Khi nào cần chữa tủy răng? Điều trị tủy có đau không?
Khi răng bị nứt vỡ do ngoại lực hay bị sâu răng quá nặng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào phần tủy bên trong và gây ra tình trạng viêm nhiễm, gây viêm tủy răng. Vậy điều trị chữa tủy răng có đau không
? Cùng Nha khoa quốc tế BIK giải đáp thắc trong bài viết bên dưới nhé!
Trước khi tìm hiểu chữa tủy răng có đau không? Chúng ta nên tìm hiểu chữa tủy răng là gì nhé!
Tủy răng là một tổ chức liên kết gồm nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh nằm giữa răng. Vì được bảo vệ bởi thân và chân răng nên đây là khu vực rất khó có thể bị tổn thương. Một khi vi khuẩn xâm nhập được vào khu vực này sẽ gây viêm nhiễm tủy răng.
Chữa tủy răng là biện pháp hàng đầu đối với các trường hợp bị viêm tủy răng. Việc điều trị tủy răng nhằm mục đích lấy sạch sẽ phần tủy bị viêm nhiễm bên trong khoang tủy. Từ đó, ổ viêm nhiễm được giải quyết triệt để và cơn đau sẽ chấm dứt nhanh chóng.
Cần dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng viêm tủy:
Khi tiếp xúc với thực phẩm lạnh và thậm chí là đồ ngọt hoặc nóng sẽ có hiện tượng ê buốt răng. Nếu trường hợp viêm tủy nặng, không chỉ ê buốt mà những cơn đau cũng sẽ xuất hiện.
Khi bị viêm tủy, răng sẽ có cảm giác đau nhói từng cơn, thông thường kéo dài khoảng 5 – 10 phút và đau nhiều vào ban đêm. Nếu viêm tủy nặng cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ.
Một khi phát hiện bị viêm tủy răng hoặc phát hiện răng bị đổi màu bất thường, xuất hiện lỗ sâu răng lớn thì bạn nên gặp bác sĩ để điều trị tủy răng càng sớm càng tốt. Nếu càng để lâu, mức độ nhiễm trùng sẽ nghiêm trọng hơn và lan rộng làm xương răng bị thoái hóa. Từ đó sẽ dẫn đến viêm hạch, sưng mặt, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh chóp răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Quy trình điều trị tủy răng tại Nha khoa quốc tế BIK hoàn toàn không đau nhức hay khó chịu, gồm các bước cơ bản sau:
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng
để xác định vị trí và kiểm tra mức độ răng bị viêm tủy để lên kế hoạch điều trị.
Trước khi gây tê, bác sĩ sẽ làm sạch cao răng, vi khuẩn để đảm bảo khoang miệng được sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng. Gây tê cục bộ tại vùng răng chuẩn bị điều trị sẽ giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình lấy tủy.
Đế cao su được đặt để ngăn cách khu vực đang điều trị và khu vực lân cận, tránh sự xâm nhập của nước bọt nhằm đảm bảo khu vực răng chuẩn bị thao tác luôn khô ráo, sạch sẽ, làm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Bác sĩ sẽ khoan một lỗ thông nhỏ để mở tủy và xác định chiều dài ống tủy. Sau đó, mô tủy bị viêm nhiễm hay hoại tử sẽ được hút ra khỏi ống tủy bằng dụng cụ chuyên dụng. Thao tác diệt tủy răng sẽ kết thúc khi không còn bất cứ mô viêm và còn sót lại trong răng.
Bác sĩ sẽ trám bít lại lỗ thông hở đã tạo ra bằng nhựa chuyên dụng để tránh bị nhiễm trùng do vi khuẩn trong khoang miệng tấn công. Loại nhựa này có độ cứng tương tự như răng thật nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sự ổn định của răng và khắc phục kịp thời nếu có sự cố ngoài ý muốn.
Điều trị tủy có đau không?
Nếu tay nghề bác sĩ đủ giỏi và kết hợp cùng với công nghệ nha khoa hiện đại ngày nay thì răng chữa tủy diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng, hoàn toàn không gây đau nhức hay khó chịu.
Trong khoảng 1-2 giờ sau khi điều trị chữa viêm tủy răng, bạn có thể sẽ cảm thấy răng bị ê buốt do thuốc tê dần hết tác dụng. Lúc này vật liệu nhựa trám răng vẫn chưa thích ứng với môi trường răng miệng nên sẽ có cảm giác hơi khó chịu. Trong khoảng thời gian này, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau để bệnh nhân được thoải mái hơn.
Nếu răng lấy tủy rồi mà vẫn còn đau hay sưng mủ sau vài ngày thì có thể bác sĩ lấy tủy chưa sạch hoặc có sai sót trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến các mô mềm.
Thời gian điều trị tủy răng về cơ bản diễn ra trong khoảng 15-30 phút và còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Nếu răng có nhiều ống tủy thì chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn để lấy hết tủy. Thậm chí có những trường hợp phải chia nhỏ thành nhiều lần điều trị.
Nếu trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, nhiễm trùng chóp răng,.. thì sẽ mất thêm nhiều thời gian để điều trị dứt điểm.
Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ là yếu tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả của ca điều trị. Nếu bác sĩ có tay nghề cao kết hợp cùng với công nghệ hiện đại của nha khoa ngày nay thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn đáng kể và cũng hạn chế được nhiều rủi ro.
Cần có chế độ ăn uống phù hợp sau khi điều trị tủy răng:
Sau khi chữa viêm tủy răng chỉ nên ăn các món ăn mềm, lỏng như cháo, súp, sữa,.. để tránh gây áp lực quá lớn cho răng khi nhai và bảo vệ răng vừa chữa tủy không bị tổn thương. Đồng thời, cần bổ sung nhiều vitamin, chất xơ có trong hoa quả và rau củ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sau khi lấy tủy răng không nên ăn các món ăn cứng, dai, cần phải dùng lực khi nhai như kẹo cao su, đá lạnh vì có khả năng làm mẻ răng. Bên cạnh đó, cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột vì chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vậy chữa tủy răng là biện pháp bắt buộc đối với tình trạng viêm nhiễm tủy răng nặng, không thể điều trị hiệu quả với thuốc. Việc điều trị tủy răng khá đơn giản và sẽ giúp bạn khắc phục được những cơn đau nhức, khó chịu trong khi viêm nhiễm tủy răng một cách nhanh chóng và an toàn.
1. Chữa tủy răng là gì?
2. Khi nào cần chữa tủy răng?
2.1. Dấu hiệu
– Răng ê buốt
– Cảm giác đau nhói
2.2. Vậy khi nào cần chữa tủy răng?
3. Quy trình chữa tủy răng có đau không?
3.1. Kiểm tra tình trạng tủy
3.2. Gây tê cục bộ
3.3. Đặt đế cao su
3.4. Tiến hành diệt tủy răng
3.5. Trám bít
3.6. Hẹn lịch tái khám
4. Chữa tủy răng có đau không?
4.1. Trong khi điều trị
4.2. Sau khi điều trị
5. Thời gian chữa tủy răng mất bao lâu?
5.1. Số lượng ống tủy
5.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng
5.3. Tay nghề của bác sĩ
6. Nên và không nên ăn gì sau khi chữa tủy răng?
6.1. Nên ăn gì sau khi điều trị tủy răng?
6.2. Không nên ăn gì sau khi lấy tủy răng?