VN

Lấy Cao Răng Định Kỳ Có Đau Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Lấy cao răng là gì?

2. Tác hại của cao răng

3. Lợi ích của việc lấy cao răng

4. Lấy cao răng có đau không?

5. Một số lưu ý khi lấy cao răng

6. Bao lâu thì lấy cao răng một lần?

7. Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng


Lấy cao răng được cho là biện pháp giúp khắc phục phần nào tình trạng răng bị ố vàng làm mất tự tin khi nở nụ cười cũng như làm giảm được nguy cơ mắc phải các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác. Việc lấy cao răng có đau không sẽ phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ và tình trạng cao răng nên việc lựa chọn nha khoa uy tín để sử dụng dịch vụ là rất quan trọng để có được cảm giác thoải mái nhất khi lấy cao răng. 

1. Lấy cao răng là gì?

Trên thực tế, sau một khoảng thời gian khi ăn xong nếu không được vệ sinh thì sẽ xuất hiện mảng bám trên bề mặt răng. Các mảng bám này và vụn thức ăn còn trong kẽ răng tích tụ lâu ngày và sẽ bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi cacbonat và calcium phosphate có trong nước bọt tạo thành vôi răng hay còn được gọi là cao răng. Cao răng thường tồn đọng thành lớp dày có màu vàng nhạt bám chắc ở vị trí giữa nướu và chân răng. 

Do cao răng bám rất chắc vào bề mặt răng nên lấy cao răng chuyên nghiệp tại nha khoa là biện pháp duy nhất để làm sạch. Lấy cao răng là quá trình bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng tạo ra độ rung để các mảng bám rơi ra khỏi nướu và thân răng. Đây là một kỹ thuật tương đối cơ bản và đơn giản trong ngành nha nhưng vẫn đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ của người bác sĩ. 

2. Tác hại của cao răng

Do cao răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển nên sẽ mang lại nhiều tác hại như: 

  2.1. Tình trạng tiêu xương răng

Vi khuẩn tích tụ lâu ngày ở cao răng sinh ra nhiều độc tố gây viêm, nếu tình trạng viêm nhiễm không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương răng khiến cho lợi mất chỗ bám, răng càng ngày càng dài ra làm lộ vùng chân răng không được bảo vệ. Xương răng càng bị tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm bên trong xương càng ngắn lại khiến quá trình tiêu xương trở nên nhanh chóng hơn. 

  2.2. Dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác

Do nằm ở vị trí rất thuận lợi để tấn công vào nướu và răng nên vi khuẩn rất dễ dàng tấn công vào những vị trí này. Tình trạng nhẹ nhất mà các loại vi khuẩn này có thể gây ra là viêm nướu, sâu răng và nếu viêm nướu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm nha chu với những biểu hiện như: chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống

  2.3. Gây mất thẩm mỹ

Do cao răng hình thành ở những vị trí rất dễ nhìn thấy nhưng có màu khác biệt so với màu răng tự nhiên nên sẽ khiến nhiều người mất tự tin khi nở nụ cười.

  2.4. Hơi thở có mùi

Do các loại vi khuẩn ẩn nấp dưới cao răng để phát triển và chờ cơ hội tấn công nướu và răng nên tình trạng hôi miệng do một trong những loại vi khuẩn ấy gây nên là không thể tránh khỏi. Mùi hôi khó chịu này thường không thể loại bỏ chỉ bằng các bước vệ sinh răng miệng cơ bản mỗi ngày.

->> Xem thêm: Tác Dụng Của Lấy Cao Răng Đối Với Sức Khỏe Răng Miệng

3. Lợi ích của việc lấy cao răng

Do những tác hại trên, thực hiện lấy cao răng là rất cần thiết và sẽ mang lại những ích lợi như: 

  3.1. Loại bỏ mùi hôi của hơi thở

Do vi khuẩn gây mùi hôi cho hơi thở phát triển trong vôi răng nên việc lấy vôi răng thường xuyên sẽ giúp đánh bay hơi thở có mùi. Từ đó, chỉ với việc chải răng mỗi ngày sẽ mang lại hơi thở thơm mát cả ngày.

  3.2. Phòng tránh các bệnh răng miệng

Những mảng bám trên răng tích tụ lâu ngày thì vi khuẩn sẽ tạo ra axit ăn mòn men răng và đây chính là tác nhân gây ra sâu răng. Mặt khác, vi khuẩn sẽ có thể lây nhiễm sang phần nướu phía dưới đường viền nướu. Nếu được lấy cao răng định kỳ sẽ loại bỏ được nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh về nướu. 

  3.3. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng

Khi tiến hành lấy cao răng định kỳ, bác sĩ sẽ có cơ hội thực hiện chụp X-quang để kiểm tra chân răng và xương hàm, lúc này có thể sẽ phát hiện được những bệnh răng miệng có dấu hiệu khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

  3.4. Cải thiện sức khỏe

Không chỉ gây ra các bệnh răng miệng khác, vi khuẩn có trong cao răng còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tim mạch, bệnh hầu họng, bệnh đường hô hấp dưới,... Do đó, loại bỏ cao răng cũng là một trong những phương pháp ngăn ngừa các vấn đề trên hiệu quả. 

