Nguyên nhân rụng răng phổ biến nhất là to tuổi tác quá cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số lý do khác khiến răng bị rụng. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh rụng răng sớm chỉ với việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như chú ý hơn về cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
1. Do tuổi tác
Nguyên nhân gây rụng răng phổ biến nhất là do tuổi tác đã quá cao và sức khỏe không còn được như trước. Lúc này, phần lợi, men răng, tủy răng và chân răng cũng sẽ trở nên yếu dần và kém chắc chắn. Đồng thời, một vài bệnh nha khoa xuất hiện do quá trình ăn nhai hằng ngày cũng có thể khiến phần răng không còn khỏe mạnh bị gãy, rụng hoặc tổn thương dẫn đến phải nhổ bỏ.
2. Do hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá thường xuyên của rất nhiều người đã vô tình đưa hàng triệu chất độc vào cơ thể và gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm. Hàm lượng Nicotin có trong thuốc lá có khả năng phá hủy men răng, làm tổn thương đến nướu và cả hàm răng, đây cũng là nguyên nhân rụng răng rất dễ xảy ra.
3. Do răng bị tổn thương
Khi phải chịu một lực tác động mạnh và bất ngờ thì răng hoàn toàn có thể bị tổn thương và lung lay. Việc thường xuyên dùng răng để cắn đồ vật cứng hay vặn nắp chai rất dễ làm răng cửa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu dùng tăm xỉa răng thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến kẽ răng bị thưa, thức ăn mắc lại nhiều hơn và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến nướu và răng dần suy yếu.
4. Cao răng làm mất răng
Cao răng là những mảng bám màu vàng ngà thường bám chặt ở vị trí giữa nướu và chân răng. Những mảng bám này là nơi các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển một cách thuận lợi. Trường hợp phần nướu răng bị vi khuẩn tấn công mạnh mẽ và bị tổn thương đến một mức độ nào đó sẽ không còn khả năng giữ được răng, khiến răng bị lung lay và là 1 trong những nguyên nhân rụng răng phổ biến.
5. Viêm lợi dẫn đến rụng răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm lợi nhưng phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém. Việc nướu bị viêm sẽ khiến các mô hỗ trợ như dây chằng và xương ổ răng bị phá hủy, từ đó khiến răng bị lung lay và cuối cùng bị rụng răng.
Viêm lợi có 2 dạng:
– Viêm lợi cục bộ không gây quá nhiều đau đớn nhưng dễ tái phát
– Viêm lợi cận răng lan rộng làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng gây cảm giác đau đớn kéo dài nhưng một khi đã được chữa khỏi thì khả năng tái phát là rất ít.
6. Ảnh hưởng khi răng bị rụng
Bị rụng một hay nhiều răng có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định sau:
6.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Trường hợp chiếc răng bị rụng thuộc nhóm răng cửa thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp và ngại phải nở nụ cười, từ đó có thể phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, nếu bị rụng răng chảy máu gây nhiễm trùng, mưng mủ còn gây ra mùi hôi cho hơi thở.
6.2. Khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng
Khi rụng răng đồng nghĩa với việc thực phẩm bị thiếu mất một chiếc răng để nhai nghiền, do đó áp lực sẽ tăng lên thêm lên những chiếc răng còn lại. Lúc này, quá trình ăn nhai gặp khó khăn và người bệnh sẽ có xu hướng nuốt chửng thức ăn nhiều hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe toàn thân.
6.3. Tiềm ẩn bệnh lý cơ thể
Trên thực tế, bên trong răng chứa rất nhiều dây thần kinh liên kết với các cơ quan khác của cơ thể. Chính vì vậy mà một chiếc răng bị rụng thì một số bộ phận khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ trường hợp nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến thị giác.
7. Ngăn ngừa rụng răng bằng cách nào?
7.1. Thường xuyên thăm khám nha khoa
Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo nên đặt lịch hẹn với bác sĩ ít nhất 2 lần/ 1 năm để răng miệng được theo dõi và chăm sóc tốt nhất. Tuy nhiên, đối với trường hợp có bệnh lý răng miệng khác thì số lần đến nha khoa có thể sẽ nhiều hơn.
7.2. Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Cần chải răng sáng tối ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm sạch các mảng bám trên răng cũng như loại bỏ đi toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng. Chú ý sử dụng bàn chải lông mềm để giúp răng và nướu không bị tổn thương. Có thể sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước muối sinh lý để loại bỏ đi các vụn thức ăn còn mắc lại ở kẽ răng.
7.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hoàn toàn không cần thực hiện một chế độ ăn kiêng đặc biệt nhằm tránh bị rụng răng, tuy nhiên vẫn cần đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày về hàm lượng Vitamin và Canxi để giúp răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, đường là một nguyên liệu hỗ trợ vi khuẩn sản xuất axit và enzym gây hại cho răng nên hãy hạn chế và cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.
7.4. Kiểm soát cắn và nghiến răng
Cắn và nghiến răng có thể khiến men răng bị mòn nên để ngăn ngừa bị rụng răng, các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và thư giãn đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn một số biện pháp để bảo vệ khớp cắn đối với trường hợp có thói quen nghiến răng trong lúc ngủ.
7.5. Tránh xa thuốc lá
Các chất độc có trong thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu nuôi nướu, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nha chu. Bên cạnh đó, những người hút thuốc lá thường sẽ khó điều trị bệnh và phản ứng của họ đối với liệu trình chữa trị cũng khó dự đoán hơn, việc đó khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng một cách dễ dàng.
7.6. Theo dõi bệnh mãn tính
Nếu mắc phải các bệnh mãn tính, cần có thói quen theo dõi và chăm sóc răng miệng nhiều hơn. Vì một khi mắc bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị do cơ thể mất đi khả năng chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương.
Vậy có khá nhiều nguyên nhân khiến răng bị rụng và gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với bệnh nhân. Do đó, khi cảm thấy một số dấu hiệu bất thường của nướu và răng, cần ngay lập tức đến nha khoa để tiến hành thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.