân bị tiểu đường thường không có khả năng chống lại vi khuẩn có hại. Do đó, người bệnh rất dễ dàng bị nhiễm trùng nướu răng, mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, đặc biệt là chảy máu chân răng. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao khiến tình trạng chảy máu chân răng khó có thể chữa lành hơn.

3.5. Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một loại bệnh ung thư máu do sự gia tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, cơ thể sẽ có các triệu chứng như: mệt mỏi quá mức, sốt, nôn mửa, dễ bị bầm tím, chảy máu,.. Các tiểu cầu trong máu có nhiệm vụ giúp cơ thể cầm máu, người bệnh bạch cầu thì tiểu cầu trong máu khá ít nên rất khó cầm máu ở một số bộ phận, bao gồm nướu và chân răng.

3.6. Suy giảm tiểu cầu

Suy giảm tiểu cầu là tình trạng cơ thể không tạo ra đủ tiểu cầu để hỗ trợ máu đông lại. Việc này dẫn đến việc chảy máu ở nhiều cấp độ khác nhau nên nếu gặp phải tình trạng chân răng chảy máu không thể dừng lại thì đó có thể là biểu hiện của suy giảm tiểu cầu.

3.7. Bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông là một rối loạn di truyền dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường. Trong trường hợp nặng sẽ phải dùng thuốc hoặc các yếu tố đông máu để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

3.8. Bệnh Scorbut

Scorbut là loại bệnh do thiếu hụt vitamin C, bệnh này có thể dẫn đến suy nhược cơ thể hoặc chảy máu tự phát, bao gồm chảy máu cả ở phần chân răng. Bệnh Scorbut có thể được điều trị bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin C.

4. Trị chảy máu chân răng tại nhà?

tri-chay-mau-chan-rang-tai-nha

Nếu chân răng bị chảy máu chỉ là do thói quen hằng ngày, có thể áp dụng các cách sau đây để trị chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả:

4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ còn để lại những mảng bám dọc theo đường viền nướu, vi khuẩn từ những mảng bám có thể dễ dàng tấn công vùng nướu và chân răng gây viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng. Vậy nên cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ 1 ngày để tránh vi khuẩn lây lan. Cần lưu ý dùng bàn chải mềm, không đánh răng quá mạnh làm tổn thương nướu dẫn đến chảy máu.

4.2. Bổ sung dinh dưỡng

Cần bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể từ chế độ ăn uống. Nên bổ sung vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu. Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi,.. Bên cạnh đó, vitamin K có trong chuối hay củ cải cũng giúp hạn chế gây chảy máu chân răng. Nếu thiếu hụt hai loại vitamin này sẽ khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.

4.3. Ngưng hút thuốc lá

Trên thực tế, hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ mà còn là nguyên nhân chính gây viêm nha chu, từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Ngưng hút thuốc lá sẽ làm tăng khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn của cơ thể, hỗ trợ làm lành nướu răng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

4.4. Chườm lạnh

Với phương pháp này, người bệnh có thể chườm một miếng khăn lạnh hoặc đá lạnh bọc vải mỏng vào khu vực sưng để hạn chế máu chảy và cầm máu. Tuy nhiên, chườm lạnh chỉ hiệu quả khi chân răng bị chảy máu do chấn thương hoặc tổn thương mô nướu mà không phải do các bệnh lý khác.

4.5. Súc miệng bằng nước muối

Pha loãng nửa muỗng cà phê muối và súc miệng trong vài giây khoảng 3-4 lần một ngày sẽ làm giảm vi khuẩn gây chảy máu chân răng và cầm máu.

4.6. Uống trà xanh

Thành phần của trà xanh có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong khoang miệng. Uống trà xanh mỗi ngày có thể đẩy lùi bệnh nha chu và giảm tình trạng chảy máu chân răng.

4.7. Giữ tinh thần thoải mái

Viêm nướu răng và một số bệnh lý răng miệng khác có thể là do tình trạng căng thẳng kéo dài. Những cảm xúc tiêu cực có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và gây chảy máu chân răng. Do đó, hãy cố gắng suy nghĩ lạc quan, tích cực để hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.

4.8. Thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Trường hợp khi đã lấy vôi răng và khôi phục lại nướu nhưng tình trạng chảy máu vẫn tiếp tục, bác sĩ sẽ tiến thành kê thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng. Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể khiến chân răng bị chảy máu. Tình trạng chảy máu chân răng vẫn có thể được cải thiện bằng một số cách đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau khoảng vài ngày chân răng vẫn không ngừng chảy máu thì nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị hiệu quả, an toàn.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..