Trồng răng implant toàn hàm All On 4 là gì? Ưu và nhược điểm
Trước đây, khi mất răng toàn hàm phương pháp đầu tiên chúng ta nghĩ đến là phục hình bằng hàm giả tháo lắp. Nhưng với trình độ y khoa hiện đại như ngày nay, trồng răng implant toàn hàm
sẽ là phương pháp hiệu quả và tối ưu hơn hết.
Trồng răng implant toàn hàm là giải pháp tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả thẩm mỹ và ăn nhai cho những bệnh nhân bị mất nhiều răng hoặc toàn bộ răng trên cung hàm. Trồng răng implant toàn hàm với kỹ thuật ProArch/All-on-X thường được sử dụng với nhiều ưu điểm vượt trội như khôi phục khả năng ăn nhai đến hơn 95%, hạn chế các phẫu thuật như phải ghép xương; ngoài ra nó còn đảm bảo sự cố định, chắc chắn, dễ vệ sinh và vẻ ngoài tự nhiên như răng thật. ->> Xem thêm: Giá trồng răng implant nguyên hàm
bao nhiêu tiền hiện nay?
– Người gặp tình trạng mất răng toàn hàm trên hay toàn hàm dưới. – Người bị mất nhiều răng, các răng còn lại lung lay, yếu không đảm bảo được khả năng ăn nhai do bị viêm nha chu hoặc sâu răng nặng. – Người muốn phục hình toàn hàm răng với chi phí tiết kiệm và thời gian sử dụng bền chắc trọn đời. Trồng răng implant toàn hàm mang lại hiệu quả cao cho người mất răng, tuy nhiên đối với các trường hợp sau đây không nên thực hiện phục hình bằng phương pháp này: – Người mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mất kiểm soát. – Vị trí răng dự định đặt Implant có dấu hiệu viêm nhiễm cần phải điều trị trước khi phẫu thuật. – Phụ nữ có thai. – Người không đảm bảo sức khỏe hoặc mắc một số bệnh ảnh hưởng đến phẫu thuật và thời gian điều trị như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, người đã xạ trị vùng xương hàm, … – Người thường xuyên uống rượu bia, nghiện thuốc lá.
Hiện nay có 2 phương pháp trồng răng implant toàn hàm phổ biến nhất là All – on – 4 và All – on – 6, những phát minh của công ty Nobel Biocare Implant (Mỹ). Đây là kỹ thuật đặt 4 hoặc 6 trụ implant bằng Titanium vào xương hàm thay thế cho các răng mất. Nhờ vào những tiến bộ của y khoa hiện đại, phương pháp trồng răng Implant toàn hàm All – on – 4 và All – on – 6 được xem là hai giải pháp phục hình răng mất toàn diện nhất hiện nay trên thế giới, giúp phục hồi khả năng ăn nhai, thẩm mỹ hiệu quả cho người mất răng toàn hàm, thiếu xương ở vùng sau răng.
– Thực hiện cấy 4 trụ implant trên 1 hàm thường ở vị trí răng số 2 và răng số 5.
– Góc cấy ghép mặt sau nghiêng tối đa 45 độ.
– Với sự hỗ trợ của khớp nối abutment 4 trụ implant này nâng đỡ 1 hàm với 12 răng sứ phía trên.
– Phương pháp này thông thường được áp dụng cho hàm dưới.
– Điều trị tối ưu cho trường hợp bệnh nhân mất răng toàn hàm trên hoặc toàn hàm dưới.
– Thực hiện cấy 6 trụ implant trên mỗi hàm thường vào vị trí răng số 2, răng số 4 và răng số 6 giúp quá trình nâng đỡ được vững chắc hơn.
– Tất cả các góc cấy ghép thẳng đứng 90 độ
– 6 trụ implant này có thể nâng đỡ 1 hàm với 14 răng sứ phía trên. ->> Xem thêm: Giải pháp phục hồi mất răng toàn hàm
Ngày trước phương pháp răng giả tháo lắp thường được các bệnh nhân lựa chọn khi mất răng toàn hàm, tuy nhiên phương pháp này lại tồn tại nhiều bất cập, không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm gây hóp má, lão hóa sớm vùng mặt, dễ rơi rớt khi sử dụng, gây đau nhức, hôi miệng. Đồng thời không mang lại cảm giác ăn nhai tốt, tự nhiên, gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa dẫn đến các bệnh nghiêm trọng về dạ dày. Hiện nay nhờ vào trồng răng implant toàn hàm mà các bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm bởi phương pháp này mang đến những ưu điểm vô cùng vượt trội: – Khôi phục chức năng ăn nhai đến hơn 90%, giúp bệnh nhân lấy lại cảm giác ăn uống ngon miệng như răng thật. Hoàn toàn thoải mái ăn nhai mà không sợ rơi rớt hàm. – Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, đảm bảo tính ổn định, chắc chắn về lâu dài. – Các kỹ thuật phục hình trên Implant ngày càng phát triển giúp kết quả sau cùng đẹp tự nhiên, khôi phục thẩm mỹ tối đa. – Tiết kiệm chi phí và sử dụng lâu dài nếu được chăm sóc đúng – cách, tuổi thọ của răng Implant có thể tồn tại hàng chục năm hoặc trọn đời. – Quá trình trồng răng diễn ra nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Trụ Implant được cấy ghép vào xương hàm có vai trò như những chân răng thật giúp nâng đỡ hàm giả phục hình bằng Acrylic hoặc Composite hay răng sứ, gắn cố định trên thanh bar Titanium CAD/CAM. Trồng răng implant toàn hàm đảm bảo sự chắc chắn và thời gian sử dụng lâu dài, tuy vậy để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần lưu ý: – Có chế độ ăn uống phù hợp: Không ăn những món cứng, dai, ưu tiên những thức ăn mềm, dễ nuốt để nhanh lành thương, giúp tăng khả năng phục hồi. – Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương. – Chăm sóc kỹ răng miệng sau khi cấy ghép implant: nên dùng bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng tốt hơn. – Không nên vận động mạnh sau khi trồng răng implant toàn hàm, nhất là sau 48h sau khi phẫu thuật – Uống đủ thuốc theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ và tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra vết thương cũng như sự tích hợp của implant với xương hàm. – Khám lâm sàng tổng quát sức khỏe răng miệng. – Thực hiện sát trùng, gây tê để tiến hành trồng răng Implant toàn hàm.
