Răng khôn là răng cuối cùng mọc trong hàm, thường xuất hiện khi chúng ta đạt độ tuổi trưởng thành. Một số người trải qua quá trình này một cách dễ dàng, nhưng cũng có những trường hợp răng khôn mọc gây đau đớn, không thoải mái, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nguy hiểm. Để khắc phục tình hình này, việc nhổ răng khôn thường được các chuyên gia khuyến nghị. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tự hỏi liệu không nhổ răng khôn có được không? Nha khoa Quốc tế BIK sẽ giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Răng khôn là gì? Có tác dụng gì?
Để biết răng khôn có cần nhổ không? Bạn cần xác định răng khôn là chiếc nào trên cung hàm của mình. Có thể nghe tên gọi khác nhau như răng 8, răng cối lớn thứ 3, đều chỉ là cách gọi khác nhau cho chiếc răng cuối cùng trên cung hàm. Trước tuổi 17, hiếm khi có người thấy răng này mọc. Thường xuất hiện từ 17 tuổi trở đi.
Mỗi người lớn có thể có tối đa 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc trên mỗi hàm. Khi chúng mọc, thường gây đau và khó chịu. Chúng không hữu ích trong quá trình nhai thức ăn. Về mặt thẩm mỹ, chúng không ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt.
Không nhổ răng khôn có được không?
Việc không nhổ răng khôn có được không là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo một số liệu thống kê ở Mỹ, khoảng 85% người trưởng thành đã nhổ răng khôn.
Theo chuyên gia, để quyết định giữ lại răng khôn hay không, cần xem xét các yếu tố sau:
- Răng khôn phải khỏe mạnh, không bị các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm lợi trùm,…
- Răng khôn đã mọc hoàn chỉnh, không mọc ngầm, mọc lệch hoặc có hình dạng không bình thường.
- Răng khôn phải mọc thẳng và phải có răng đối diện ăn khớp.
Tuy nhiên, rất ít người có răng khôn mọc thẳng. Hầu hết mọi người gặp phải vấn đề răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc, mọc ngầm, thậm chí mọc chiều ngang đâm vào răng bên cạnh. Nếu không nhổ kịp thời, những vấn đề này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Gây sâu răng, viêm lợi
Các răng khôn mọc lệch sẽ tạo ra những khe nhỏ với răng số 7, khiến cho thức ăn dễ bị kẹt và khó vệ sinh. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu..
Xô lệch răng bên cạnh
Răng khôn thường bắt đầu mọc muộn nhất từ 18 – 25 tuổi, khi các răng khác đã mọc hết. Do không có đủ không gian, răng khôn thường sẽ xô đẩy và chen chúc các răng khác, gây ra tình trạng hàm xô lệch và sai khớp cắn. Điều này ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn. Trong một số trường hợp, răng khôn mọc dưới nướu có thể đâm vào răng số 7, gây ra đau nhức và có thể làm hỏng cấu trúc của hàm răng.
Viêm nha chu và viêm lợi trùm
Khi răng khôn mọc không đúng hướng, có thể tạo ra khoảng trống giữa các răng. Nếu răng khôn mọc ở góc sâu trong của hàm, việc vệ sinh sẽ rất khó khăn vì bàn chải và chỉ nha khoa không thể tiếp cận được. Dần dần, thức ăn bị kẹt trong đó sẽ gây vi khuẩn tích tụ, gây viêm nướu và viêm lợi, khiến cho việc ăn uống trở nên đau đớn và không thoải mái.
Rối loạn phản xạ, cảm giác
Nếu răng khôn mọc lệch va vào dây thần kinh có thể gây ra tình trạng hàm bị kẹt, dẫn đến việc không thể mở miệng to được. Đối với một số vùng mô mềm như lưỡi, niêm mạc miệng có thể xuất hiện cảm giác tê tê, thậm chí là mất cảm giác.
Gây u nang xương hàm
Răng số 8 mọc dưới nướu gây tổn thương cho chân răng kế cận và cấu trúc xương hàm, có thể dẫn đến việc hao mòn chân răng và hình thành u nang xương hàm. Thực tế, các u nang xương hàm thường lành tính và phát triển chậm. Nếu phát hiện kịp thời, chúng có thể được điều trị hoàn toàn mà không tái phát. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể gây gãy xương hàm hoặc biến dạng khuôn mặt.
