Sưng Nướu Răng Là Do Nguyên Nhân Gì Và Cách Điều Trị

Sưng nướu răng là một bệnh lý phổ biến ngày nay. Nguyên nhân của sưng nướu răng có thể xuất phát từ việc bị nhiễm trùng, đang trong thời kỳ mang thai, do mọc răng khôn,… Để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách thức điều trị bệnh lý này, hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Sưng nướu răng là gì?

Sưng nướu răng hay còn gọi là sưng lợi là một bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, lợi răng bị sưng được điều trị khá dễ dàng. Biện pháp tối ưu nhất để điều trị sưng đau nướu răng là phát hiện dấu hiệu lợi bị sưng và sau đó tìm hiểu rõ nguyên nhân gây sưng lợi răng. Tiếp đó, tập trung vào chữa trị lợi bị sưng và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ răng.

Sưng nướu răng là gì?
Sưng nướu răng là gì?

2. Dấu hiệu khi bị sưng nướu răng

Một số dấu hiệu khi bệnh nhân bị sưng nướu răng dễ dàng phát hiện như:

– Nướu chuyển từ màu hồng nhạt tự nhiên sang màu đỏ sậm hơn.

– Lợi sưng đau, nhạy cảm: Sưng nướu có thể khiến nướu trở nên căng phồng hơn so với bình thường và khi ăn người bệnh sẽ cảm thấy nhói, đau.

– Khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hay cắn thức ăn cứng sẽ bị chảy máu chân răng.

– Bị hôi miệng kéo dài: Khi lợi sưng viêm, vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn gây mùi khó chịu ở khoang miệng.

– Lợi bị tụt hoặc không dính vào chân răng.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng sưng nướu răng nặng, đau nhức dữ dội trong khoảng thời gian dài thì hãy đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám tránh các biến chứng tiến triển nặng hơn như viêm nướu, viêm nha chu.

Dấu hiệu khi bị sưng nướu răng
Dấu hiệu khi bị sưng nướu răng

3. Các nguyên nhân gây sưng nướu răng

Theo các chuyên gia về răng miệng, sưng nướu răng do các nguyên nhân chính sau đây gây nên:

3.1. Sưng nướu răng do viêm

Viêm nướu chính là nguyên nhân hàng đầu khiến nướu răng bị sưng. Viêm nướu thường do thói quen vệ sinh răng miệng chưa sạch khiến các mảng bám tích tụ. Mảng bám là một màng vi khuẩn, nước và chất polysaccharide. Nếu không được làm sạch sớm, mảng bám sẽ trở nên cứng và thành cao răng.

Thông thường các triệu chứng của sưng nướu có thể nhẹ và ít được quan tâm điều trị. Tuy vậy, nếu không sớm can thiệp điều trị viêm sưng nướu, bệnh lý này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm nha chu.

3.2. Do mang thai

Phụ nữ đang mang thai tại sao lại bị sưng nướu răng? Theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu trở nên nhạy cảm và sưng hơn. Bên cạnh đó, các hormone cũng có thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng lợi từ đó làm tăng nguy cơ bị sưng nướu răng.

Do mang thai
Do mang thai

3.3. Nhiễm trùng gây sưng nướu

Nhiễm trùng do nấm và virus có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nướu răng bị sưng:

– Bệnh Herpes ở miệng: Bệnh Herpes có thể gây viêm loét ở miệng và nướu, từ đó gây sưng nướu răng.

– Nấm miệng: Nấm men trong khoang miệng khi có điều kiện phát triển quá nhiều cũng có thể gây ra bệnh nấm miệng.

– Sâu răng: Những răng bị sâu nếu không được điều trị triệt để thì có thể dẫn đến áp xe răng và sưng nướu hay sưng lợi.

3.4. Sưng lợi do mọc răng khôn

Mọc răng khôn là một trong những nguyên nhân gây ra sưng nướu răng, trong đó hay gặp nhất là tình trạng bị sưng lợi quanh răng khôn hàm dưới. Răng không hay còn gọi là răng số 8 là chiếc răng mọc trong cùng của hàm, thường xuất hiện ở người trưởng thành từ 17 – 25 tuổi, đôi khi có thể muộn hơn.

Trong vùng răng khôn, mô nướu thường dày và cứng hơn ở các vị trí khác nên khi răng khôn mọc lên, vụn thức ăn bị mắc kẹt trong phần nướu bị tách ở vị trí trong cùng và có thể sẽ bị viêm đỏ, kèm theo đó là những cơn đau âm ỉ, nhức nhối gây khó chịu cho người bệnh.

 Sưng lợi do mọc răng khôn
Sưng lợi do mọc răng khôn

3.5. Thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là thiếu vitamin B và C có thể khiến nướu bị sưng. Vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe của nướu răng. Nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin C có thể dẫn đến bệnh Scorbut. Sưng và chảy máu nướu chính là hai trong số các triệu chứng của căn bệnh này.

Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng

3.6. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân gây sưng lợi răng thường gặp ở trên, bệnh lý này còn có thể do một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn gây nên, chẳng hạn như:

– Sử dụng răng giả không phù hợp gây kích ứng nướu.

– Đang dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ.

– Mặc một số bệnh toàn thân như đái tháo đường.

– Mắc bệnh viêm nha chu.

4. Bị sưng nướu răng phải làm sao?

Tuỳ vào tình trạng sưng đau của nướu mà sẽ có các biện pháp thích hợp:

4.1. Điều trị tại nhà

Nếu nướu bị sưng đau nhẹ, có thể thực hiện một vài biện pháp tại nhà sau để giảm tình trạng sưng:

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc có thể thay thế bằng nước muối pha lãng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Cần lưu ý là không được pha nước muối quá mặn hoặc quá loãng.

– Đánh răng đúng cách kết hợp với dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng. Khi thực hiện cần cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm tổn thương đến nướu đang bị sưng.

– Uống nhiều nước vì nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt có tác dụng làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

– Hạn chế các tác nhân gây kích ứng cho răng như súc miệng quá mạnh, sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá.

Điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà

4.2. Điều trị tại nha khoa

Nếu tình trạng sưng nướu răng quá nặng, gây ra các cơn đau dữ dội kéo dài hoặc các biện pháp áp dụng tại nhà không làm thuyên giảm nướu bị sưng thì hãy đến thăm khám ở cơ sở nha khoa để được điều trị triệt để. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và có thể chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu (nếu cần thiết) để có chuẩn đoán chính xác nhất.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng để ngăn ngừa và làm giảm mảng bám hoặc có thể sử dụng kháng sinh nếu cần. Một phương pháp điều trị các là cạo cao răng và làm sạch chân răng. Biện pháp này giúp làm sạch mảng bám và cao răng để nướu được phục hồi. Trong một số trường hợp nặng, nha sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

5. Các phương pháp ngăn ngừa sưng nướu răng

Để phòng tránh sưng nướu răng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn.

– Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm nướu răng bị tổn thương.

– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ.

– Dùng kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp hỗ trợ răng được chắc khỏe.

– Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, tránh làm tổn thương nướu răng.

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại. Đặc biệt cần chú ý bổ sung vitamin B và C

– Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Các phương pháp ngăn ngừa sưng nướu răng
Các phương pháp ngăn ngừa sưng nướu răng

Vậy sưng nướu răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó phải kể đến sưng nướu răng do viêm, đang trong thai kỳ, do mọc răng khôn,… Tuy đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời thì vẫn có thể gặp các biến chứng nặng hơn như viêm nha chu. Do đó, khi gặp tình trạng này bạn có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ có chuyên và tay nghề cao.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..