VN

Mới Nhổ Răng Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Sau khi nhổ răng, chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp sẽ giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống sau khi nhổ răng. Cùng Nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu người mới nhổ răng nên ăn gì nhé!

Nhổ răng kiêng ăn gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Mới nhổ răng không nên ăn gì?
2. Mới nhổ răng nên ăn gì?
3. Nhổ răng sau bao lâu thì hết đau nhức?
4. Có nên trồng răng sau khi nhổ răng?
5. Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

1. Mới nhổ răng không nên ăn gì?

moi-nho-rang-khong-nen-an-gi

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi thật sự cần thiết và kỹ thuật này sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc toàn hàm và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi một chiếc răng bị mất đi thì phần khoảng trống sẽ được lấp đầy bởi máu, tạo thành cục máu đông. Chính vì vậy mà một chế độ ăn uống phù hợp là điều vô cùng cần thiết để phục hồi vết thương mới nhổ. 

Trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần sau khi nhổ răng cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau: 

1.1. Thức ăn cay và nóng

Do khi mới nhổ răng trong khoang miệng sẽ có vết thương nên ăn thực phẩm quá cay sẽ khiến vị trí nhổ răng bị kích thích. Ngoài ra, thức ăn quá nóng sẽ làm mạch máu giãn nở khiến cục máu đông tại vết mổ tan ra, có thể dẫn tới tình trạng chảy máu không ngừng hoặc bị nhiễm trùng. 

  1.2. Thực phẩm chua, ngọt

Đường chứa trong các loại thực phẩm có vị ngọt sẽ khiến vùng miệng vết thương bị viêm nhiễm, sưng tấy và sẽ kéo dài thời gian hồi phục. Bên cạnh đó, những thực phẩm có vị chua như cam, chanh,... chứa nhiều axit sẽ làm tăng cảm giác đau rát. 

  1.3. Thức ăn cứng hoặc dai, dẻo

Những loại thức ăn cứng, dai, dẻo như bánh quy, đồ chiên, đá viên, kẹo dẻo,... cần phải dùng lực mạnh của cơ hàm để nhai. Điều này sẽ làm tổn thương đến phần nướu chưa lành hẳn và gây đau đớn vì hàm phải chịu một áp lực khá lớn. Bên cạnh đó, những mảnh vụn của thức ăn quá cứng có thể khiến miệng vết thương bị trầy xước và nhiễm trùng.

  1.4. Nước có ga, nước ngọt

Hàm lượng đường cao trong nước ngọt khi tiếp xúc với nước bọt có tính axit sẽ sinh ra phản ứng khử khiến tình trạng đau nhức kéo dài, vết thương lúc này cũng cần thời gian lâu hơn mới có thể lành.

  1.5. Bia, rượu và các chất kích thích khác

Nên tránh xa tuyệt đối bia, rượu và thuốc lá từ 5 đến 7 ngày sau khi nhổ răng để tránh các ảnh hưởng xấu tới miệng vết thương khiến chúng lâu lành hơn. 

2. Mới nhổ răng nên ăn gì?

moi-nho-rang-nen-an-gi

Trong khoảng 2 tuần sau khi nhổ răng, nướu răng và vết thương đang còn rất mới và nhạy cảm, chính vì vậy mà những loại thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng để giúp cho vết thương mau lành cũng rất được quan tâm.

  2.1. Thực phẩm mềm

Vết thương sau khi nhổ răng còn rất mới và không chịu được lực tác động khi ăn nhai, chính vì vậy mà những thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp là sự ưu tiên hàng đầu trong bữa ăn. Có thể cho thêm thịt, cá, rau củ xay nhuyễn để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên lựa chọn các loại nước ép trái cây hay sữa chua cho bữa phụ để bù đắp đủ năng lượng cho cơ thể. 

  2.1. Thức ăn mát, lạnh

Khi vừa nhổ răng khoảng 2 đến 4 giờ, có thể ăn thức ăn lạnh để làm giảm phù nề và đau nhức sau khi nhổ răng. Đồng thời, thực phẩm có nhiệt độ thấp vừa đủ sẽ khiến mạch máu co lại và giúp cầm máu.

  2.3. Trái cây và rau xanh

Hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất có trong rau xanh và trái cây là những yếu tố quan trọng rất cần thiết cho cơ thể sau khi nhổ răng, đặc biệt khi cơ thể đang trong quá trình phục hồi vết thương. Tuy nhiên, vẫn nên tránh các loại trái cây quá cứng và cần lực nhai nhiều, hoặc có thể chế biến thành những loại sinh tố khác nhau để không làm tổn thương đến vùng nướu đang nhạy cảm.

  2.4. Cá hồi

Không chỉ mềm và dễ nhai, cá hồi chứa nhiều protein và chất béo có tác dụng hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, chính vì vậy, cá hồi là một trong những loại thực phẩm rất phù hợp để ăn sau khi nhổ răng.

  2.5. Thịt gia cầm, bò, heo

Việc bổ sung đầy đủ chất đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể sau khi nhổ răng là rất cần thiết. Tuy nhiên, nên cắt thịt thành miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn để đảm bảo vết thương không bị ảnh hưởng.

  2.6. Sữa chua

Các khoáng chất trong sữa chua có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại những loại vi khuẩn có thể tấn công tại vị trí nhổ răng, Bên cạnh đó, Probiotic có trong sữa chua cũng giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và chóng mặt khi sử dụng thuốc sau khi nhổ răng. 

  2.7. Sữa đậu nành

Chất đạm lecithin có trong sữa đậu nành giúp máu nhanh đông, giảm các kích ứng có thể xảy ra và hỗ trợ vết thương mau lành hơn.

3. Nhổ răng sau bao lâu thì hết đau nhức?

Nhổ răng thật ra chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhỏ, không xâm lấn đến cấu trúc hàm hay rạch quá sâu phần nướu nên độ đau nhức nằm trong khả năng chịu đựng được. Ngoài ra, cả trong và sau khi nhổ răng đều sẽ được hỗ trợ bằng thuốc gây tê cũng như thuốc giảm đau nên những cơn đau cũng sẽ không gây khó chịu quá nhiều.

Thông thường, chỉ sau khoảng 2-3 ngày thì miệng vết thương sẽ lành, cảm giác đau rát, sưng tấy sẽ được giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn cần tránh một số loại thực phẩm trong khoảng 2 tuần khi vết thương lành hẳn. Quá thời gian này mà răng vẫn còn đau nhức thì nên đến nha khoa để thăm khám và kiểm tra.

4. Có nên trồng răng sau khi nhổ?

Thông thường, nhổ răng sẽ được bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết, thế nhưng có một số trường hợp như do tuổi tác, bệnh lý răng miệng, chấn thương,... khiến nhiều người phải nhổ răng vĩnh viễn. Với những trường hợp này, việc để trống răng càng lâu mà không tiến hành trồng lại thì sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. 

Khi trên khung hàm có khoảng trống, sau một thời gian thì các răng xung quanh sẽ có xu hướng đổ về phía răng bị mất để lấp đầy chỗ trống. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn và khiến chức năng ăn nhai của răng bị ảnh hưởng. 
Trên thực tế, khung hàm phát triển tự nhiên và mật độ xương được duy trì nhờ vào lực ăn nhai tác động thường xuyên. Do đó, một khi chiếc răng bị mất, phần lực tác động tại vị trí đó cũng không còn nên phần xương sẽ dần yếu đi và tiêu biến. Tiêu xương hàm cũng là hậu quả nghiêm trọng nhất khi mất răng lâu ngày, khiến hai má hóp vào, da mặt chảy xệ, làm khuôn mặt trông già hơn nhiều so với tuổi thật.

Hiện nay, trồng răng giả được cho là giải pháp duy nhất để ngăn chặn được các hậu quả trên do để trống răng sau khi nhổ quá lâu. 

5. Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Để đảm bảo quá trình lành thương sau khi nhổ răng được diễn ra thuận lợi cần chú ý cách chăm sóc răng miệng để loại bỏ vi khuẩn có thể gây tổn hại đến vết thương:

  5.1. Uống nhiều nước

Cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để khoang miệng luôn giữ được độ ẩm và rửa trôi được vi khuẩn có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, viêm ổ răng khô. 

  5.2. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau và hướng dẫn liều lượng vừa đủ để khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không nên tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có toa thuốc của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

  5.3. Chườm lạnh

Có thể thực hiện chườm lạnh tại vị trí bên ngoài má xung quanh vị trí nhổ răng để làm dịu cảm giác đau nhức trong vài ngày đầu. Những ngày tiếp theo chỉ nên chườm ấm để hỗ trợ làm tan vùng máu bầm.

  5.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi mới nhổ răng xong chỉ nên vệ sinh răng bằng bàn chải lông mềm kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn, lưu ý cần tránh tác động đến vết thương còn đang nhạy cảm. Ngoài ra, không nên súc miệng bằng nước muối hoặc các loại dung dịch súc miệng khác vì có thể khiến quá trình lành thương lâu hơn. 

Vậy, do nướu và khung hàm trở nên rất nhạy cảm sau khi mới nhổ răng nên cần tránh và nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Khách hàng sau khi nhổ răng nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng cũng như hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.