Tình trạng niềng răng bị ê buốt xuất hiện khá phổ biến đối với hầu hết khách hàng khi thực hiện chỉnh nha. Vậy răng bị ê buốt khi niềng có sao không còn phụ thuộc vào thời gian ê buốt là bao lâu. Trường hợp khách hàng chỉ bị ê buốt trong khoảng vài ngày đầu thì là hoàn toàn bình thường vì răng chưa kịp thích nghi nhưng nếu kéo dài lâu hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến nha khoa để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
1. Niềng răng bị ê buốt có sao không?
Tình trạng ê buốt răng rất dễ gặp ở tuần đầu tiên sau khi bệnh nhân thực hiện niềng răng. Đây cũng là tình trạng bình thường vì răng đang ở trạng thái tự nhiên mà bị tác động bởi lực siết của khí cụ chỉnh nha nên chưa kịp thích nghi.
Cảm giác ê buốt, khó chịu thường sẽ biến mất chỉ sau vài ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau buốt không thuyên giảm và liên tục kéo dài nhiều ngày sau khi niềng răng thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và khắc phục. Vì trong trường hợp này thì rất có thể răng đã vô tình bị tổn thương trong lúc gắn mắc cài khiến chúng không còn khỏe mạnh như trước mà trở nên nhạy cảm hơn.
2. Răng bị ê buốt khi niềng là do đâu?
Răng bị ê buốt kéo dài khi niềng răng có thể là do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Do khí cụ niềng răng kém chất lượng
Đối với niềng răng mắc cài truyền thống, hệ thống dây cung, mắc cài sẽ được gắn cố định lên bề mặt răng để tạo lực siết giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Do đó, nếu sử dụng phải các loại khí cụ chỉnh nha kém chất lượng thì răng phải chịu lực ma sát rất lớn, từ đó men răng sẽ bị tổn thương gây ra tình trạng ê buốt trong thời gian dài.
2.2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Một lý do khác khiến men răng bị mòn là việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày được thực hiện không đúng cách. Chẳng hạn như: Lực chải răng quá mạnh, đánh răng ngay sau khi ăn, sử dụng bàn chải lông cứng, chải răng theo chiều ngang,… Những thói quen xấu này không chỉ làm mòn men răng mà còn khiến chân răng bị tổn thương, từ đó khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt.
2.3. Dùng thực phẩm chứa nhiều axit
Bên cạnh thói quen vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Trường hợp bệnh nhân thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm như chanh, xoài, nước ngọt có ga,… thì nồng độ axit cao cũng sẽ làm mòn men răng, lộ ngà răng. Ngoài ra, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến răng trở nên đau buốt hơn.
2.4. Do nền răng yếu
Trường hợp nền răng yếu trước khi niềng thì bị ê buốt, đau nhức sau khi gắn mắc cài là điều không thể tránh khỏi. Các khí cụ niềng răng sẽ tác động lực kéo lên răng và xương hàm nên nếu răng không đủ chắc khỏe thì không thể chịu được lực, gây đau nhức, ê buốt.
2.5. Do bác sĩ niềng răng sai kỹ thuật
Sự thành công của một ca niềng răng phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ. Nếu lựa chọn nha khoa kém uy tín, bác sĩ thực hiện không có đủ kinh nghiệm thì có thể đưa ra những chẩn đoán sai, đồng thời không căn được lực điều chỉnh của dây cung, mắc cài phù hợp với tình trạng răng nên có thể gây ra nhiều biến chứng sau khi niềng như ê buốt, đau nhức, sai lệch khớp cắn,… Nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác, thậm chí có thể là lung lay hoặc rụng răng.
3. Cách để giảm ê buốt khi niềng răng
Để giảm ê buốt khi niềng răng, khách hàng có thể áp dụng một số cách đơn giản sau ngay tại nhà:
3.1. Dùng thuốc giảm đau
Trong một số trường hợp thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau nhẹ như Advil hoặc Aleve để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ theo đúng liều lượng cần thiết để đảm bảo an toàn.
3.2. Dùng nước muối
Nước muối cũng là một trong những nguyên liệu giúp giảm ê đau hiệu quả. Khách hàng nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để hạn chế đau nhức, ê buốt trong quá trình niềng răng. Ngoài ra, nếu cảm thấy quá khó chịu thì có thể thoa sáp nha khoa ở các vị trí có mắc cài để giảm ma sát.
3.3. Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt
Khách hàng có thể cân nhắc sử dụng một số loại kem đánh răng giảm ê buốt dành cho răng nhạy cảm như Sensodyne. Colgate Sensitive hay Crest,… Bác sĩ sẽ tư vấn loại kem đánh răng phù hợp dựa vào tình trạng răng miệng của mỗi người.
4. Chăm sóc răng miệng
Để hạn chế tối đa tình trạng ê buốt xảy ra khi niềng răng, khách hàng nên lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách:
4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải kẽ để loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, đặc biệt là tại vị trí gắn mắc cài.
– Dùng lực chải vừa phải tránh làm tổn thương men và nướu răng.
– Sử dụng bàn chải đánh răng chứa nhiều flour nhằm hỗ trợ răng thêm chắc khỏe.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn trong các kẽ răng và rãnh mắc cài.
4.2. Chế độ ăn uống hợp lý
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit và đường như nước ngọt, trái cây có vị chua, rượu, nước có ga,…
– Tránh ăn thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp khiến răng bị kích ứng.
– Bổ sung vitamin và chất xơ có từ các nguyên liệu thiên nhiên như rau cải, trứng, sữa,… Để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
4.3. Thăm khám định kỳ
Khách hàng nên chú ý thăm khám nha khoa định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra hệ thống dây cung, mắc cài. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi và kịp thời khắc phục những vấn đề không mong muốn kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Vậy niềng răng bị ê buốt trong khoảng vài ngày đầu là tình trạng hết sức bình thường và khách hàng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày thì rất có thể trong quá trình điều trị men răng đã vô tình bị tổn thương, lúc này khách hàng nên đến gặp bác sĩ để được khắc phục ngay lập tức.