Sâu răng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu kéo dài cho người bệnh. Điều này không chỉ làm đến khả năng ăn nhai mà còn khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đến bác sĩ ngay để được điều trị, vậy hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu xem có thể nhét gì vào răng sâu để giảm đau hiệu quả ngay tại nhà.
1. Nhét gì vào răng sâu để giảm đau hiệu quả?
Sâu răng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Tình trạng sâu răng chủ yếu xuất hiện là do việc vệ sinh răng miệng chưa được thực hiện đúng cách.
Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy các cơn đau nhức khi bị sâu răng. Các cơn đau này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn nhai hàng ngày, cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày từ đó mà gặp nhiều khó khăn. Nhằm khắc phục tình trạng trên thì theo kinh nghiệm dân gian, mọi người thường truyền nhau răng nhét tỏi vào răng sâu.
Tỏi là một nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các căn bếp của hộ gia đình, tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên như: Diallyl Disulfide, Diallyl – Trisulfide, Azone,… Vì vậy mà khi nhét tỏi vào răng sâu sẽ giúp răng chống lại hơn 70 loại vi khuẩn tấn công gây hại cho răng, cùng với đó ức chế sự phát triển của chúng. Ngoài dùng để chữa sâu răng, ông bà xưa còn sử dụng tỏi để sát trùng, chữa viêm họng.
2. 3 cách nhét tỏi vào răng sâu để giảm đau
Hiện nay có nhiều cách để dụng tỏi chữa sâu răng. Nhưng dưới đây là 3 phương pháp giảm đau với tỏi phổ biến nhất được mọi người thực hiện tại nhà:
2.1. Sử dụng tỏi tươi
Chủ bằng cách đắp tỏi tươi trực tiếp lên vùng răng sâu là bạn có thể cảm thấy tình trạng đau nhức được thuyên giảm đáng kể.
Cách thực hiện tại nhà như sau:
– Sử dụng một vài tép tỏi tươi đã bóc vỏ và rửa sạch.
– Đem tỏi đã bóc vỏ đi đập dập và sau đó giã nhuyễn.
– Đắp phần tỏi đã được giã nhuyễn trực tiếp lên vùng bị sâu răng.
– Có thể thực hiện phương pháp này đều đặn 2 đến 3 lần một ngày, bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức do sâu răng được giảm đáng kể.
Lưu ý: Để phương pháp này phát huy được tối đa công dụng, bạn nên duy trì thời gian đắp tỏi lên vùng bị sâu khoảng từ 10 đến 15 phút. Có thể đắp liên tục trong ngày đầu tiên với tần suất khoảng 3 giờ/ lần để đạt được hiệu quả tối ưu. Cũng nên đắp tỏi trước khi ngủ để hạn chế mùi hôi do tỏi gây ra trong khoang miệng.
2.2. Sử dụng tỏi với muối
Muối là một nguyên liệu có tính sát khuẩn cao. Cùng với đó, tỏi cũng là một nguyên liệu có tính sát khuẩn và kháng viêm cực kỳ tốt. Vì vậy, nếu kết hợp hai nguyên liệu sẵn có trong căn bếp sẽ tạo ra một bài thuốc chữa răng sâu vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện phương pháp kết hợp muối và tỏi:
– Chuẩn bị khoảng 2 – 3 tép tỏi đã được bóc vỏ và rửa sạch.
– Tiếp theo, băm nhỏ tỏi rồi giã nhuyễn với một chút muối và trộn đều.
– Sử dụng hỗn hợp trên đắp lên vùng bị sâu đều đặn và kiên trì mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối đa.
– Sau khoảng 2 – 3 tuần thực hiện bạn sẽ nhận thấy một kết quả bất ngờ.
2.3. Sử dụng tỏi với gừng
Một nguyên liệu sẵn có trong căn bếp mà cũng có công dụng chữa sâu răng vô cùng tuyệt vời đó chính là gừng. Gừng được xem là cách sữa sâu răng theo dân gian hiệu quả do trong gừng chứa các hoạt chất menzingibian, tecpen, oleoresin có công dụng kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả.
