Mới Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Răng khi tiến hành niềng phải chịu một lực siết vừa đủ để có thể dịch chuyển về đúng vị trí trên khung hàm nên không còn được chắc khỏe và nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì vậy mà mới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp đảm bảo hiệu quả chỉnh nha mà còn nâng cao được sức đề kháng cũng như sức khỏe tổng thể.

1. Vì sao cần chú ý chế độ ăn uống sau khi niềng răng?


Sau khi niềng răng, các bộ phận trong miệng như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với khí cụ niềng răng nên sẽ gây cảm giác khó chịu, vướng víu khi ăn nhai, giao tiếp. Ngoài ra, do lực tác động của hệ thống dây cung mắc cài mà cũng sẽ khiến cảm giác đau nhức xuất hiện. Tùy vào cơ địa cũng như mức độ nhạy cảm của răng mà có người sau khi niềng răng sẽ thấy hơi đau hoặc không cảm thấy đau đớn gì.

Răng do phải chịu lực siết khá mạnh để dịch chuyển về vị trí đúng nên sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều, chính vì vậy mà ngoài vệ sinh răng miệng, việc ăn uống cũng rất cần được chú ý để tránh làm tổn thương và gây đau đớn cho răng, hàm. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp rút ngắn thời gian niềng răng đáng kể.

2. Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống được bình thường?


Trên thực tế, chỉ có 2 thời điểm mà việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn trong quá trình niềng răng. Đó là khoảng thời gian 1-2 tuần đầu khi bắt đầu niềng răng và 1-3 ngày sau khi thay dây cung theo định kỳ tại nha khoa. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống bình thường ngoài 2 giai đoạn đã kể trên.

Sau khi tháo khí cụ, kết thúc quá trình niềng răng và răng được dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm thì việc ăn uống chắc chắn sẽ trở nên thoải mái hơn. Lúc này, tình trạng sai lệch khớp cắn đã được khắc phục hoàn toàn nên bạn có thể dễ dàng cắn xé, nghiền nát thức ăn mà bản thân yêu thích.

3. Mới niềng răng nên ăn gì?


Khi mới niềng răng, bạn nên lựa chọn một số thực phẩm sau đây:

  3.1. Thực phẩm chín mềm

Các thực phẩm như cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở được nấu chín kỹ sẽ giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Do không cần sử dụng lực lớn để nhai nghiền thức ăn nên răng cũng không bị đau nhức, ê buốt.

  3.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trong giai đoạn đầu, sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp bệnh nhân bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời làm giảm áp lực lên các răng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh răng đạt được hiệu quả như mong muốn.

  3.3. Các món ăn từ trứng

Các món ăn từ trứng như trứng chiên, trứng luộc, bánh flan,… chứa nhiều vitamin D và cũng rất dễ ăn nên bạn có thể thoải mái thưởng thức, góp phần làm phong phú thêm thực đơn khi thực hiện niềng răng.

  3.4. Thực phẩm bổ sung dưỡng chất

Khi phải chịu những cơn đau nhức, con người thường có tâm lý chán nản, bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn rất dễ rơi vào tình trạng thiếu chất, suy nhược cơ thể. Do đó, bạn cũng cần đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các loại thịt. Thịt bò, thịt cá,… đều cần phải đảm bảo đã được chế biến chín mềm, có thể băm nhuyễn hoặc ninh nhừ để dễ dàng tiêu hóa hơn.

  3.5. Thực phẩm cung cấp vitamin

Cần bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. bạn nên bổ sung một số loại trái cây như táo, chuối, cam, bưởi,… cũng như các loại rau củ có màu xanh đậm, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như súp lơ, rau cải xanh, rau chân vịt,… trong thực đơn hằng ngày.

4. Mới niềng răng kiêng ăn gì?


Để đảm bảo sự thành công của quá trình chỉnh nha, bạn cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

  4.1. Thực phẩm cứng, dai

Khi ăn các loại đồ cứng như kem, đá, xương, kẹo,… răng và hàm phải vận động nhiều nên cảm giác đau nhức là không thể tránh khỏi. Đồng thời các loại thức ăn trên có thể ảnh hưởng đến bề mặt răng và khí cụ chỉnh nha. Trường hợp thức ăn quá dai thì có thể bị mắc kẹt lại ở các rãnh của mắc cài và dây cung nên sẽ rất khó để thực hiện vệ sinh, lâu dần sẽ khiến mắc cài bị bung ra khỏi bề mặt răng.

  4.2. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Trên thực tế, nhiệt độ của thức ăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến răng vốn không được chắc khỏe như bình thường trở nên ê buốt, nhạy cảm hơn. Đồng thời hệ thống dây cung, mắc cài cũng sẽ bị giãn nở ra hoặc co lại.

  4.3. Thức ăn giòn, nhiều vụn

Khi bạn thực hiện niềng răng cũng nên kiêng những món như bánh mì, bỏng ngô, bánh quy, bim bim,… Những món này thường để lại nhiều vụn và có thể bị kẹt lại ở mắc cài, vệ sinh không sạch sẽ có thể dẫn đến một số bệnh lý răng miệng.

5. Những lưu ý khác trong quá trình niềng răng


Bên cạnh một số chú ý về việc ăn uống, bạn cũng nên lưu ý vài điều sau đây trong suốt quá trình niềng răng:

–   Nên ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo sức khỏe và tránh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

–   Không được dùng răng cắn những vật dụng khác như nắp chai, nắp lon nước ngọt,… để tránh làm hư hỏng khí cụ niềng cũng như ảnh hưởng đến răng.

–   Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm.

–   Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride nhằm hỗ trợ bảo vệ và giúp răng cứng chắc trong quá trình chỉnh nha.

–   Tuân thủ nghiêm ngặt theo những hướng dẫn và tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để được kiểm tra, khắc phục những vấn đề bất thường nếu có.

6. Niềng răng trong suốt Invisalign để thoải mái ăn uống


Nếu khi thực hiện niềng răng mắc cài truyền thống, bạn phải lo lắng nhiều về việc ăn uống sẽ khiến mắc cài bị hỏng, khó vệ sinh răng miệng nên phải kiêng ăn nhiều thứ thì giải pháp chính là niềng răng trong suốt Invisalign. Khác với niềng răng truyền thống có hệ thống dây cung, mắc cài được gắn cố định trên răng, khí cụ chỉnh nha của phương pháp niềng răng trong suốt là khay chỉnh nha có thể tháo lắp linh hoạt mang đến sự tiện lợi cho hoạt động mỗi ngày.

Máng niềng răng trong suốt Invisalign được chế tạo từ nhựa trong suốt sao cho ôm sát với thân răng nên gần như vô hình khi đeo, mang đến tính thẩm mỹ và sự tự tin tối đa cho mọi hoạt động giao tiếp của bạn. Với khả năng tháo lắp linh hoạt, máng niềng răng chỉ cần được đeo trong vòng 20-22 giờ mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tháo khay niềng trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nhờ vậy nên cũng không cần kiêng ăn những loại thực phẩm mà bản thân yêu thích. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì bạn chỉ cần thực hiện vệ sinh bề mặt răng như lúc chưa thực hiện niềng răng.

Với những thông tin đã cung cấp phía trên, Nha khoa Quốc tế BIK hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống, niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì khi đang trong quá trình niềng. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp rút ngắn được thời gian niềng răng, tránh làm mắc cài bị hư hỏng cũng như đảm bảo được sức khỏe tổng thể.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..