VN

Đánh Răng Bằng Muối Tại Nhà Có Tốt Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Tác dụng của việc đánh răng bằng muối

2. Các loại muối có thể dùng để đánh răng

3. Súc miệng bằng nước muối

4. Đánh răng trực tiếp bằng muối

5. Đánh răng bằng muối và kem đánh răng

6. Đánh răng bằng muối và chanh

7. Đánh răng bằng muối và trà xanh

8. Đánh răng bằng muối có nguy hiểm không?


Không chỉ là một trong những thành phần gia vị không thể thiếu đối với mỗi bữa ăn hằng ngày mà với tính sát khuẩn cao, khả năng loại bỏ các mảng bám cứng đầu và vụn thức ăn ở kẽ răng, chân răng hiệu quả, muối là nguyên liệu được nhiều người lựa chọn để làm sạch răng. Có thể đánh răng trực tiếp với muối hoặc kết hợp muối với một số nguyên liệu khác giúp tăng hiệu quả làm sạch và dù lựa chọn cách nào thì vẫn mang lại hàm răng trắng sáng và hơi thở thơm mát cả ngày dài. 

1. Tác dụng của việc đánh răng bằng muối 

Muối tự nhiên là hợp chất bao gồm 3% muối khoáng và hơn 60 yếu tố vi lượng rất có lợi cho sức khỏe răng miệng nên muối được xem là phương pháp chữa hôi miệng, hạn chế mảng bám trên răng khá phổ biến đối với nhiều người. 

Muối được dùng trong y tế khá nhiều vì có tác dụng sát khuẩn, ngừa viêm, đồng thời mang lại hiệu quả khả năng diệt khuẩn cao. Do đó, đánh răng bằng muối là một phương pháp hạn chế viêm lợi, nhiệt miệng an toàn và mang lại nhiều lợi ích sau:

  1.1.  Làm sạch khoang miệng

Muối có khả năng ngăn ngừa hình thành và đánh bật các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng hiệu quả đồng thời loại bỏ triệt để các vụn thức ăn còn mắc vào kẽ răng nên sẽ giúp khoang miệng trở nên trắng sạch.

  1.2. Giảm sưng đỏ, viêm nhiễm và giúp lành thương

Nhờ có tính sát khuẩn cao, muối có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm từ đó thúc đẩy quá trình lành thương. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng sẽ thuyên giảm đáng kể sau khi đánh răng bằng muối.

  1.3. Ngăn ngừa sâu răng

Những lỗ sâu răng thường là nơi sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng, việc đánh răng bằng muối sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn đồng thời lấp đầy lỗ hổng do sâu răng gây ra.

  1.4. Loại bỏ hơi thở có mùi

Do các nguyên nhân gây mùi cho hơi thở như vi khuẩn, cặn thức ăn, cao răng,... đều được loại bỏ khi đánh răng bằng muối nên sẽ mang đến hơi thở thơm mát cả ngày.

2. Các loại muối có thể dùng để đánh răng

Có thể lựa chọn các loại muối sau đây để đánh răng:

  2.1. Muối Nabica

Muối Nabica hiện nay đã xuất hiện khá phổ biến tại các hiệu thuốc với giá khoảng 5.000 đồng/ 1 gói. Có thể dùng trực tiếp muối Nabica để đánh răng, nhưng các chuyên gia khuyên nên kết hợp muối này cùng với kem đánh răng mỗi ngày để mang lại hiệu quả rõ rệt hơn. 

Chỉ cần lấy kem đánh răng như thường ngày rồi rắc một chút muối Nabica lên trên và chải răng 2 lần sáng tối mỗi ngày, sau 7 ngày sẽ thấy hiệu quả mà muối Nabica mang đến cho khoang miệng.

  2.2. Muối hồng

Do nằm sâu trong núi và được bao bọc bởi những dãy núi lửa nên lượng khoáng chất có trong muối hồng là lớn hơn rất nhiều so với muối thông thường. Do vậy mà công dụng muối hồng đem lại cho răng miệng cũng rất lớn. Không chỉ đơn thuần là làm sạch răng miệng, muối hồng còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hình thành và phát triển một cách hiệu quả, không chỉ vậy, tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ hay chảy máu chân răng sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.

  2.3. Muối Iot

Dù muối Iot không chứa nhiều khoáng chất như muối hồng và muối Nabica nhưng vẫn có thể giúp làm sạch răng miệng một cách hiệu quả. Do đó nếu không thể tìm mua 2 loại muối trên thì hoàn toàn có thể sử dụng muối Iot có sẵn trong căn bếp để đánh răng.

Tuy nhiên, khi sử dụng muối Iot cần chú ý lựa chọn muối Iot có hạt nhỏ, mịn mới có thể dễ dàng thấm và tan khi dùng để đánh răng. Nếu nhà không có muối Iot mịn thì cũng có thể nghiền muối hạt to trước khi thực hiện đánh răng.

3. Súc miệng bằng nước muối

Muối có khả năng hòa tan trong nước một cách hiệu quả do vậy nên sử dụng nước muối là phương pháp đơn giản nhất để sát khuẩn cho răng miệng. Chỉ cần hòa tan 1 thìa cà phê muối với 200ml nước ấm và dùng hỗn hợp đó để súc miệng trong khoảng 2-3 phút mỗi lần. Sau đó nhổ đi nước muối và súc miệng lại bằng nước sạch. 

4. Đánh răng trực tiếp bằng muối

Làm trắng răng bằng muối là cách làm sạch răng miệng truyền thống khi chưa có sự xuất hiện của kem đánh răng. Với cách này, chỉ cần thấm một chút muối vào bàn chải và đánh răng như bình thường 2 lần mỗi ngày. 

Nếu lựa chọn đánh răng bằng muối theo cách này, nên kiên trì thực hiện sau 1-2 tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để tránh làm răng bị tổn thương.

5. Đánh răng bằng muối và kem đánh răng

Kem đánh răng hàng ngày có tác dụng làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng, đồng thời làm trắng răng, vì vậy nên khi kết hợp với muối sẽ mang lại hiệu quả gấp 3 lần.

Với cách này, chỉ cần cho lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải, sau đó rắc lên vài hạt muối là có thể chải răng như bình thường. Nên thực hiện phương pháp này ít nhất 2 lần mỗi ngày và sau 2 tuần sẽ có kết quả rõ rệt. 

6. Đánh răng bằng muối và chanh

Khi kết hợp muối với chanh, hiệu quả mang lại không chỉ là một hàm răng sạch sẽ mà nhờ có axit trong chanh giúp răng trắng sáng hơn rất nhiều. Với cách này, cần hòa tan muối và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1 rồi ngậm trong khoảng 2-3 phút và súc miệng lại bằng nước sạch. Lưu ý không nên quá lạm dụng cách làm trắng răng này mà chỉ nên thực hiện khoảng 1-2 lần/ 1 tuần để tránh axit trong chanh có thể làm mòn men răng, gây ê buốt.

7. Đánh răng bằng muối và trà xanh

Để giúp răng miệng trắng sáng lên mỗi ngày cũng có thể kết hợp sử dụng muối và trà xanh. Do trong trà xanh có hợp chất kháng khuẩn, ngừa viêm và đồng thời loại bỏ mùi hôi của hơi thở rất tốt nên hoàn toàn có thể áp dụng lá trà xanh trong việc vệ sinh răng miệng. 

Với cách này, cần nấu thật đặc một chút lá trà xanh rồi cho vào lọ thủy tinh để bảo quản sử dụng lâu dài. Chỉ cần chải răng mỗi ngày 2 lần cùng kem đánh răng và muối cho thật kỹ, sau đó súc miệng lại bằng nước lá trà xanh đã nấu pha cùng chút nước ấm. 

8. Đánh răng bằng muối có nguy hiểm không? 

Đánh răng bằng muối chỉ mang lại những ảnh hưởng nguy hiểm khi lạm dụng mỗi ngày hoặc sử dụng không đúng cách. Muối mang lại rất nhiều lợi ích cho răng miệng, nhưng nếu sử dụng muối để đánh răng mỗi ngày sẽ khiến men răng bị mài mòn, niêm mạc bị tổn thương hay thậm chí là gây chảy máu do tác động cơ học của hạt muối.

Trường hợp có vết thương sau khi nhổ hoặc trồng răng, việc sử dụng muối mỗi ngày cho răng miệng có thể khiến tình trạng vết thương thêm nặng và lâu lành thương. Nếu răng miệng nhạy cảm còn có thể khiến vết thương loét rộng nên bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên súc miệng bằng nước muối trong khoảng 3 ngày sau khi nhổ hoặc trồng răng. 

Nên lưu ý những điều sau để những cách đánh răng với muối mang lại hiệu quả tốt nhất cho răng miệng:

- Kiểm tra độ mịn của hạt muối trước khi đánh răng để tránh làm tổn thương men răng

- Chỉ sử dụng một lượng muối vừa đủ khi đánh răng

- Tránh kết hợp muối với những thành phần khác không đảm bảo an toàn

- Chỉ nên áp dụng 2-3 lần/ 1 tuần

- Trường hợp bị viêm nhiễm, chảy máu nướu chỉ nên súc miệng bằng nước muối

Vậy hoàn toàn có thể áp dụng một số cách làm sạch răng bằng muối đơn giản ngay tại nhà. Nhưng để đảm bảo an toàn, tránh làm hỏng men răng và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, cần chú ý liều lượng và tần suất sử dụng muối để đánh răng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy muối có tác dụng làm trắng răng nên với những trường hợp răng bị xỉn màu nặng, cao răng dày đặc thì cần phải đến nha khoa uy tín để thực hiện các phương pháp làm sạch và tẩy trắng chuyên nghiệp.