Bởi vậy, nếu kết hợp tỏi và gừng làm một bài thuốc chữa sâu răng sẽ đem lại tác dụng ngăn ngừa cũng như giảm sâu răng vô cùng hữu hiệu.
Cách thực hiện tại nhà như sau:
– Chuẩn bị khoảng 2 đến 3 tép tỏi đã bóc vỏ rửa sạch và 1 – 2 lát gừng tươi.
– Đem tỏi và gừng giã nhuyễn.
– Sử dụng hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vị trí bị đau do sâu răng.
– Cố gắng thực hiện phương pháp này hàng ngày, mỗi lần khoảng 15 phút rồi sau đó súc miệng lại với nước sạch, tốt nhất nên sử dụng nước ấm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp tỏi và gừng theo cách sau để chữa sâu răng:
– Đem tỏi và gừng đã rửa sạch xay nhuyễn cùng với khoảng 100 ml nước lọc.
– Sử dụng nước cốt thu được và ngậm trong miệng khoảng từ 5 đến 7 phút mỗi ngày.
– Lưu ý không nên nuốt hỗn hợp và hạn chế sử dụng nước trong khoảng 5 đến 10 phút sau khi ngậm tỏi và gừng để có thể đem lại hiệu quả tối ưu.
3. Cách chữa trị sâu răng tại nha khoa
Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng những phương pháp trên chỉ có công dụng làm giảm đau cấp tốc chứ không thể điều trị hoàn toàn bệnh lý sâu răng. Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám đúng cách và chỉ sử dụng các phương pháp trên tại nhà khi chưa thể đến nha khoa ngay.
Hiện nay, tuỳ vào mức độ sâu răng mà các nha sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu răng sâu còn ở mức độ nhẹ, các nha sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng. Nhưng nếu tình trạng sâu đã tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng đến tủy thì bắt buộc phải điều trị tủy, sau đó có thể dùng phương pháp bọc răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Trong một số trường hợp khác, khi tình trạng sâu đã quá nặng thì có thể phải nhổ bỏ răng sâu.
4. Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Thực hiện chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng. Ngăn chặn tình trạng cao răng hình thành dày đặc tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
– Sử dụng bàn chải lông mềm và có kích thước vừa phải để có thể chạm tới được vị trí trong cùng của cung hàm.
– Chú ý nên hay bàn chải đánh răng ít nhất 3 – 4 tháng một lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.
– Sau những bữa ăn nhẹ, nên sử dụng nước súc miệng có chứa Fluoride để làm sạch khoang miệng nhanh chóng.
– Thăm khám và lấy vôi răng theo định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Việc này sẽ giúp bạn kịp thời thực hiện các biện pháp điều trị bệnh răng miệng nếu có.
4.2. Chế độ ăn uống hợp lý
– Hạn chế ăn vặt, nhất là những thức ăn ngọt, chứa nhiều đường như bánh, kẹo hoặc các loại nước uống có gas vì chúng sẽ kích thích vi khuẩn tấn công men răng.
– Hạn chế sử dụng những thức ăn quá cứng hoặc dễ bám dính trong kẽ răng.
– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì rất dễ bị chuyển hoá thành cao răng trong khoang miệng nếu không được làm sạch hoàn toàn.
– Sử dụng kẹo cao su xylitol kết hợp với Fluoride để giảm thiểu nguy cơ sâu răng.
Qua bài viết trên, Nha khoa Quốc tế BIK hy vọng bạn đã biết được nên nhét gì vào răng sâu để giảm đau hiệu quả tại nhà. Bạn có thể nhét tỏi trực tiếp hoặc sử dụng hỗn hợp tỏi và muối, tỏi và gừng để giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có công dụng giảm đau cấp tốc, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để được chữa trị hoàn toàn bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.