Răng không bị sâu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có nhiều lý do khiến răng khôn bị sâu nhưng nguyên nhân chính là do răng khôn chưa được vệ sinh kỹ càng hàng ngày khiến cho các mảng bám và vi khuẩn xuất hiện tấn công răng. Vậy cách giảm đau răng khôn bị sâu như thế nào? Cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Răng khôn bị sâu có nguy hiểm không?
Hiện tượng mọc răng khôn không có ý nghĩa về mặt chức năng trong khoang hàm. Răng khôn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ răng miệng, đặc biệt trong trường hợp răng khôn số 8 bị sâu thì người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng sau:
– Hiện tượng các cơn đau nhức dữ dội xuất hiện, mở miệng khó khăn và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày.
– Vi khuẩn sâu răng tấn công vào trong thân răng, nó có thể đi theo phần tuỷ mềm và lây lan xuống xương hàm, nướu xung quanh. Trường hợp tế nhất có thể dẫn đến hoại tử.
– Sâu răng có thể lan sang những răng ăn nhai quan trọng và bên cạnh khiến chúng bị tổn thương. Nếu như người bệnh để quá lâu không điều trị thì vết sâu răng có thể phá hoại những răng khoẻ mạnh bên cạnh. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ những chiếc răng đó.
Bên cạnh bị sâu thì răng khôn có thể bị mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm và gây ảnh hưởng đến kết cấu xương hàm và các răng xung quanh. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn thì bác sĩ đều khuyến cáo không nên duy trì nó trên cung hàm.
2. Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu
Răng khôn hay còn được biết đến là răng hàm ở vị trí số 3 hay còn gọi và răng số 8, thường được mọc trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Răng khôn bị sâu là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân do răng mọc trong cùng nên khó có thể vệ sinh răng miệng sạch hàng ngày. Bên cạnh đó, răng khôn nằm bên cạnh những chiếc răng có chức năng ăn nhai quan trọng nên thức ăn thường dễ bị mắc lại gây sâu răng.
Do nằm ở bên trong cùng bên khi vệ sinh răng miệng thường khó có thể làm sạch răng khôn hoàn toàn. Các mảng bám không được loại bỏ theo thời gian sẽ trở thành cao răng. Các vi khuẩn gây hại trong mảng bám cao răng chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng khôn. Vùng nướu tại vị trí này cũng có nguy cơ cao bị viêm, lợi trùm gây cảm giác đau nhức khó chịu.
3. Dấu hiệu răng khôn bị sâu
Răng khôn bị sâu thường có một vài dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:
– Răng khôn bị đau: Các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều liên tục và ngắt quãng kể cả khi răng không bị tác động từ bên ngoài.
– Răng trở nên nhạy cảm: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau hoặc ê buốt khi ăn uống các loại thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.
– Răng khôn thay đổi màu sắc: Đây là dấu hiệu dễ dàng quan sát ở răng khôn hàm dưới hơn so với răng khôn mọc ở hàm trên. Lúc này, răng có dấu hiệu xuất hiện những đốm xám, nâu hoặc đen trên bề mặt răng.
– Hơi thở có mùi khó chịu: Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ hình thành các lỗ trên bề mặt răng. Thức răng sẽ bị mắc kẹt và khu vực răng khôn khó có thể vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Đây là lý do khiến sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu cho người bệnh.
4. Cách giảm đau răng khôn tại nhà
Hiện nay, có nhiều cách để giảm đau răng khôn tại nhà cũng như tại cơ sở nha khoa. Tuy nhiên các biện pháp giảm đau tại nhà chỉ có thể làm các cơn đau thuyên giảm mà không thể điều trị hoàn toàn bệnh lý này. Do đó, khi phát hiện ra bị sâu răng khôn, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp tại nhà nếu chưa thể đến nha khoa ngay.
4.1. Dùng đá lạnh
Khi răng khôn bị sưng tấy, đau nhức, người bệnh có thể dùng đá lạnh để chườm giảm đau. Phương pháp này rất đơn giản, bệnh nhân cần lấy một vài viên đá rôuf dùng khăn bọc các viên đá này lại sau đó chườm lên vị trí bị sưng đau. Nhiệt độ lạnh của đá có thể làm tê vùng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh cảm thấy đỡ đau, dịu và giảm sưng viêm.
4.2. Sử dụng túi trà
Trà là nguyên liệu chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ, nhất là khả năng chống oxy hoá, kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, pha nước nóng với túi trà, sau đó không lấy túi trà ra mà để cả ly vào tủ lạnh. Khi trà đã nguội, lấy túi trà để lên phần nướu đang sưng đau nhằm làm thuyên giảm cơn đau cũng như chống viêm.
