Răng sứ bị mẻ là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được khắc phục kịp thời cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Cùng Nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu Cách khắc phục răng sứ bị mẻ, vỡ trong bài viết bên dưới nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ
Hình ảnh răng sứ bị mẻ
Có nhiều yếu tố khiến răng sứ bị mẻ, sau đây là một trong số các nguyên nhân sau:
Do bị tác động mạnh
Trong quá trình sử dụng, nếu răng sứ phải chịu lực tiếp xúc mạnh từ quá trình ăn nhai hoặc vô tình bị va đập mạnh thì có thể bị nứt, mẻ. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng răng sứ để mở nắp chai, nhai đá, nhai xương,… cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ.
Do chất lượng kém
Nguyên vật liệu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng răng sứ, do đó, toàn bộ vật liệu chế tạo răng sứ tại các nha khoa cần được nhập khẩu chính hãng nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng trong quá trình sử dụng để tránh trường hợp răng sứ bị mẻ.
Ngoài ra, vật liệu kém chất lượng còn dễ dàng gây kích ứng khi tồn tại trong môi trường khoang miệng chỉ sau khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể dẫn đến một số bệnh lý răng miệng khác cho khách hàng.
Do tay nghề kỹ thuật viên không cao
Việc răng sứ bị mẻ sau một khoảng thời gian sử dụng cũng có thể là do kỹ thuật viên thực hiện chế tác mão sứ có tay nghề kém. Nếu kỹ thuật viên thực hiện thao tác không chính xác, tỉ mỉ, không nắm được đặc tính của mỗi loại sứ và điều chỉnh kỹ thuật cho phù hợp thì sản phẩm cuối cùng có thể không đạt được chất lượng như mong muốn.
2. Răng sứ bị mẻ gây ảnh hưởng gì?
Một số ảnh hưởng khi răng bọc sứ bị mẻ
Việc răng sứ bị mẻ có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như sau:
Gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng
Răng sứ bị mẻ, nứt làm cho phần răng sứ còn lại trở nên sắc nhọn và nếu không cẩn thận có thể khiến các mô mềm trong khoang miệng như má, lưỡi, môi,… bị tổn thương dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng.
Răng trở nên nhạy cảm
Khi răng sứ bị mẻ, vỡ thì cùi răng thật cũng sẽ bị lộ ra bên ngoài đồng thời trở nên nhạy cảm hơn trước các tác động bởi nhiệt độ cũng như va chạm bất thường. Ngoài ra, việc không còn lớp bảo vệ khiến cùi răng có thể dần trở nên yếu đi và gãy rụng hoàn toàn sau khoảng thời gian nhất định.
Gây nhiễm trùng
Bên cạnh đó, việc răng sứ bị mẻ, gãy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đến cấu trúc răng hoặc tủy răng gây nhiễm trùng và một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu không được điều trị ngay lập tức, vết nhiễm trùng có thể lan sang các răng khác.
3. Răng sứ bị mẻ phải làm sao?
Răng sứ bị mẻ phải làm sao?
Khi răng sứ bị mẻ, việc đầu tiên khách hàng cần làm đó là cẩn thận loại bỏ các mảnh sứ ra khỏi miệng sao cho không làm ảnh hưởng đến nướu và các mô mềm khác. Sau đó liên hệ ngay với phòng khám răng uy tín và thông báo tình trạng để được tư vấn chi tiết.
Theo đó, cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là lấy răng sứ đã bị mẻ ra và tiến hành bọc răng sứ mới. Trường hợp răng chỉ bị mẻ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai hoặc tính thẩm mỹ thì khách hàng vẫn có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian ngắn và tiến hành phục hình lại sau.
Tuy nhiên, trong thời gian này khách hàng nên chú ý tránh một số thực phẩm nhất định vì răng thật đang nhạy cảm hơn bao giờ hết. Để khắc phục tính thẩm mỹ, khách hàng cũng có thể đến gặp bác sĩ để được mài và đánh bóng lại vị trí mẻ nhằm tiết kiệm được chi phí.
4. Răng sứ bị mẻ có trám được không?
Liệu răng sứ bị mẻ có trám được không?
Trám răng là phương pháp khá dễ dàng và phổ biến trong nha khoa, bác sĩ sẽ phục hình lại những khuyết điểm trên răng như răng bị sâu, sứt mẻ, răng thưa,… bằng một loại vật liệu chuyên dụng.
Vậy răng sứ bị mẻ có trám được không? Một khi răng sứ đã bị mẻ, vỡ thì không thể nào trám lại được mà cách duy nhất để khắc phục chính là thay răng sứ mới như đã được đề cập phía trên.
Lý do răng sứ bị mẻ rồi không thể trám lại được là các chất liệu trám dùng cho răng thật không thể kết nối chắc chắn với bề mặt răng sứ. Hơn nữa, răng sứ được chế tạo từ sứ nguyên khối nên khi đã tạo hình thì không thể khôi phục lại được nếu bị vỡ đi.
5. Chăm sóc răng sứ để hạn chế tình trạng răng bị mẻ
Chăm sóc răng sứ để hạn chế tình trạng răng sứ bị mẻ
Để hạn chế tình trạng răng sứ bị mẻ, vỡ, khách hàng nên lưu ý một số điều sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Chải răng với bàn chải lông mềm có kích thước phù hợp với khuôn miệng và sử dụng lực chải vừa đủ nhằm tránh làm răng sứ bị trầy xước.
– Sử dụng kem đánh răng có chứa flour nhằm hỗ trợ răng chắc khỏe hơn.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn có trong các kẽ răng, tránh tình trạng cao răng hình thành làm ảnh hưởng đến răng sứ.
Chế độ ăn uống hợp lý
– Tránh ăn đồ quá cứng hoặc quá dai cần sử dụng lực quá lớn tránh tình trạng răng bị mẻ, vỡ gây đau nhức cho răng thật bên trong.
– Tránh xa thuốc lá vì có chứa chất nicotin dễ làm đổi màu răng, là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng đồng thời khiến hơi thở có mùi khó chịu.
– Không nên dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến cùi răng thật, đặc biệt khi sử dụng răng sứ kim loại.
Thăm khám định kỳ
Sau khi mão răng sứ đã ổn định, khách hàng vẫn nên tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần tại nha khoa để đảm bảo khắc phục được kịp thời các vấn đề răng miệng nếu có.
Kết luận
Vậy răng sứ được chế tác từ sứ nguyên khối nên khi răng sứ bị mẻ thì không thể thực hiện trám lại được mà cần tiến hành thay răng mới để khắc phục hoàn toàn. Khách hàng nên lựa chọn phục hình thẩm mỹ cho răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo sử dụng vật liệu chính hãng nhằm kéo dài tối đa tuổi thọ của răng sứ.