VN

LƯU Ý: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIỂU PHẪU RĂNG KHÔN

 NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Răng khôn là răng nào trong cung hàm?
2. Các trường hợp mọc răng khôn
3. Tác hại của răng khôn mọc ngầm và mọc lệch
4. Khi nào cần tiểu phẫu răng khôn?
5. Tiểu phẫu răng khôn có đau không?
6. Những điều cần lưu ý khi tiểu phẫu răng khôn
7. Quy trình tiểu phẫu răng khôn chuẩn y khoa
8. Bảng giá tiểu phẫu răng khôn tại Nha khoa Quốc tế BIK


Răng khôn là răng mọc muộn nhất trong cung hàm, những chiếc răng này hầu như không có chức năng ăn nhai. Ngược lại, chúng ta cần phải loại bỏ răng khôn nếu chúng gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Nhưng trước khi tiểu phẫu răng khôn sẽ có những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn.

1. Răng khôn là răng nào trong cung hàm?


Răng khôn sẽ có nhiều tên gọi khác nhau như răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3. Răng khôn sẽ mọc ở vị trí cuối cùng ở mỗi bên hàm, khi tất cả các răng khác trên cung hàm đã mọc hoàn chỉnh.

Răng khôn bắt đầu mọc từ khoảng 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng sẽ mọc răng khôn. Thời gian răng khôn bắt đầu mọc đến khi mọc hoàn thành có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng như: đau nhức, sưng nướu và gây khó khăn trong việc ăn uống.

2. Các trường hợp mọc răng khôn phổ biến


Do răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành của con người, lúc này cấu trúc xương hàm đã cứng chắc. Vì vậy khi mọc răng khôn thường sẽ gây biến chứng kéo dài và có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Sau đây là các trường hợp mọc răng khôn bạn nên biết.

2.1 Răng khôn mọc lệch về phía trước

Đây là tình trạng hay gặp nhất của răng khôn mọc lệch. Trường hợp này răng khôn nghiêng về phía răng số 7 khoảng 45 độ và tì vào răng số 7 bên cạnh. Tình trạng này kéo dài, răng số 7 sẽ bị chèn ép và bị xô lệch.

2.2 Răng khôn mọc kẹt theo chiều đứng

Răng khôn mọc thẳng nhưng không thể nhú lên do thân răng to. Hoặc răng mọc tương đối thẳng và đã nhú lên trên khung hàm nhưng kẽ răng không chuẩn làm thức ăn dễ bị nhét giữa kẽ răng số 7 và số 8. Điều này sẽ gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu răng…

2.3 Răng khôn mọc ngầm

Răng mọc theo phương nằm ngang tạo góc 90 độ với răng số 7 và nằm dưới xương hàm, trường hợp này sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần chụp X Quang để đánh giá toàn hàm. Răng khôn mọc ngầm để lâu ngày rất nguy hiểm, dễ gây nang quanh răng dẫn đến u nang, thậm chí là hỏng chân răng số 7

3. Tác hại của răng khôn mọc ngầm và mọc lệch


Răng khôn mọc lệch và mọc ngầm thường sẽ gây tác hại nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng

3.1 Bệnh lý sâu răng 

Răng khôn mọc lệch sẽ tạo ra khoảng trống làm nhét thức ăn. Ở vị trí này rất khó để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng đến răng liền kề.

3.2 Các bệnh về nướu, viêm nha chu

Các kẻ quanh răng khôn rất dễ tích tụ thức ăn, về lâu dài đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu ngày sẽ gây ra các bệnh viêm nướu, viêm nha chu…

3.3 Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm


Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn nhét vào nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. 

3.4 Chen chúc răng

Răng khôn mọc lệch làm xô lệch những răng bên cạnh. Những trường hợp răng mọc lệch sau niềng răng có thể gây ra tình trạng chen chúc tái phát. 

3.5 Làm lung lay răng kế cận

Răng khôn mọc ngang làm ảnh hưởng đến chân răng số 7, làm lung lay, thậm chí gây mất răng.

4. Khi nào cần tiểu phẫu răng khôn


Nếu răng khôn mọc thẳng, khôn gây đau nhức hay khó chịu thì không nhất thiết phải tiểu phẫu loại bỏ răng khôn. Nhưng bạn cần hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh răng miệng, vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng rất khó để vệ sinh.

Những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch có nguy cơ rất cao bạn cần phải tiểu phẫu để loại bỏ chúng, vì khi những chiếc răng này tồn tại sẽ rất dễ gây ra các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra răng khôn mọc ngầm trong xương hàm sẽ khiến cứng hàm không thể há to miệng. Trong quá trình mọc những chiếc răng khôn này sẽ gây đau nhức, có thể gây sốt cao, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

5. Tiểu phẫu răng khôn có đau không?


Để loại bỏ được răng khôn ra khỏi xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu bằng các dụng cụ chuyên dụng chứ không thể thực hiện nhổ bỏ bằng các phương pháp thông thường. Vậy tiểu phẫu răng khôn có đau không?