Viêm họng mãn tính
Các bác sĩ nha khoa cho biết, do răng khôn nằm ở phía sau nên việc làm sạch chúng rất khó khăn. Nếu không nhổ răng kịp thời, vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoang miệng, sau đó tấn công niêm mạc họng. Đây là nguyên nhân chính gây ho và đau họng dai dẳng.
Có nên nhổ răng khôn không?
Do vì xuất hiện sau cùng, khi tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh nên không còn nhiều chỗ trống cho răng khôn để phát triển bình thường. Điều này dẫn đến việc răng khôn thường gây ra các vấn đề về răng miệng như đau nhức kéo dài, sưng lợi, viêm nướu, thậm chí có thể mọc lệch, đâm vào răng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe nướu miệng. Mặc dù gây nhiều phiền toái khi xuất hiện, nhiều người vẫn lo lắng và tự hỏi liệu có cần phải nhổ răng khôn hay không…
Các trường hợp nên nhổ răng khôn
Bạn sẽ được khuyến nghị loại bỏ răng khôn nếu bạn gặp một hoặc nhiều trong những dấu hiệu sau đây:
- Răng khôn mọc không thẳng, nghiêng hoặc nằm ngang, gây ra sự chèn ép, đau đớn và ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn;
- Xung quanh răng khôn xuất hiện u nang, gây tổn thương cho xương hàm;
- Răng khôn khiến các răng khác bị chèn ép hoặc lệch chuẩn;
- Nướu lợi có dấu hiệu nhiễm trùng liên tục, gây ra chảy máu chân răng;
- Tạo kẻ đọng thức ăn với răng số 7, dẫn đến tình trạng sâu răng.
Các trường hợp không nên nhổ răng khôn?
Nếu răng số 8 của bạn không gây hại cho răng số 7 và các răng khác, có hình dạng bình thường, mọc thẳng và cắn khớp đúng vị trí, và nếu bạn không mắc các bệnh lý như rối loạn đông máu, tim mạch, đái tháo đường, huyết áp không ổn định, hay bệnh về thần kinh, hoặc đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể giữ lại răng số 8 của mình.
Quyết định có nên nhổ răng khôn hay không là quyết định cá nhân. Để có lời khuyên chính xác, bạn nên thăm khám và thảo luận với bác sĩ Nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng của mình luôn được bảo vệ tốt nhất.
Các biến chứng có thể gặp phải sau khi nhổ răng khôn
Khi răng khôn mọc, nó có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe của răng miệng. Nếu không được chăm sóc kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng như:…
Viêm lợi trùm:
Thường khi răng số 8 mọc nghiêng lệch sẽ gây ra vấn đề cho lợi. Lợi trùm sẽ trở thành nơi để thức ăn tích tụ lại. Nếu không làm sạch kỹ, thức ăn có thể dẫn đến vi khuẩn và nhiễm trùng, gây viêm nang lợi, sưng đau.
Viêm nha chu:
Khi răng khôn mọc đúng vị trí nhưng có hình dạng không bình thường, thì thức ăn dễ bám vào kẽ răng, dẫn đến nguy cơ sâu răng và viêm nha chu cho những răng xung quanh.
Sâu răng:
Việc thức ăn bị kẹt lâu ngày giữa răng khôn và răng số 7 có thể dẫn đến sự phát triển của sâu trên cả hai răng.
Viêm mô tế bào:
Khi tế bào bị viêm, có thể gặp tình trạng má sưng to, khi chạm vào sẽ đau, khó khăn khi ăn và nhai, miệng không thể mở rộng bình thường, cảm giác hàm cứng và có thể xuất hiện nốt mủ ở chân răng.
Để nhổ răng khôn an toàn và không để lại các hậu quả trên bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
Các lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Để giảm thời gian phục hồi và đau sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc sau:
- Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc miệng và tuân thủ mọi chỉ định;
- Để giảm đau, sưng, viêm và nhanh lành vết thương, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Hãy mua đúng loại thuốc, uống đúng liều và đúng thời gian theo hướng dẫn;
- Nếu đau không giảm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không bao giờ tự ý sử dụng thuốc giảm đau;
- Nếu có dấu hiệu bất thường như máu chảy không ngừng, sưng nhiều ở vùng nhổ răng, sốt, hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Để tránh biến chứng nguy hiểm;
- Hãy đến khám lại vết thương theo lịch hẹn của bác sĩ.
Những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về không nhổ răng khôn có được không, quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng. Để được tư vấn và điều trị tốt nhất, hãy liên hệ hoặc đến Nha khoa Quốc tế BIK để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.