Có bầu nhổ răng được không? Bác sĩ giải đáp

Có bầu nhổ răng được không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi phần lớn các chị em khi mang thai đều mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng hay thường xuyên bị đau nhức răng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Quốc Tế BIK để có thể giải đáp băn khoăn của mình nhé!

Có bầu có nhổ răng được không?

Phụ nữ mang thai dễ mắc những bệnh lý răng miệng nào?

Theo các bác sĩ nha khoa, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao hơn so với người không mang thai. Lúc này, sự biến đổi về hormone trong cơ thể diễn ra liên tục, đặc biệt là ở những người có sức khỏe yếu. Dẫn đến việc lợi bị sưng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ chất vôi, gây ra sâu răng và viêm nướu quanh răng.

Chế độ ăn uống giàu đường và tinh bột cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng. Sự thay đổi của tuyến nước bọt trong thời kỳ mang thai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc tiết ra ít nước bọt cũng tăng nguy cơ sâu răng.

Phụ nữ mang thai nếu gặp sâu răng hoặc đau răng cần chú ý không sử dụng thuốc giảm đau tùy ý mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Để giảm đau, có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên như chườm lạnh, ngậm nước muối ấm, massage nhẹ nhàng tại vùng răng đau. Sau đó, cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Phụ nữa mang thai dễ mắc bệnh lý răng miệng nào?

Có bầu nhổ răng được không?

Việc nhổ răng khi mang bầu chỉ được thực hiện khi chiếc răng đã bị sâu nặng, hư hỏng nghiêm trọng và không thể phục hồi bằng cách khác. Vậy liệu việc nhổ răng có an toàn cho bà bầu không?

Theo các chuyên gia nha khoa, bà bầu vẫn có thể nhổ răng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu không gấp, các bác sĩ thường sẽ hoãn việc nhổ răng để đảm bảo an toàn cho thai phụ.

Có bầu nhổ răng được không?

Lý do bà bầu không được khuyến khích nhổ răng

Việc nhổ răng, mặc dù đơn giản nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng mất máu cho phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ thai kỳ, việc duy trì sức khỏe và tuần hoàn máu là rất quan trọng để cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi.

Đối với các trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng khôn, răng hàm,… quá trình này sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Bác sĩ cần phải sử dụng thuốc tê để kiểm soát cơn đau trong quá trình nhổ răng. Mặc dù liều lượng thuốc tê được sử dụng là an toàn, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi qua máu.

Ngoài ra, quá trình nhổ răng và mất răng cũng có thể tạo ra căng thẳng cho phụ nữ mang thai, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của họ, từ đó ảnh hưởng đến thai nhi.

Thời điểm phù hợp để nhổ răng cho bà bầu

Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khi mang thai là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, khi cơ thể thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, việc nhổ răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ đều cần sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ nha khoa và hỗ trợ của bác sĩ sản phụ sản để tránh mọi nguy cơ không mong muốn cho mẹ và thai nhi.

Nếu sâu răng chưa phát triển nặng và không gây đau đớn, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau và kháng sinh cho thai phụ để giảm cảm giác không thoải mái. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chờ đến sau khi sinh con và sức khỏe ổn định trước khi tiến hành nhổ răng.

Thời điểm phù hợp nhổ răng cho bà bầu

Chăm sóc răng miệng đúng cách cho mẹ bầu

Dưới đây là một số tips chăm sóc răng miệng mà phụ nữ mang thai có thể thực hiện:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp giúp hạn chế và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả hơn. Dưới đây là cách vệ sinh răng miệng đúng mà phụ nữ mang thai cần quan tâm:

  • Thực hiện chải hoặc cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày. Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám triệt để.
  • Không đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống trà, cafe mà nên đợi từ 10 – 20 phút để tránh ảnh hưởng đến men răng.
  • Súc miệng sạch sẽ sau khi nôn nghén để loại bỏ nước bọt có chứa acid – đây chính là tác nhân gây mòn men răng.

Chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu

Thăm khám răng miệng định kỳ

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc các vấn đề về răng miệng, do đó việc kiểm tra và vệ sinh răng định kỳ tại nha khoa là quan trọng. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên đến nha khoa kiểm tra mỗi 6 tháng một lần để bác sĩ có thể theo dõi và xử lý các vấn đề về răng miệng một cách hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ngoài việc chăm sóc vệ sinh răng miệng, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp củng cố sức khỏe răng miệng và ngăn chặn tình trạng sâu răng.

  • Để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, vitamin B12. Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho răng như táo, cam, trà xanh, phô mai, sữa chua,…
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều tinh bột và đường, vì chúng có thể gây sâu răng và viêm tủy khi mang thai.
  • Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng để tránh kích thích răng gây đau nhức
  • Uống đủ nước để tạo ra nước bọt tự nhiên, giúp ngăn ngừa sâu răng.

Hy vọng thông tin từ Nha Khoa Quốc Tế BIK đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về việc có bầu nhổ răng không được không? Mẹ bầu cần thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp cần thiết nhổ răng, cần được tư vấn bởi bác sĩ nha khoa và bác sĩ chuyên khoa sản phẩm.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..