– Mở trụ lành thương, gắn hàm tạm cho bệnh nhân và điều chỉnh khớp cắn. – Cắt chỉ sau đó tiến hành chụp phim để kiểm tra mức độ lành thương.
– Chụp phim kiểm tra mức độ tích hợp xương. Chuyên môn và tay nghề bác sĩ được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công cho 1 ca trồng răng Implant toàn hàm. Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ trồng răng implant phải được đào tạo bài bản từ kiến thức, kỹ thuật chuyên môn, đến kinh nghiệm thực tiễn, từ đó quá trình trồng răng diễn ra chính xác, nhanh chóng và nhẹ nhàng cho bệnh nhân.
Phương án trồng răng Implant toàn hàm chỉ dùng 4 hoặc 6 trụ Implant để nâng đỡ 1 cầu sứ 12 đến 14 răng ở phía trên. Điều này đòi hỏi trụ Implant lựa chọn phải đảm bảo khả năng chịu lực rất cao để đảm bảo sức khỏe ăn nhai và thẩm mỹ lâu dài cho bệnh nhân. Trụ implant dùng trong trồng răng toàn hàm cần đáp ứng về mặt cấu tạo, thiết kế sinh học, khả năng chịu lực và tích hợp xương hàm. Ngoài ra, có một số loại trụ Implant chỉ phù hợp cho phương án cấy Implant đơn chứ không đảm bảo cho phương án Implant toàn hàm, nếu vẫn sử dụng các loại trụ Implant này để cấy ghép có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau thời gian ngắn sử dụng.
Trồng răng implant toàn hàm là kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác rất cao, nên công nghệ và máy móc hiện đại sẽ hỗ trợ quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Trồng răng implant toàn hàm là kỹ thuật khó, tuy nhiên mang lại hiệu quả cao cho người bị mất răng toàn hàm, do đó cần được thực hiện ở những nha khoa uy tín, chất lượng cao để giúp bệnh nhân khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, giúp nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn.
1. Trồng răng implant toàn hàm là gì?
3. Những ai không thể thực hiện trồng răng implant toàn hàm?
4. Kỹ thuật trồng răng implant toàn hàm phổ biến nhất hiện nay?
4.1 Kỹ thuật trồng răng implant toàn hàm All – on – 4
4.2 Kỹ thuật trồng răng implant toàn hàm All – on – 6
6. Cần lưu ý những gì sau khi trồng răng implant đạt hiệu quả tốt nhất?
7. Quy trình trồng răng implant toàn hàm
7.1 Thăm khám, chụp phim CT, tư vấn và lên kế hoạch điều trị
– Chụp phim Cone Beam CT để khảo sát mật độ xương và tình trạng mất răng một cách chính xác nhất.
– Lên kế hoạch điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có)
– Lựa chọn Implant phù hợp, kích thước Implant.
– Xác định rõ tình trạng sức khỏe và làm các xét nghiệm để đảm bảo khách hàng đủ điều kiện trồng răng implant toàn hàm.
7.2 Phẫu thuật trồng răng implant toàn hàm:
– Cấy 4 hoặc 6 trụ Implant (tùy vào tình trạng mất răng và kế hoạch được bác sĩ lên trước đó) với máng hướng dẫn phẫu thuật đảm bảo an toàn và chính xác, ngoài ra sẽ giúp quá trình trồng răng cho bệnh nhân diễn ra nhẹ nhàng hơn.
– Đặt 4 hoặc 6 multi abutment chuyển hướng.
– Lấy dấu Implant để làm hàm tạm.
– Lấy dấu khớp cắn và đặt trụ lành thương.
7.3 Gắn hàm tạm sau một ngày
– Chụp phim Panorex để kiểm tra.
7.4 Tái khám sau khi cấy ghép implant
7.5 Kiểm tra và phục hình sau cùng
– Lấy dấu khớp cắn và lấy dấu trên Implant để làm hàm sau cùng sau 4 – 6 tháng.
8. Các yếu tố quyết định sự thành công cho trồng răng implant toàn hàm
8.1 Tay nghề bác sĩ:
8.2 Chất lượng trụ implant
8.3 Công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại