VN

Trẻ 14 Tuổi Bị Sâu Răng Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nguyên nhân khiến trẻ 14 tuổi bị sâu răng
2. Hậu quả của sâu răng
3. Trẻ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao?
4. Các cách ngăn ngừa sâu răng cho trẻ

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng mà có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu không được điều trị kịp thời, lâu dần bệnh sẽ có những biến chứng nghiêm trọng như sứt, mẻ, mất toàn bộ phần thân răng hay thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn. Trên thực tế, trẻ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao còn phụ thuộc vào mức nghiêm của tình trạng sâu răng, tùy từng trường hợp nhất định mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng

Trẻ bị sâu răng ở độ tuổi 14 không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Ngày nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị sâu răng như:

1.1. Vi khuẩn từ các mảng bám

Cao hay vôi răng là hiện tượng những mảng bám trên răng gây ra do đường hay tinh bột từ thức ăn tích tụ tác dụng với những enzyme có trong nước bọt. Khi ấy, cao răng sẽ bám chặt vào lợi và chân răng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và từ đó tăng nguy cơ phá hủy men răng và bắt đầu xuất hiện các vết nứt, lỗ hổng sâu răng phá huỷ cấu trúc răng.

Mảhg bám cao răng gây sâu răng

1.2. Do kết cấu răng

Ở một số trẻ em có kết cấu răng không đồng đều, khớp cắn không cân xứng do răng mọc lệch, thưa hoặc do men răng yếu đều là một trong những nguyên nhân gây sâu răng.

1.3. Do chế độ dinh dưỡng không khoa học

Ngày nay, trẻ nhỏ thường rất yêu thích các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột, nước ngọt có gas,... Đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng, chúng gây nên các mảng bám và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

1.4. Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng. Khi trẻ không làm sạch răng miệng, loại bỏ các thức ăn thừa ra khỏi răng đúng cách thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công làm tổn thương răng.

2. Hậu quả của sâu răng

Sâu răng có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát các vết đen, lỗ hổng trên răng, kèm theo đó là tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài. Nhưng khi nhận ra răng bị sâu bằng các dấu hiệu bên ngoài thì lúc này răng đã ở giai đoạn nặng, men răng bị phá huỷ, tuỷ bị tấn công. Bề mặt răng có thể bị phá vỡ và tổn thương cấu trúc, gãy hoặc thậm chí chỉ còn lại chân răng.

Khi trẻ gặp tình trạng này kéo dài mà không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ như:

- Răng bị xỉn màu, hư men gây ố vàng, đen răng.

- Răng bị sâu lâu ngày có thể khiến vi khuẩn sâu răng tấn công các răng bên cạnh.

- Xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt, khó chịu trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

- Sâu răng ở vị trí răng cửa, răng nanh hàm trên hoặc phía ngoài của răng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin.

- Nguy cơ bị áp xe răng, viêm và hoại tử tủy răng, nhiễm trùng máu,...

- Răng bị vỡ, mẻ, mất hoàn toàn thân răng hoặc thậm chí có thể mất cả chân răng. Từ đó ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai, phát âm và có thể gây biến chứng tiêu xương, biến dạng hàm và mặt. 

Hậu quả của sâu răng

3. Trẻ 14 tuổi bị sâu răng phải làm sao

Theo các chuyên gia về sức khỏe răng miệng, khi trẻ 14 tuổi bị sâu răng thì tốt hơn hết là các bậc cha mẹ cần phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm tại nhà, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị tối ưu nhất cho trẻ.

Hiện nay, có nhiều mẹo dân gian hoặc các sản phẩm hỗ trợ tại nhà, tuy nhiên thường chỉ có công dụng giảm tình trạng đau nhức, kiểm soát không cho sâu răng lan rộng, song không thể điều trị tận gốc và phục hình lại răng đã bị tổn thương. 

Sau đây là một vài phương pháp điều trị sâu răng đem lại hiệu quả tốt mà các bác sĩ nha khoa thường chỉ định:

3.1. Hàn trám răng sâu

Khi cha mẹ phát hiện sâu răng ở trẻ hay cả ở người lớn, các bác sĩ thường sử dụng thủ thuật hàn trám răng để lấp lỗ hổng, vết nứt và sâu răng gây ra. Đối với một số trường hợp nặng, xuất hiện dấu hiệu bị viêm tủy, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp chiết tuỷ, bỏ tuỷ răng sau đó mới thực hiện trám răng.

Hàn trám răng sâu là phương pháp dùng chất Composite an toàn, không gây kích ứng, đặc biệt có màu giống răng thật để lấp kín vị trí bị sâu mà không gây mất thẩm mỹ. Phương pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vị trí răng bị thương đồng thời phục hình thẩm mỹ cho răng.

hàn trám răng sâu

3.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp điều trị được khuyến nghị cho các bệnh nhân bị sâu răng vĩnh viễn, đặc biệt là ở vị trí răng hàm bị sâu nặng, mẻ, vỡ lớn nhưng vẫn còn chân răng. Biện pháp bọc răng sứ có thể giúp bảo vệ toàn bộ răng, ngăn chặn tình trạng sâu răng tái phát và phục hình thẩm mỹ răng một cách tối đa.

Giải pháp thẩm mỹ nha khoa này không chỉ được ứng dụng cho răng bị tình trạng tổn thương nặng do sâu răng mà còn cho răng bị vỡ, mẻ do tai nạn hoặc các nguyên nhân khác. Khi thực hiện bọc răng sứ, nếu bệnh nhân chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ thì răng có thể có tuổi thọ lên đến 15 năm.

Bọc sứ răng sâu

3.3. Nhổ răng sâu và trồng răng Implant 

Khi gặp trường hợp bệnh nhân 14 tuổi bị sâu răng rất nặng đến mức không còn chân răng hoặc toàn bộ răng thật, các bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu để tránh các biến chứng cũng như ngăn chặn lây lan đến các răng khỏe mạnh bên cạnh.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn giải pháp để phục hình răng đã nhổ để đảm bảo sự phát triển đúng của các răng khác trên cung hàm cũng như xương hàm của trẻ. Giải pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay chính là trồng răng Implant.

Tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là một giải pháp được khuyến nghị áp dụng cho trẻ tuổi còn nhỏ bị sâu răng. Vì phương pháp này chỉ áp dụng cho đối tượng có khung xương hàm đã phát triển toàn diện, thường là trên 16 tuổi.

Trồng răng Implant

4. Các cách ngăn ngừa sâu răng cho trẻ

Để phòng tránh sâu răng ở trẻ, phụ huynh nên lưu ý một số điều sau đây:

- Nhắc nhở trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn tránh hình thành cao răng.

- Thay bàn chải đánh răng định kỳ ít nhất 3-4 tháng 1 lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ tấn công gây sâu răng
Kết hợp hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám có trong các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.

- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.

- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

phòng tránh sâu răng ở trẻ 14 tuổi

Vậy trẻ 14 tuổi bị sâu răng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, do chế độ ăn uống hay kết cấu của răng,... Tuy nhiên, dù sâu răng xuất phát từ nguyên nhân nào thì đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài. Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến với các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Nha khoa Quốc tế BIK là nơi điều trị sâu răng uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đem đến cho bạn chất lượng tốt nhất.