4. Lấy cao răng có đau không?

Với công nghệ hiện đại, các nha khoa đều trang bị loại máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm thay cho loại máy có móc câu truyền thống. Bác sĩ sẽ dùng độ rung của sóng siêu âm làm cao răng rơi khỏi bề mặt răng, cổ răng và những kẽ răng mà không tác động gì đến men răng. Quá trình lấy cao răng có gây đau đớn, ê buốt nhiều không còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: 

  4.1. Tình trạng răng miệng

Tình trạng của những mảng bám cao răng sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định liệu lấy cao răng có đau không. Trường hợp cao răng đã tồn đọng thành lớp dày và bám chặt dưới nướu thì việc lấy cao răng sẽ bị ê buốt đôi chút. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ biến mất sau vài ngày và hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai của răng.

Ngoài ra, nếu khách hàng mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, sưng lợi thì việc lấy cao răng sẽ gây ê buốt hơn do dụng cụ vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với phần nướu để loại bỏ cao răng.

  4.2. Kỹ thuật lấy vôi răng

Tuy lấy cao răng là kỹ thuật khá đơn giản nhưng tay nghề của bác sĩ nha khoa cũng là yếu tố quan trọng góp phần giảm nhẹ cơn đau của khách hàng. Nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì sẽ thực hiện thao tác nhẹ nhàng và chính xác, không tác động đến lưỡi hay má trong, từ đó giảm nhẹ được cảm giác đau nhức, ê buốt.

  4.3. Thiết bị máy móc hỗ trợ

Nếu trước đây bác sĩ thường dùng dụng cụ cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì với sự phát triển của công nghệ hiện đại, máy cạo vôi răng bằng sóng siêu âm được ưa chuộng hơn cả. Đây là kỹ thuật lấy vôi răng bằng lực rung với tần số vừa đủ, không làm ảnh hưởng đến men răng để tránh tình trạng ê buốt nhưng vẫn đảm bảo loại bỏ tối đa mảng bám cao răng.

5. Một số lưu ý khi lấy cao răng

Tuy là một kỹ thuật khá đơn giản và phổ biến nhưng khách hàng vẫn nên lưu ý những điều sau đây để quá trình lấy vôi răng được an toàn: 

  5.1. Trẻ em dưới 10 tuổi

Khoảng thời gian dưới 10 tuổi, răng sữa của trẻ em thường chưa rụng hết và răng vĩnh viễn vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Vì vậy nên việc lấy vôi răng sẽ khiến các răng mới nhú bị mọc lệch. Do đó, ở độ tuổi này, trẻ em chỉ nên thực hiện vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng hoặc nếu cần thiết phải lấy cao răng, cần giảm cường độ rung của máy siêu âm. 

  5.2. Người có bệnh lý răng miệng

Trường hợp khách hàng đang gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,... thì việc lấy cao răng sẽ gây đau nhức và có thể chảy máu vì răng miệng đang bị tổn thương. 

  5.3. Phụ nữ đang mang thai

Việc tiến hành lấy cao răng trong thời kỳ mang thai là hoàn toàn cần thiết nhưng phụ nữ mang thai chỉ nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4,5 hoặc 6), tránh 3 tháng đầu và cuối để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và bé.

6. Bao lâu thì lấy cao răng một lần?

Do cao răng tích tụ lâu ngày sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nên việc lấy vôi răng là vô cùng cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, tiến hành lấy cao răng thường xuyên sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng và nhiều tổn thương khác. Do đó, khách hàng chỉ nên tiến hành lấy cao răng định kỳ, tùy theo từng trường hợp răng miệng mà khoảng cách giữa các lần cạo vôi răng là khác nhau. 

Thông thường, bác sĩ khuyên nên tiến hành lấy cao răng khoảng 6 tháng 1 lần đối với những trường hợp răng miệng có sức khỏe tốt và men răng láng bóng. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì lúc này cao răng chưa hình thành quá nhiều gây khó khăn cho quá trình lấy cao răng và cao răng cũng chưa có khả năng làm ảnh hưởng đến nướu. 

Trường hợp răng có men sần sùi, dễ tích tụ các mảng thức ăn dư thừa, người thường xuyên uống trà, cà phê hay hút thuốc thì nên lấy cao răng 3-4 tháng/ 1 lần.

7. Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Vì răng và nướu trở nên rất nhạy cảm, dễ tổn thương sau khi lấy cao răng nên cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách: 

  7.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để ngăn chặn mảng bám cao răng hình thành. Chú ý dùng bàn chải lông mềm, lực chải răng vừa phải, tránh đặt bàn chải theo chiều ngang để tránh men răng bị tổn thương. Nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng ngay sau khi ăn xong để loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại. 

  7.2. Thực phẩm nên tránh 

- Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tổn thương đến men răng, làm răng ê buốt

- Nên tránh các loại thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê, socola,... cũng như tránh xa thuốc lá, bia rượu sau khi lấy cao răng

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, quá cứng hay dai, dẻo

Vậy lấy cao răng là kỹ thuật khá đơn giản và cần thiết đối với tất cả mọi người để phòng tránh được nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,... Tuy nhiên, việc lấy cao răng có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy nên lựa chọn nha khoa uy tín để tiến hành lấy cao răng để hạn chế tối đa cảm giác đau đớn, ê buốt.