Chảy Máu Chân Răng Là Do Thiếu Chất Gì Trong Bữa Ăn?

Chảy Máu Chân Răng Là Do Thiếu Chất Gì Trong Bữa Ăn?

chay-mau-chan-rang-la-thieu-chat-gi

Chảy máu chân răng không chỉ xảy ra khi có tác động mạnh bên ngoài khiến nướu bị tổn thương mà còn có thể là do cơ thể thiếu những chất cần thiết trong thời gian dài. Vậy chảy máu chân răng là thiếu chất gì

còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mỗi người, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây và cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm cần thiết. 

1. Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

chay-mau-chan-rang-la-thieu-chat-gi

Chảy máu chân răng

xuất hiện có thể là do thiếu hụt các chất cần thiết sau đây:

  1.1. Chảy máu chân răng do thiếu Canxi

Canxi là chất đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì sự chắc khỏe cho cả xương lẫn răng. Ngoài ra, canxi còn có thể hỗ trợ quá trình đông cầm máu và ngăn ngừa xuất huyết khi tổn thương mạch máu. Chính vì vậy, cơ thể khi thiếu đi chất cần thiết này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. 

Bạn có thể bổ sung canxi cho cơ thể thông qua một số loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt gà, hải sản, cải canh, cà rốt,…

  1.2. Chảy máu chân răng do thiếu photpho

Cơ thể bị thiếu hụt photpho

cũng có thể khiến răng bị yếu và dễ lung lay, đây cũng là cơ hội khiến vi khuẩn tấn công đến nướu, răng gây viêm lợi, viêm nha chu và dẫn đến chảy máu chân răng.

Cơ thể không tự hấp thụ photpho trực tiếp mà cần được bổ sung thông qua các chất dinh dưỡng khác như protein, canxi bằng cách thêm các món như sữa, trứng, hải sản, cá hoặc các loại đậu vào bữa ăn hằng ngày.

chay-mau-chan-rang-la-thieu-vitamin-gi

  1.3. Chảy máu chân răng do thiếu kẽm

Kẽm cũng là chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng. bạn có thể bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như hàu, thịt bò, sữa, nấm, các loại hạt,…

  1.4. Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C

Vitamin C là chất cơ bản và đóng vai trò rất cần thiết trong quá trình hỗ trợ tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Vitamin C không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến quá trình sản sinh collagen ở mao mạch, mô xương và mô liên kết bị ảnh hưởng. Nướu răng có thể không còn hồng hào và dễ dẫn đến chảy máu chân răng khi ăn nhai hoặc chải răng.

  1.5. Chảy máu chân răng do thiếu vitamin K

Vitamin K là chất giúp đẩy nhanh quá trình đông máu nên khi thiếu chất này sẽ khiến máu bị loãng, không cầm được và chảy nhiều và lâu hơn bình thường. Bạn có thể bổ sung vitamin K thông qua các loại thực phẩm như măng tây, cải xoăn, bắp cải, mù tạt, mùi tây,…

2. Nguyên nhân chảy máu chân răng không ngừng

nguyen-nhan-chay-mau-chan-rang-khong-ngung

Trên thực tế, chảy máu chân răng nếu diễn ra trong nhiều ngày mà không có thuyên giảm khi thực hiện một số biện pháp trị chảy máu chân răng tại nhà thì rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý khác:

  2.1. Viêm lợi

Viêm lợi là bệnh khá phổ biến và hầu như tất cả các trường hợp là do mảng bám cao răng gây ra. Các mảng bám này là sự lắng đọng của vụn thức ăn và nước bọt trong khoang miệng lâu ngày không được làm sạch. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ thành mảng vôi răng dày đặc tại vị trí giữa chân răng và nướu răng. 

Vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám phát triển rất mạnh mẽ, chúng sẽ tấn công đến nướu gây viêm lợi. Nướu lúc này trở nên khá nhạy cảm nên sẽ dễ dàng chảy máu dưới các tác động bên ngoài.

