Sâu răng là một bệnh lý phổ biến ngày nay, tuy nhiên khi gặp tình trạng răng sâu bị chảy máu lại là một vấn đề đáng lo ngại. Lúc này, rất có thể vết sâu đã lây lan đến tủy răng khiến tuỷ bị tổn thương, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây hoại tử tuỷ, một khi tuỷ đã mất đi thì răng cũng không còn tồn tại trên cung hàm được nữa.
1. Các tình trạng răng sâu chảy máu thường gặp?
Răng sâu bị chảy máu là một biến chứng nghiêm trọng khi gặp tình trạng sâu răng nặng. Khi đó, vi khuẩn có thể phá vỡ cấu trúc của răng và thâm nhập vào tuỷ, phá vỡ hệ thống thần kinh tuỷ răng khiến người bệnh cảm thấy răng bị đau nhức, khó chịu.
Do các hoạt động ăn nhai hàng ngày mà răng sâu bị chảy máu hay bị lọt thức ăn vào lỗ sâu, lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến những mạch máu ở dưới răng. Có hai tình trạng chảy máu răng sâu thường gặp:
1.1. Chảy máu ít và tự dừng sau đó
Đa số các trường hợp bị chảy máu răng sâu thường diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn, máu chảy ít và tự ngưng lại ngay sau đó, thường kéo dài từ 10 – 15 phút. Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp cầm máu nhanh và hạn chế vận động mạnh.
1.2. Máu chảy nhiều không cầm được
Đây là trường hợp chảy máu răng sâu khá ít gặp. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng này thì có khả năng cao là cấu trúc răng đã bị phá huỷ hoàn toàn, kết hợp với viêm tủy tạo ra cảm giác đau dữ dội. Khi gặp hiện tượng này người bệnh cần đến ngay các cơ sở nha khoa để được can thiệp điều trị đúng cách.
2. Răng sâu chảy máu nguy hiểm như thế nào?
Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, nguyên nhân chính do các mảng bám lâu ngày kết hợp với vi khuẩn ở khoang miệng gây ra. Dù đây là tình trạng phổ biến nhưng khách hàng cũng không nên chủ quan vì lâu dần sâu răng có thể gây hoại tử tuỷ, thậm chí là có nguy cơ mất răng.
Ngoài ra, khi răng sâu bị chảy máu cũng có thể gây ra một vài biến chứng bao gồm:
– Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu do sâu răng gây ra có thể vô cùng nghiêm trọng, vì khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần thân răng và nướu đã bị nhiễm trùng. Ngoài ra, việc trồng răng mới cũng sẽ rất khó khăn bởi lúc này nướu răng không còn chỗ để cắm trụ.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do hoạt động ăn nhai hàng ngày bị đau nhức, khó khăn kết hợp với việc các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể dẫn đến bị suy nhược.
– Hiện tượng chảy máu khi sâu răng cũng có thể gây ra một số bệnh lý nha khoa khác như bệnh viêm lợi, hôi miệng,…
3. Nguyên nhân dẫn đến răng sâu bị chảy máu
Răng bị sâu nếu không được điều trị sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn và có thể gây đau nhức vùng nướu dưới răng bị sâu và xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài. Đây có thể là một biểu hiện cảnh báo về những vấn đề xấu đang xảy ra trong cơ thể. Một vài nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng sâu răng bị chảy máu có thể kể đến như:
– Sâu răng lây lan đến các vùng nướu răng, đồng thời làm cho các mối liên kết giữa nướu và chân răng, thân răng trở nên yếu hơn. Bên cạnh đó, răng bị lung lay còn khiến lợi bị tổn thương, đặc biệt khi phải chịu các tác động từ bên ngoài như đánh răng, súc miệng, khi ăn nhai các đồ ăn cứng.
– Vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tuỷ khiến răng bị tổn thương, làm chết tủy, thậm chí lỗ sâu hoại tử xuống phần lợi hình thành nên các ổ viêm nhiễm, dẫn đến chảy máu. Ngoài ra, nướu cũng có thể bị sưng tấy và chảy mủ nếu chạm nhẹ.
– Vi khuẩn gây sâu răng lây lan sang các vùng xung quanh như vùng nền hàm và hình thành ổ khuẩn (áp-xe), theo thời gian các áp-xe sẽ bị bung ra và gây nên hiện tượng chảy máu.
4. Điều trị răng sâu bị chảy máu tại nha khoa
Khi gặp tình trạng chảy máu ở răng sâu có nghĩa là viêm nhiễm ở tuỷ đã xảy ra, biến chứng nặng hơn là có thể bị mất răng. Lúc này, bệnh nhân cần đến các cơ sở nha khoa để được các bác sĩ tiến hành khám tổng quát, chụp phim X-quang để xem xét mức độ viêm nhiễm tủy răng. Từ đó, đưa ra các biện pháp điều trị tối ưu nhất với từng trường hợp.
Dựa vào mức độ tổn thương của răng, có thể bảo tồn hoặc không bảo tồn được chiếc răng sâu bị chảy máu này:
– Viêm tủy nhẹ, có thể điều trị: Các bác sĩ sẽ chữa viêm tủy sau đó trám bít ống tuỷ ngăn cản sự lây lan của vi khuẩn và sự hình thành áp-xe. Lúc này, phục hình bảo tồn răng bằng bọc sứ là chỉ định cần thiết để giúp chiếc răng chắc khoẻ, bảo vệ răng đã lấy tủy bên trong.
– Viêm tủy nặng không thể điều trị: Lúc này thì răng sâu bị lung lay không thể bảo tồn được nữa, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ chiếc răng này, vệ sinh vùng nướu răng bị viêm nhiễm. Phục hình răng mới bằng phương pháp cấy ghép răng Implant khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ là điều cần thiết nhất lúc này.
5. Làm dịu sâu răng bị chảy máu tại nhà
Trong trường hợp răng sâu bị chảy máu mà chưa thể đến nha khoa để được điều trị thì có một vài cách hạn chế tình trạng chảy máu như sau:
– Sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn, ngăn ngừa chảy máu và nhiễm trùng nướu răng lây lan sang các răng khỏe mạnh khác. Nên ngậm nước muối và đảo đều để dung dịch có thể thấm vào nướu và răng. Có thể thay thế bằng nước muối ấm tại nhà, tuy nhiên không được pha quá mặn hoặc quá loãng.
– Chỉ nên sử dụng các loại thức ăn mềm, bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C để làm dịu cơn đau ở răng sâu.
– Hạn chế ăn nhau các loại đồ ăn cứng, không nên uống cà phê, bia rượu, các loại đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
– Sử dụng một số biện pháp giảm đau như: Ngậm nước lá ổi, dầu đinh hương, giấm táo,…
– Khi ăn tránh nhai ở vùng răng sâu đang bị đau.
6. Làm sao để ngăn ngừa răng sâu bị chảy máu?
Để phòng tránh sâu răng bị chảy máu, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa trên bề mặt răng
– Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm men răng bị ảnh hưởng.
– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng.
– Dùng kem đánh răng chứa nhiều flour hỗ trợ răng được chắc khỏe.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.
– Thăm khám nha khoa định kỳ và cạo vôi răng ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.
Vậy răng sâu bị chảy máu là một tình trạng khá nguy hiểm do vi khuẩn gây sâu răng lây lan đến tủy làm hoại tử, đồng thời ảnh hưởng xấu đến các vùng khác. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị. Trong đó, Nha khoa Quốc tế BIK với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cùng những trang thiết bị hiện đại nhất là một điểm đến đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn.