Nhiễm trùng chân răng là một bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay và có thể dễ dàng được nhận biết qua các dấu hiệu rõ rệt. Khi bị bệnh khách hàng sẽ cảm nhận được các cơn đau từ nhẹ đến nặng hơn kèm theo tình trạng nướu răng bị chuyển màu do bị tấn công. Ngay khi phát hiện bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện về sau.
1. Nhiễm trùng chân răng là gì?
Nhiễm trùng chân răng hay còn gọi là áp xe răng là một bệnh lý bắt nguồn từ việc viêm tuỷ và tuỷ răng bị hoại tử, xuất phát từ tình trạng sâu răng ban đầu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Các loại vi khuẩn sẽ tấn công vào nướu răng gây bệnh, đồng thời nhanh chóng lây lan sang các răng bên cạnh.
Nguy hiểm hơn là vi khuẩn có thể theo dòng máu gây nhiễm trùng, viêm não – màng não gây nguy hiểm đến tính mạng, nhất là ở những người bệnh có hệ miễn dịch kém, mắc các bệnh lý mãn tính từ trước.
2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng chân răng
Tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà răng sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác nhau. Thông thường, mọi người sẽ có xu hướng đi đến nha khoa khi các dấu hiệu đã rõ ràng như cơn đau răng kéo dài, nướu răng bị sưng,… Nếu quan sát sẽ có rất nhiều dấu hiệu giúp bệnh nhân nhận biết tình trạng nhiễm trùng chân răng dễ dàng:
2.1. Đau răng kéo dài
Đau răng kéo dài là triệu chứng điển hình nhất của nhiễm trùng chân răng. Tại vị trí nướu bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện các cơn đau từ mức độ nhẹ đến dữ dội, đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày không dứt. Cơn đau thậm chí có thể lan rộng sang các khu vực khác như hàm, tai, thái dương, đầu.
Nếu người bệnh chủ quan không đến các cơ sở nha khoa để chữa trị mà để nhiễm trùng ở nướu răng nặng khiến các vùng bị đau lan rộng, không xác định được vị trí răng đau thì khi đó cần tiến hành chụp X-quang để chẩn đoán chính xác vị trí răng nhiễm trùng.
2.2. Nướu răng chảy mủ, sưng tấy
Nướu răng chảy mủ, sưng tấy là một trong những dấu hiệu phổ biến khác của nhiễm trùng chân răng. Khi răng bị đau, nướu sẽ chuyển từ màu hồng nhạt ban đầu sang màu đỏ sậm, sưng hoặc nặng hơn là có mủ. Vị trí bị mưng mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể vỡ ra, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến hơi thở có mùi khó chịu.
2.3. Răng trở nên nhạy cảm hơn
Khi răng bị nhiễm trùng ở nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường, đặc biệt là khi có sự thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Lúc này, khách hàng sẽ cảm thấy dễ bị ê buốt, khó chịu khi ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, các đồ ăn chứa nhiều đường cũng khiến tình trạng kích ứng và đau răng kéo dài.
2.4. Răng bị đổi màu
Vị trí răng bị nhiễm trùng thường sẽ chuyển từ máu trắng sáng ban đầu sang màu nâu đậm hoặc xám. Nguyễn nhân khiến răng bị biến đổi màu là do phần tủy răng đã chết sinh ra các chất độc, thối rữa bám lên trên bề mặt răng thông qua các lỗ nhỏ trên răng.
2.5. Sưng hạch ở cổ
Sưng hạch ở cổ cũng là một trong những triệu chứng để nhận biết nhiễm trùng chân răng. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các khu vực xung quanh, đặc biệt khi người bệnh không đến các phòng khám nha khoa uy tín để điều trị. Các vị trí có thể bị ảnh hưởng như xoang, hàm hoặc bạch huyết dưới hàm, cổ. Các hạch này có thể gây sưng tấy, đau nhức cho bệnh nhân.