  2.2. Một số bệnh lý răng miệng

Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, nhiễm trùng chân răng cũng có thể dẫn đến chảy máu chân răng kéo dài. Đặc biệt các bệnh lý ở vùng quanh răng nếu để viêm lâu ngày không điều trị sẽ diễn biến nặng hơn và khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

  2.3. Do bệnh toàn thân

Trên thực tế, việc chảy máu chân răng kéo dài cũng có thể là do một số bệnh lý về gan làm ảnh hưởng đến chức năng đông máu của bộ phận này. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác là sử dụng các loại thuốc trị bệnh mạn tính lâu dài. Những bệnh nhân bị bệnh tim, đột quỵ hoặc sử dụng thuốc chống động kinh, tiểu đường,… có tỷ lệ chảy máu chân răng cao hơn người bình thường.

3. Cách loại thực phẩm cần tránh khi chảy máu chân răng

thuc-pham-can-tranh-khi-chay-mau-chan-rang

Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, ngoài việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu thì bệnh nhân cần hạn chế một số loại thực phẩm nhất định để tránh việc chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn:

  –  Các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt,… Đây là những chất rất dễ bị chuyển hoá thành mảng bám trong khoang miệng nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Chúng sẽ tích tụ dần và gây nhiều bệnh lý răng miệng khác.
  –  Uống các loại nước như cà phê, nước tăng lực hoặc hút thuốc lá sẽ khiến khoang miệng bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
  –  Các loại thức ăn quá cứng hoặc dai sẽ dễ dàng mắc vào kẽ răng gây sưng tấy, viêm nướu và khó hồi phục tình trạng chảy máu chân răng.

4. Cách phòng tránh chảy máu chân răng

Để phòng tránh chảy máu chân răng, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  4.1. Chải răng 

cach-phong-tranh-chay-mau-chan-rang

  –  Lựa chọn bàn chải lông mềm cùng kích thước phù hợp với khoang miệng để dễ dàng loại bỏ được mảng bám trên bề mặt răng.
  –  Thay bàn chải định kỳ khoảng 3-4 tháng một lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ tấn công gây tổn thương chân răng.
  –  Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn sử dụng kem đánh răng có chứa fluor với hàm lượng thích hợp. Đây là chất giúp làm sạch, ngăn ngừa sâu răng đồng thời hỗ trợ răng chắc khoẻ hơn.
  –  Tiến hành chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với lực chải vừa phải, tránh làm tổn thương nướu gây chảy máu.

  4.2. Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là dụng cụ vệ sinh răng miệng khá phổ biến giúp loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn giắt ở giữa các kẽ răng. Chỉ nha khoa thường được sử dụng sau khi ăn để làm sạch nhanh chóng, đặc biệt đối với những người có cấu trúc răng khấp khểnh, nhiều khe kín khiến thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt lại. Bạn chỉ cần cắt một đoạn chỉ nha khoa vừa đủ rồi dùng đưa vào kẽ răng để làm sạch kẽ răng. Chú ý không sử dụng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu răng.

cach-phong-tranh-chay-mau-chan-rang

  4.3. Kết hợp nước súc miệng

Nước súc miệng vẫn luôn là phương pháp làm sạch khoang miệng hiệu quả từ xưa đến nay. Dung dịch này có chứa các chất đặc biệt giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, ngăn không cho chúng phát triển và tấn công dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác, đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.

Sử dụng lượng nước súc miệng vừa đủ ngậm trong khoang miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra, súc miệng lại thật kỹ với nước sạch. Lưu ý không nên ăn uống sau khi súc miệng ít nhất nửa giờ.

  4.4. Lấy cao răng định kỳ

Ngoài thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng hằng ngày ngay lại nhà, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để được lấy cao răng, đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể. Điều này giúp bác sĩ kịp thời phát hiện ra các bệnh lý răng miệng khác nếu có rồi từ đó tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

Vậy chảy máu chân răng là thiếu chất gì phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mỗi người. bạn nên chú ý thêm các loại thực phẩm tự nhiên vào mỗi bữa ăn để bổ sung đầy đủ các chất cần thiết giúp răng tồn tại chắc khoẻ và ngăn chặn chảy máu chân răng. Trường hợp nếu chảy máu chân răng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn tại Nha khoa Quốc tế BIK để được thăm khám và tư vấn rõ hơn.

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..