Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Khi bị sâu răng thường kèm theo tình trạng răng bị lủng lỗ gây đau nhức cũng như mất thẩm mỹ. Vì vậy cách lấp lỗ sâu răng tại nhà là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu như tình trạng sâu còn nhẹ, lỗ sâu còn nhỏ thì khách hàng có thể áp dụng một số biện pháp trong bài viết sau để có thể lấp lỗ sâu răng tại nhà hiệu quả nhất.
1. Tại sao răng bị lủng lỗ?
Theo thống kê của Hiệp hội nha khoa Thế giới, sâu răng được xem là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào, bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em. Khi bị sâu, vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào men răng rồi từ đó phá huỷ ngà răng và tuỷ răng. Theo thời gian có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ răng miệng của người bệnh.
Khi mới bắt đầu, vi khuẩn sinh sôi và tấn công men răng. Lúc này, người bệnh có thể dễ dàng quan sát trên bề mặt răng xuất hiện các đốm nhỏ li ti có màu trắng đục. Theo thời gian các đốm này sẽ to ra và chuyển sang màu nâu sậm hoặc đen. Nếu như ở giai đoạn mới hình thành, bệnh nhân có thể lấp lỗ sâu răng tại nhà. Nhưng nếu lỗ sâu to hơn, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám đúng cách.
Sâu răng cũng như các lỗ sâu là do các nguyên nhân như sau:
– Cách vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công cấu trúc của răng.
– Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều đường và tinh bột, đây là 2 nhóm chất dễ bám lại trên bề mặt răng hình thành các mảng bám.
– Cấu trục răng yếu, bị gãy vỡ và tụt nướu khiến cho vi khuẩn bám vào chân răng rồi tấn công răng.
– Uống không đủ lượng nước mỗi ngày có thể khiến cho khoang miệng bị khô, giảm tiết nước bọt, hệ vi sinh không được cân bằng. Đây là một lý do gây nên tình trạng sâu răng mà ít được biết đến.
2. Cách lấp lỗ sâu răng tại nhà
Nếu tình trạng sâu răng còn nhẹ, chưa có lỗ sâu hoặc lỗ sâu khá nhỏ thì người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa sâu răng tại nhà dưới đây. Tuy nhiên, nếu lỗ sâu đã to thì các phương pháp tại nhà sẽ không có hiệu quả lấp lỗ, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để được can thiệp các thủ thuật cần thiết để điều trị.
2.1. Chăm sóc răng miệng tại nhà
Người bệnh cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách và điều đặn 2 lần một ngày. Nếu không có nhiều thời gian thì có thể chỉ đánh răng và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng 2 lần một ngày. Nếu có thời gian hơn cho việc chăm sóc răng miệng thì có thể dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và vệ sinh răng kỹ càng sau mỗi lần ăn uống.
2.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ răng miệng. Cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa axit phytic. Lý do là vì axit phytic có khả năng ngăn chặn tình trạng cơ thể hấp thu các chất khoáng như canxi, magie, sắt,..
Để bổ sung các dưỡng chất cần thiết kể trên người bệnh nên thường xuyên ăn các loại ngũ cốc như đậu, lạc, mè,… Ngoài ra, cần hấp thu nhiều vitamin và canxi có lợi cho cơ thể từ các thực phẩm bổ dưỡng như thịt, cá, trứng, rau củ quả, sữa,…
2.3. Uống trà từ rễ cây cam thảo
Một phương pháp mà ít được biết đến là sử dụng rễ cây cam thảo để chữa sâu răng. Nguyên nhân là rễ cây cam thảo có tác dụng rất hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Người bị sâu răng nhẹ nên uống trà rễ cây cam thảo mỗi ngày, kết hợp súc miệng thường xuyên để giảm thiểu tình trạng sâu răng.
2.4. Bổ sung vitamin D
Theo một vài nghiên cứu khoa học từ năm 1930 đã cho thấy rằng nguyên nhân gây ra sâu răng là do cơ thể thiếu hụt lượng Vitamin D cần thiết. Trong cuộc khảo sát thuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cho một nhóm người bổ sung thêm vitamin D vào khẩu phần ăn hàng ngày. Kết quả cho thấy tình trạng sâu răng đã giảm thiểu đáng kể.