4.3. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp mà các chuyên gia về răng miệng khuyên nên thực hiện tại nhà để bảo vệ răng cũng như ngăn chặn các cơn đau nhức răng. Nước muối được biết đến với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám hay làm sạch khoang miệng.
Cách thức thực hiện chỉ cần pha một ly nước ấm vừa phải rồi thêm 2 thìa cà phê muối sau đó khuấy cho hỗn hợp tan hết. Khi đó, có thể ngậm hỗn hợp vừa pha được trong vòng 30 giây hoặc có thể lâu hơn. Thực hiện biện pháp này thường xuyên trong ngày để cơn đau nhức răng được thuyên giảm.
4.4. Dùng bạc hà
Bạc hà là một trong những nguyên liệu giúp giảm cơn đau răng khôn bị sâu hiệu quả. Bởi bạc hà có công dùng gây tê, giúp làm dịu cơn đau và loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạc hà còn đem đến hương thơm thanh mát, tự nhiên khiến người bệnh dễ chịu hơn.
Có hai phương pháp để thoa bạc hà lên răng. Bệnh nhân có thể dùng lá bạc hà tươi và đắp vào vùng bị đau khoảng 20 phút để làm dịu cơn đau, sưng. Nếu không sử dụng lá tươi thì có thể lấy chiết xuất từ bạc hà rồi thấm vào tăm bông để bôi lên vị trí sưng đau. Thực hiện cách này trong vòng vài phút để cơn đau được thuyên giảm.
4.5. Dùng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều hợp chất ajoene nên có khả năng kháng khuẩn cao. Tỏi sẽ giúp làm tiêu diệt vi khuẩn và giảm cơn đau nhức do răng khôn bị đau gây ra. Bệnh nhân có thể lấy 1 tép tỏi đập nát rồi trà lên vị trí răng đau và xung quanh nướu. Nên sử dụng cách này 2 đến 3 lần một ngày để cơn đau được thuyên giảm.
5. Cách giảm đau răng khôn tại nha khoa
Tuỳ thuộc vào tình trạng răng khôn bị sâu mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả. Bệnh nhân nên đến các cơ sở nha khoa sớm để được thăm khám đúng cách, vì nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng thậm chí là phải nhổ bỏ răng. Sau đây là một số phương pháp điều trị răng khôn bị sâu:
– Dùng gel Florua: Đây là biện pháp được áp dụng cho các trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu. Bác sĩ sử dụng gel Fluor để tăng cường khả năng hỗ trợ men răng. Từ đó, tăng khả năng chống lại acid từ mảng bám, giảm sâu răng hiệu quả.
– Trám răng: Khi răng khôn bị sâu xuất hiện các lỗ nhưng vẫn chưa tấn công vào tuỷ thì bác sĩ sẽ làm sạch ổ vi khuẩn rồi bắt đầu trám lại bằng các vật liệu nha khoa thường dùng.
– Nạo tuỷ răng: Khi vi khuẩn sâu răng đã xâm nhập vào bên trong tuỷ các bác sĩ sẽ tiến hành nạp tuỷ. Vì chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này sẽ gây đau nhức, khó chịu khi thực hiện.
– Nhổ bỏ răng: Khi tình trạng răng sâu của người bệnh đã quá nặng, không thể áp dụng các biện pháp kể trên và có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh thì bác sĩ sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ răng. Điều này giúp ngăn chặn sâu răng phát hiện và bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho bệnh nhân.
6. Cách ngăn ngừa răng khôn bị sâu
Để phòng tránh răng khôn bị sâu, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn, tránh hình thành cao răng.
– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng khôn.
– Dùng kem đánh răng phù hợp hỗ trợ răng được chắc khỏe.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, lưu ý thao tác cẩn thận tránh làm tổn thương nướu răng.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây sâu răng.
– Tránh ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột vì rất dễ bị chuyển hoá thành cao răng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.
Vậy răng khôn bị sâu là bệnh lý xuất phát từ nguyên nhân răng khôn không được làm sạch kỹ càng, khiến cho các mảng bám xuất hiện từ đó gây ra hiện tượng sâu răng. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng nên bạn có thể áp dụng các cách giảm đau răng khôn bị sâu ngay tại nhà trước tiên. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm sâu răng và chấm dứt cơn đau hoàn toàn thì bệnh nhân có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.