VN

Có Nên Lấy Cao Răng Hay Không?

 NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Lấy cao răng là gì?
2. Ảnh hưởng của cao răng
3. Có nên lấy cao răng định kỳ?
4. Lấy cao răng có đau không?
5. Hạn chế hình thành vôi răng bằng cách nào? 


Các chuyên gia khuyến cáo nên tiến hành lấy cao răng định kỳ mỗi 6 hoặc 3-4 tháng 1 lần tùy tình trạng răng miệng vì trong cao răng có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Lấy cao răng không chỉ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn mà còn giúp cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười, đồng thời loại bỏ đi mùi hôi khó chịu của hơi thở. 

1. Lấy cao răng là gì?


  1.1. Cao răng là gì?

Trên thực tế, sau khi ăn khoảng 15 phút nếu răng miệng không được vệ sinh thì sẽ hình thành một lớp màng mỏng trên bề mặt răng, việc chải răng thông thường khó có thể làm sạch được các mảng bám này cũng như vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Nếu mảng bám tích tụ quá lâu sẽ dần chuyển hóa thành cao răng. Cao răng thường có màu vàng nhạt và bám chắc vào chân răng nên rất khó để loại bỏ triệt để. 

  1.2. Lấy cao răng là gì?

Lúc này, cạo vôi răng được cho là giải pháp rất cần thiết để lấy đi hết các mảng bám, từ đó ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có thể gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Lấy cao răng tại nha khoa là một kỹ thuật khá đơn giản, bác sĩ sẽ sử dụng độ rung của sóng siêu âm để làm cao răng rơi ra khỏi bề mặt răng mà không làm tổn thương đến nướu hay men răng.

2. Ảnh hưởng của cao răng

Cao răng tồn tại quá lâu trong khoang miệng sẽ gây ra một số ảnh hưởng sau:

  2.1. Gây hôi miệng

Do các loại vi khuẩn ẩn nấp dưới cao răng để phát triển và chờ cơ hội tấn công nướu và răng nên tình trạng hôi miệng do một trong những loại vi khuẩn ấy gây nên là không thể tránh khỏi. Mùi hôi khó chịu này thường không thể loại bỏ chỉ bằng các bước vệ sinh răng miệng cơ bản mỗi ngày. 

  2.2. Gây ra các bệnh lý răng miệng


Vi khuẩn có trong cao răng hoàn toàn có thể dễ dàng làm tổn thương đến răng và nướu của người bệnh. Tình trạng nhẹ nhất mà các loại vi khuẩn này có thể gây ra là viêm nướu và sâu răng. Nếu viêm nướu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm nha chu với những biểu hiện như: chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống…

  2.3. Gây mất thẩm mỹ

Cao răng thường có màu vàng nhạt nên sẽ làm mất đi màu sắc tự nhiên của răng, khiến người bệnh mất tự tin khi nở nụ cười hoặc khi giao tiếp.

  2.4. Răng bị lung lay

Trường hợp phần nướu răng bị vi khuẩn tấn công mạnh mẽ và bị tổn thương đến một mức độ nào đó sẽ không còn khả năng giữ được răng, khiến răng bị lung lay và thậm chí là bị rụng răng. 

3. Có nên lấy cao răng định kỳ?


Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo chung tất cả mọi người lên tiến hành lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng và thói quen chăm sóc răng miệng mà có thể sẽ cần lấy cao răng khoảng 3-4 tháng 1 lần có được những lợi ích sau:

  3.1. Nâng cao tính thẩm mỹ

Việc lấy cao răng đồng nghĩa với việc các mảng bám không đều màu trên bề mặt răng, việc này giúp răng trở nên trắng sáng, mang đến nụ cười tự tin khi giao tiếp. 

  3.2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

Trong quá trình làm sạch cao răng, vi khuẩn trong cao răng cũng sẽ được loại bỏ giúp ngăn ngừa sự tấn công của chúng gây nên các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,...

  3.3. Loại bỏ hơi thở có mùi

Lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ hơi thở có mùi một cách hiệu quả vì vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu sẽ hoàn toàn được loại bỏ thường xuyên. 

  3.4. Bảo vệ răng và xương hàm

Do cao răng nằm ở vị trí giữa nướu và chân răng nên vi khuẩn rất dễ dàng tấn công phá hủy cấu trúc răng và nướu. Hậu quả nghiêm trọng hơn có thể gặp là viêm nướu, tụt lợi, tiêu xương hàm, răng lung lay hoặc mất răng hàng loạt.

4. Lấy cao răng có đau không?


Lấy cao răng có đau không còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  4.1. Tình trạng cao răng

Tình trạng cao răng là yếu tố quan trọng nhất quyết định liệu lấy cao răng có đau không. Trường hợp cao răng bám chắc dưới nướu gây viêm hay đối với trường hợp lần đầu lấy cao răng thì khách hàng có thể cảm thấy hơi ê buốt trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày và cũng không làm ảnh hưởng gì đến quá trình ăn nhai. 

  4.2. Sức khỏe răng miệng

Nếu mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì lấy cao răng có thể gây ê buốt hơn bình thường vì dụng cụ sẽ phải tiếp xúc với phần nướu bị tổn thương.

  4.3. Tay nghề bác sĩ


Lấy cao răng là kỹ thuật khá đơn giản thường không làm ảnh hưởng đến men hay nướu nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong thao tác của bác sĩ. Chính vì vậy, nếu được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ cao thì việc lấy vôi răng sẽ không mang đến bất kì cảm giác đau nhức nào.

  4.4. Dụng cụ lấy cao răng

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, kỹ thuật lấy vôi răng ngày nay được tiến hành bằng máy siêu âm thay vì loại dụng cụ với móc câu ở đầu. Cao răng sẽ được làm sạch bằng tần số rung vừa đủ nên hoàn toàn không gây tổn thương đến phần nướu và các mô mềm xung quanh.

5. Hạn chế hình thành vôi răng bằng cách nào? 


Có thể lưu ý một số điều sau đây để ngăn chặn sự hình thành vôi răng:

  5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn cao răng hình thành một cách hiệu quả, có thể kết hợp với chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn mắc ở kẽ răng. Chú ý nên lựa chọn sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để không làm tổn thương đến răng. Bên cạnh đó, chải răng với kem đánh răng có chứa flour sẽ hỗ trợ răng chắc khỏe hơn.

  5.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không nên tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ và vitamin giúp răng chắc khỏe. Chú ý không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm sẫm màu, dai, cứng như kẹo dẻo, socola, nước có ga,... do sẽ gây khó khăn đối với việc vệ sinh răng miệng.

Vậy có nhiều lợi ích khiến việc thực hiện lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng là hoàn toàn nên và cần thiết. Dù là kỹ thuật khá đơn giản và phổ biến nhưng để tránh những tổn thương không đáng có, khách hàng vẫn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng.