Sâu răng là một bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay và bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng có thể bị sâu nên răng khôn cũng không ngoại lệ. Dù răng khôn chỉ mọc trong giai đoạn từ 18 – 25 tuổi nhưng vẫn có khả năng bị sâu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng răng khôn bị sâu có thể dễ dàng nhận ra mà nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những cơn đau nhức, khó chịu dai dẳng.
1. Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu
Răng khôn hay còn được biết đến với tên gọi răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trên hàm răng. Do đây là chiếc răng mọc sau cùng và nằm sâu nhất trong cung hàm nên việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp khó khăn hơn. Răng khôn còn thường có tình trạng mọc lệch, ngầm. Vì vậy, khi ăn uống thức ăn thừa dễ bị mắc lại trong nướu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì có thể gây nên sâu răng.
Chỉ cần răng mới nhô lên cũng có thể khiến cho các loại vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào răng và nướu, gây nên tình trạng sâu răng, viêm nướu. Các mảnh vụn thức ăn khi bị mắc lại sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều, gây kích ứng và khiến nướu trở nên sưng tấy.
2. Dấu hiệu răng khôn bị sâu
Để nhận ra tình trạng răng khôn bị sâu, người bệnh có thể dựa vào một vài dấu hiệu phổ biến như sau:
– Răng bị nhạy cảm: Khi ăn uống các thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc chua, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, ê buốt tại vị trí răng khôn bị sâu.
– Các cơn đau răng: Những cơn đau răng kéo đến liên tục hoặc ngắt quãng dù răng không phải chịu một tác động lực nào từ bên ngoài khiến người bệnh khó chịu.
– Màu sắc của răng bị thay đổi: Đây là một dấu hiệu dễ dàng quan sát từ bên ngoài, đặc biết nếu như răng khôn bị sâu là răng hàm dưới. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy răng xuất hiện những đốm xám, nâu hoặc đen trên bề mặt – đây chính là dấu hiệu của sâu răng khôn.
– Hơi thở có mùi khó chịu: Lúc này, vi khuẩn gây sâu răng sẽ hình thành nên các lỗ trên bề mặt răng. Do thức ăn bị kẹt và đồng thời vị trí sâu răng thường không được làm sạch kỹ khiến cho các ổ vi khuẩn sinh sôi gây ra mùi hôi khó chịu.
3. Răng khôn bị sâu có nguy hiểm không?
Sự xuất hiện của răng khôn gần như không có ý nghĩa về mặt chức năng trong khoang hàm mà còn gây nên những tác động xấu đến cho tình trạng sức khoẻ răng miệng nói chung. Nếu chẳng may bị sâu răng khôn số 8 thì người bệnh có thể có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như sau:
– Răng xuất hiện các cơn đau những dữ dội, bệnh nhân gặp trong khăn trong việc mở miệng cũng như ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai hàng ngày.
– Vi khuẩn gây sâu răng tấn công vào bên trong thân răng, đi theo phần tuỷ mềm và lan sâu xuống xương hàm, nướu và các khu vực xung quanh. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến hoại tử tuỷ răng.
– Sâu răng có thể lây lan sang các răng khoẻ mạnh bên cạnh và khiến chúng bị tổn thương. Nếu như để quá lâu không được điều trị đúng cách thì vết sâu răng có thể phá huỷ những răng kế bên và dẫn đến phải nhổ bỏ chúng.
Ngoài nguy cơ bị sâu răng thì răng khôn có thể bị mọc lệch, mọc ngược hay mọc ngầm. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu xương hàm và những răng xung quanh. Vì vậy, trong trường hợp mọc răng khôn thì đa số các bác sĩ sẽ khuyên không nên duy trì nó trên cung hàm.