Thực tế, tiểu phẫu răng khôn có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tình trạng sức khỏe, tay nghề của bác sĩ thực hiện và các loại máy móc, trang thiết bị hỗ trợ.

Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên bạn sẽ không có cảm giác đau nhức. Sau khi nhổ răng khôn xong, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau nên tình trạng sưng, đau nhẹ sẽ hết nhanh chóng.

6. Những điều cần lưu ý khi tiểu phẫu răng khôn

   -  Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê đau ở vị trí vết thương vừa nhổ răng. Trường hợp này bệnh nhân không cần quá lo lắng, nhưng cần hết sức lưu ý chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh nhiễm trùng vị trí tiểu phẫu.

   -  Nếu bệnh nhân nhả cục bông/gạc cầm máu quá sớm, máu có thể sẽ rỉ thêm vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngưng chảy máu hẳn.

   -  Có thể sử dụng đá lạnh để chườm ngoài vết thương khi gặp phải tình trạng sưng tấy vùng má. Khi máu đông tan dần thì sẽ hết tình trạng sưng tấy.

   -  Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn vệ sinh, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài. 

   -  Không nên súc miệng bằng nước muối sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

   -  Không khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau phẫu thuật.

   -  Không nên dùng tay, dùng lưỡi hay bất kỳ dụng cụ nào tác động vào vị trí vết thương

   -  Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn mềm như cháo và uống nhiều nước.

   -  Không dùng các chất kích thích như rượu bia để vết thương không chảy máu bất thường, Không hút thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn để tránh nhiễm trùng

   -  Nếu đã áp dụng các biện pháp cầm máu nhưng sau 24h máu vẫn chảy thì cần đến gặp bác sĩ để tái khám và điều trị ngay.

7. Quy trình tiểu phẫu răng khôn chuẩn y khoa tại Nha khoa Quốc tế BIK

   -  Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị cho quá trình tiểu phẫu răng khôn

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng. Đánh giá tình trạng của răng khôn, sâu răng, vôi răng, viêm lợi (nếu có) … từ đó đưa ra kế hoạch điều trị an toàn nhất.

Tiếp theo sẽ chụp X - Quang toàn bộ hàm để xác định vị trí chân răng, hướng mọc và tình trạng xương hàm xung quanh răng khôn. Nếu răng đã có tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, bác sĩ buộc phải kê đơn thuốc và dời ngày nhổ răng khi sức khỏe răng miệng đã đảm bảo. 

   -  Bước 2: Sát trùng và vệ sinh khoang miệng

Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, Vùng miệng và vùng răng cần nhổ được sát trùng cẩn thận để đảm bảo quá trình phẫu thuật không bị vi khuẩn tấn công.

   -  Bước 3: Gây tê

Bác sĩ tiến hành gây tê vào vị trí cần nhổ.

   -  Bước 4: Tiểu phẫu răng

Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao rạch nướu để lộ thân răng. Những trường hợp răng mọc ngầm hoặc bị giữ trong xương hàm cần phải cắt xương để tạo đường thoát cho răng. Phần thân và chân răng sẽ được tách ra làm nhiều phần và được nhổ bỏ bằng kìm nhổ răng. Cuối cùng, sau khi răng khôn đã được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hàm, vết thương sẽ được khâu lại và kèm bông đông máu. 

Bệnh nhân sẽ quay lại tái khám sau 1 tuần để bác sĩ kiểm tra mức độ lành thương, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

8. Bảng giá tiểu phẫu răng khôn tại Nha khoa Quốc tế BIK

BẢNG GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN
Nhổ răng khôn / Răng mọc lệch 1 Răng 1.000.000 - 1.500.000 đ
Tiểu phẫu răng khôn mức độ 1  1 Răng 2.000.000 đ
Tiểu phẫu răng khôn mức độ 2 1 Răng 3.000.000 đ
Tiểu phẫu răng khôn mức độ 3
1 Răng 4.000.000 đ
Tiểu phẫu răng khôn mức độ 4 1 Răng 5.000.000 đ
Nhổ răng bằng máy Piezotome không san chấn (phí cộng thêm) 1 Răng + 2.000.000 đ

Tiểu phẫu răng khôn không quá phức tạp, nhưng để đảm bảo an toàn bạn nên lưu ý các vấn đề chúng tôi đã nêu trên và cân nhắc chọn địa chỉ nha khoa an toàn để thực hiện tiểu phẫu răng khôn nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân.