Lấy cao răng là một kỹ thuật ngành nha khá đơn giản là phổ biến giúp loại bỏ đi những mảng bám cứng đầu ở vị trí chân răng hay trên bề mặt răng. Từ đó, phương pháp này có thể ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn có trong cao răng gây hại cho sức khỏe răng miệng, đồng thời mang đến hơi thở thơm mát dài lâu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc lấy cao răng có trắng răng không? Cùng nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu nhé!
1. Lấy cao răng là gì?
Sau khi ăn khoảng 15 phút nếu răng miệng không được vệ sinh thì sẽ hình thành một lớp màng mỏng trên bề mặt răng, việc chải răng thông thường khó có thể làm sạch được các mảng bám này cũng như vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Nếu mảng bám tích tụ quá lâu sẽ dần chuyển hóa thành cao răng. Cao răng thường có màu vàng nhạt và bám chắc vào chân răng nên rất khó để loại bỏ triệt để.
Lúc này, cạo vôi răng được cho là giải pháp rất cần thiết để lấy đi hết các mảng bám, từ đó ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có thể gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Lấy cao răng tại nha khoa là một kỹ thuật khá đơn giản, bác sĩ sẽ sử dụng độ rung của sóng siêu âm để làm cao răng rơi ra khỏi bề mặt răng mà không làm tổn thương đến nướu hay men răng.
2. Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Cao răng nếu quá lâu không được loại bỏ sẽ gây viêm nhiễm vì vi khuẩn có trong chúng nằm ở vị trí rất thuận lợi để tấn công vùng nướu và chân răng. Nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến cấu trúc răng và xương hàm bị ảnh hưởng và tiêu xương hàm là hậu quả nghiêm trọng nhất. Dù lấy cao răng có thể ngăn ngừa được những ảnh hưởng trên nhưng các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên thăm khám và lấy cao răng định kỳ tùy theo trường hợp răng miệng.
2.1. 6 tháng 1 lần
Thông thường, tất cả mọi người nên tiến hành lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Đây là khoảng thời gian thích hợp vì cao răng lúc này chưa tích tụ dày đặc gây khó khăn cho quá trình thực hiện, vi khuẩn chưa tấn công làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đồng thời răng và nướu cũng đã được hồi phục sau lần lấy cao răng trước.
2.2. 3-4 tháng 1 lần
Đối với người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng cà phê, nước chè hay các thực phẩm sẫm màu khác và người có men răng sần sùi, răng mọc khấp khểnh khiến cao răng dễ dàng bị tích tụ thì nên tiến hành lấy cao răng khoảng 3-4 tháng 1 lần để răng miệng luôn được sạch sẽ và mang lại hơi thở thơm tho.
3. Lấy cao răng có trắng răng không?
Thật ra bản chất của việc lấy cao răng chỉ là làm sạch đi những mảng bám cứng chắc ở vị trí quanh chân răng, kẽ răng hay trên thân răng. Do đó, lấy cao răng sẽ giúp răng trở nên sạch và sáng màu hơn trước vì vôi răng đã được vệ sinh hoàn toàn để lộ ra màu sắc của răng tự nhiên.
Tuy nhiên, lấy cao răng hoàn toàn không có tác dụng làm trắng răng. Dù răng đã được đánh bóng sau khi lấy vôi răng nhưng cũng chỉ có thể sáng lên với một mức độ nhất định. Trường hợp nếu khách hàng muốn sở hữu một hàm răng trắng sáng thì có thể sử dụng dịch vụ tẩy trắng răng sau khi lấy vôi răng tại nha khoa.
4. Quy trình lấy cao răng tại nha khoa
Quy trình lấy cao răng chuyên nghiệp tại nha khoa thường gồm những bước cơ bản sau:
4.1. Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như tư vấn về phương pháp lấy cao răng. Nếu phát hiện bất cứ bệnh lý răng miệng nào trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hợp lý.
4.2. Tiến hành lấy cao răng
Kỹ thuật lấy cao răng sẽ được thực hiện bằng máy siêu âm hiện đại nhằm đảm bảo nướu và cấu trúc răng không bị ảnh hưởng, cũng như hạn chế tối đa sự ê buốt khó chịu cho khách hàng. Bác sĩ sẽ di chuyển máy siêu âm nhẹ nhàng ở vị trí cao răng hình thành mà không tiếp xúc trực tiếp đến răng hay nướu. Dần dần, nhờ độ rung của máy, cao răng sẽ hoàn toàn bong ra khỏi men răng.
4.3. Đánh bóng răng
Bác sĩ sẽ dùng bột khoáng chuyên dụng để đánh bóng bề mặt răng. Quá trình này giúp răng trở nên mịn và nhẵn, từ đó hạn chế hình thành mảng bám trên răng và giúp răng trắng sáng lâu dài hơn.
5. Những lưu ý sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng thường sẽ không xuất hiện cảm giác đau nhức hay ảnh hưởng gì nhưng lúc này răng sẽ trở nên khá nhạy cảm nên vẫn cần chú ý một số điều sau để chăm sóc răng hiệu quả:
5.1. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn cao răng hình thành một cách hiệu quả, có thể kết hợp với chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn mắc ở kẽ răng. Chú ý nên lựa chọn sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để không làm tổng thương đến răng.
5.2. Chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ răng chắc khỏe và phục hồi tốt hơn sau khi lấy cao răng. Hạn chế hút thuốc lá khoảng 1-2 ngày sau khi lấy vôi răng vì men răng còn tương đối nhạy cảm.
Vậy cạo vôi răng không làm trắng răng mà chỉ giúp răng sạch hơn do đã loại bỏ được những mảng bám khác màu. Dù bước đánh bóng răng sau khi lấy cao cũng giúp răng trắng lên ở một mức độ nhất định nhưng nếu muốn sở hữu một hàm răng trắng sáng, khách hàng vẫn nên lựa chọn sử dụng dịch vụ tẩy trắng răng để mang lại hiệu quả như mong muốn.