4. Răng khôn bị sâu nên trám hay nhổ?
Các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị răng khôn bị sâu tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
– Hướng mọc của răng khôn
– Mức độ sâu của răng khôn nặng hay nhẹ
– Có nguy cơ ảnh hưởng đến những răng bên cạnh
Bác sĩ sẽ chỉ định trám răng khôn bị sâu nếu nó chỉ bị sâu nhẹ và mọc thẳng. Phương pháp trám răng sẽ giúp bít lỗ sâu răng lại và ngăn không cho vi khuẩn có thể tấn công hay thức ăn bám vào làm vết sâu nặng hơn, thậm chí là vào tuỷ răng cũng như ngăn không cho lây lan sang các răng bên cạnh.
Các bước trám răng khôn bị sâu cũng tương tự như trám răng bình thường khác. Đầu tiên, các nha sĩ sẽ khám tổng quát và vệ sinh răng miệng thật sạch để kiểm tra tình trạng của răng khôn bị sâu. Sau đó, nhờ các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để nạo bỏ vùng răng bị sâu và nhiễm khuẩn. Cuối cùng, lỗ sâu trên răng khôn sẽ được lấp đầy bằng vật liệu trám thông minh và thường có màu trùng với màu răng thật để đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Nhưng do vị trí răng khôn khá nhạy cảm và có liên quan mật thiết đến các dây thần kinh, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định chụp film để kiểm tra mức độ sâu răng, hướng mọc của răng khôn một cách chính xác nhất. Sau đó căn cứ vào hướng mọc của răng có thẳng hàng hay đâm vào các răng khác mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.
Do đó, khi vết sâu răng đã ăn sâu vào răng và lây lan tạo thành lỗ lớn gây ảnh hưởng đến tuỷ răng, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để điều trị hoàn toàn răng khôn bị sâu cũng như bảo vệ sức khoẻ cho các răng bên cạnh hoặc toàn khoang miệng.
Vì răng khôn mọc ở phía trong cùng mỗi hàm nên đây là vị trí đặc biệt quan trọng do chứa nhiều dây thần kinh nên khi thực hiện bất kì thủ thuật nào bao gồm cả trám hay nhổ bỏ răng đều cần sự cẩn trọng và chính xác. Do đó, để đảm bảo an toàn người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị.
5. Nhổ răng khôn bị sâu có sao không?
Răng khôn bị sâu gây ra tình trạng đau nhức khó chịu, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, giao tiếp. Nếu không điều trị ngay mà để tình trạng này kéo dài có thể gây hại cho những răng lân cận cũng như ảnh hưởng không tốt đến khoang miệng nói chung.
Phương pháp nhổ bỏ răng sâu không gây ảnh hưởng đến khuôn hàm mà còn có thể giúp hạn chế những biến chứng về sau do sâu răng gây nên. Khi bị khuyết thiếu răng khôn cũng không khiến người bệnh gặp trở ngại trong việc ăn nhai hàng ngày cũng như không ảnh hưởng tới cung hàm.
Vì vậy, ở bất kỳ vị trí chiếc răng nào kể cả răng sâu đều có thể bị sâu. Nếu răng khôn bị sâu ở mức độ nặng, mọc sai vị trí, mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang,… nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để có thể điều trị tình trạng đau nhức, hạn chế khả năng tái phát về sau cũng như đảm bảo sức khoẻ răng miệng.
6. Cách ngăn ngừa sâu răng khôn
Để ngăn ngừa sâu răng khôn hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên bề mặt răng, tránh tình trạng cao răng hình thành dày đặc tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng theo vòng tròn để hạn chế nướu răng bị tổn thương.
– Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 – 4 tháng/ 1 lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ gây sâu răng khôn.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng khôn, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.
6.2. Chế độ ăn uống hợp lý
Có thể nói thực phẩm ngọt chứa nhiều đường cũng như thực phẩm chứa nhiều tinh bột chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng khôn. Do đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại nước có gas, đồ cay nóng, đồ chua,… để tránh làm tổn thương men răng.
Vậy răng khôn bị sâu là một bệnh lý xuất phát từ việc vị trí răng khôn mọc khó có thể vệ sinh sạch sẽ khiến các mảng bám tích tụ lâu ngày gây sâu răng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra hay thậm chí phải nhổ bỏ răng sâu.