Đến năm 2013, một chuyên gia về nha khoa đã đưa ra kết luận rằng việc bổ sung vitamin D có thể củng cố sức khoẻ men răng, giúp giảm đáng kể tỷ lệ sâu răng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế thực phẩm có đường. Đường là một chất cung cấp nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng vi khuẩn và ngăn cản sự làm sạch tự nhiên. Không những vậy, đường còn có tính axit rất cao khiến răng mất đi các khoáng chất và trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có đường đặc biệt là đường nhân tạo. Nếu có sở thích về đồ ngọt có thể thay thế bằng đường mật ong nhưng cũng ở một mức độ vừa phải.
2.5. Dùng gel nha đam
Gel nha đam được biết đến rộng rãi với khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng. Bên cạnh đó, loại gel “thần thánh” này còn có thể hỗ trợ tái tạo men răng hiệu quả.
Như vậy, cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà bằng gel nha đam tươi khá đơn giản, dễ dàng áp dụng tại nhà. Người bệnh chỉ cần bôi gel này lên lỗ sâu và cắn nhẹ chờ gel thẩm thấu. Sử dụng liên tục các này trong 2 ngày người bệnh sẽ thấy các cơn đau nhức giảm nhanh chóng.
2.6. Súc miệng bằng dầu dừa
Nếu người bệnh súc miệng mạnh bằng dầu dừa có thể giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Vì vậy, bệnh nhân nên súc miệng thật mạnh bằng dầu dừa khoảng hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần súc miệng nên kéo dài khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm và đánh răng bình thường để đạt hiệu quả tối ưu.
2.7. Cách tri răng bị lủng lỗ bằng nghệ
Nghệ cũng là một trong những phương pháp chữa sâu răng hiệu quả. Thành phần chính của nghệ là curcumin. Đây là một hoạt chất có khả năng kháng viêm và sát trùng cao được so sánh với một số loại thuốc kháng sinh.
Vì vậy, thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh để giảm đau thì người bệnh có thể dụng bột nghệ chậm vào vị trí răng bị sâu nhẹ. Nên thực hiện phương pháp này vài lần thì cơn đau răng sẽ thuyên giảm đáng kể.
2.8. Phục hồi răng bằng một số thói quen tích cực
Bên cạnh các phương pháp giúp lấp lỗ sâu răng tại nhà, những thói quen chăm sóc răng miệng tích cực có thể giúp khách hàng bảo vệ răng miệng một cách lâu dài nhất, ngăn ngừa tình trạng sâu răng và giúp hỗ trợ phục hồi sâu răng nhanh chóng hơn.
Những thói quen có khả năng đem lại sự khoẻ mạnh, giúp phục hồi răng sâu như sau:
– Ăn uống lành mạnh, hạn chế có loại thực phẩm có đường, có gas như nước ngọt, bánh kẹo, socola,…
– Đánh răng và súc miệng hai lần một ngày để bảo vệ răng tốt nhất.
– Lấy cao răng định kỳ.
3. Cách ngăn ngừa sâu răng
Để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây:
3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên bề mặt răng, tránh tình trạng cao răng hình thành dày đặc.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng theo vòng tròn để hạn chế nướu răng bị tổn thương.
– Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 – 4 tháng/ 1 lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ gây sâu răng.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.
3.2. Chế độ ăn uống hợp lý
Có thể nói thực phẩm ngọt chứa nhiều đường cũng như thực phẩm chứa nhiều tinh bột chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Do đó, khách hàng nên hạn chế các loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, khách hàng cũng nên hạn chế các loại nước có gas, đồ cay nóng, đồ chua,… để tránh làm tổn thương men răng.
Vậy sâu răng dẫn đến tình trạng răng bị lủng lỗ là một bệnh lý xuất phát từ nguyên nhân răng không được vệ sinh kỹ càng hàng này, sử dụng nhiều loại thực phẩm có đường, cấu trúc răng yếu,… Hiện tượng răng bị lủng lỗ nếu như ở giai đoạn đầu, lỗ nhỏ thì người bệnh có thể