2.6. Sốt cao
Bên cạnh các triệu chứng ở trên, người bệnh còn có thể bị sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi trong người,… Khi gặp những trường hợp kể trên khách hàng không nên tự uống thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau để tránh sức khoẻ tổng thể bị ảnh hưởng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 38 độ C hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
3. Hậu quả nhiễm trùng chân răng
Khi đến với các phòng khám nha khoa uy tín thì nhiễm trùng chân răng có thể được xử lý khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh không được thăm khám kịp thời thì có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Đa số các biến chứng phát sinh là do nhiễm trùng lây lan vi khuẩn không được điều trị:
– Mất răng: Khi nhiễm trùng phát triển nặng đi từ chân răng vào xương hàm và lan sang các mô mềm xung quanh. Nếu không được can thiệp bằng các biện pháp đúng cách thì người bệnh có thể phải nhổ bỏ chiếc răng mang mầm bệnh.
– Nang do răng: Khi nướu răng bị nhiễm trùng không được khắc phục hiệu quả thì có thể phát triển ra một khoang chứa đầy dịch ở phía dưới chân răng.
– Nhiễm trùng xoang hàm: Hiện tượng này có thể xảy ra nếu răng mang các vi khuẩn gây bệnh từ các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Khi vi khuẩn mang bệnh qua các mạch máu có thể dẫn đến tím và gây nên nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong.
– Viêm tấy lan tỏa và hoại tử ở sàn miệng (Ludwig Angina): Đây là tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng lây lan xuống hai bên vùng dưới lưỡi, hàm và vùng dưới cằm có thể gây tử vong. Bệnh lý này thường gặp ở những người lớn, nguyên nhân chính là do răng bị nhiễm trùng không được điều trị kịp thời.
– Mối nguy hiểm lớn nhất là nhiễm trùng ở nướu có thể phát triển làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây ngạt thở và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
4. Phương pháp điều trị nhiễm trùng chân răng
Các phương pháp điều trị nhiễm trùng chân răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của người bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, có những biện pháp phổ biến thường được áp dụng chữa trị răng bị nhiễm trùng như sau:
4.1. Điều trị nhiễm trùng chân răng tại nhà
Khách hàng có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng, biện pháp này có thể giảm đau tạm thời tuy nhiên không thể chữa trị khỏi răng bị nhiễm trùng. Hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau để tránh các ổ nhiễm trùng lan sang các răng lành bên cạnh. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
4.2. Điều trị nhiễm trùng chân răng tại nha khoa
Để được điều trị triệt để, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời, đúng cách, tránh các biến chứng sau này.
Mục tiêu khi điều trị nhiễm trùng chân răng là loại bỏ các ổ nhiễm trùng nhưng phải bảo vệ răng một cách tối đa. Khách hàng sẽ được khám tổng quát và chụp X-quang trước tiên để có thể đánh giá mức độ nhiễm trùng chân răng rồi đưa ra phương án điều trị hợp lý.
Bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch để hút sạch mủ trong răng. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chữa tủy, trám răng, phục hình răng sứ để bảo tồn răng. Nếu tình trạng viêm quá nặng thì răng sẽ bị nhổ để tránh lây lan sang các răng lành bên cạnh.
5. Ngăn ngừa nhiễm trùng chân răng như thế nào?
Để phòng tránh nhiễm trùng chân răng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn.
– Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm nướu răng bị tổn thương.
– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ.
– Dùng kem đánh răng phù hợp giúp nướu răng được chắc khỏe.
– Thay thế tăm bằng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, tránh làm tổn thương nướu răng.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.
– Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.
Vậy nhiễm trùng chân răng là tình trạng răng bị viêm nhiễm ở nướu, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời tình trạng viêm sẽ ngày càng lan rộng sang các vùng xung quanh, gây nên các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để điều trị nhiễm trùng chân răng đạt hiệu quả cao và an toàn, bạn có thể lựa chọn đến Nha khoa Quốc tế BIK để được điều trị đúng cách bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn trong nghề.