Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi thoát ra ngoài gây khó chịu cho cho cả người bệnh và người xung quanh. Đây là căn bệnh không hề hiếm gặp hiện nay, theo nghiên cứu có đến 40% dân số thế giới mắc bệnh hôi miệng. Tuy bệnh hôi miệng không nguy hiểm nhưng lại gây những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống người bệnh, mất tự tin khi giao tiếp.
Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu nguyên nhân và những điều cần lưu ý khi mắc bệnh hôi miệng.
Nguyên nhân hôi miệng bạn đã biết?
1. Nguyên nhân gây hôi miệng
Căn bệnh hôi miệng bắt nguồn từ việc giải phóng khí Sulphur trong khoang miệng, mà nguyên nhân chính khiến khí sulphur bay hơi là do:
1.1 Hôi miệng do vi khuẩn
Ở các vùng ứ đọng của miệng như túi nha chu, bề mặt lưỡi, kẽ răng hay vị trí sâu răng… thường có nhiều vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này là nguyên nhân làm cho khí sulphur bay hơi dẫn đến hôi miệng
Vi khuẩn là nguyên nhân gây hôi miệng
1.2 Hôi miệng tạm thời
– Thuốc lá ngoài mùi hôi đặc trưng ra nó còn làm gia tăng các vi khuẩn gây nên tình trạng dễ bay hơi dẫn đến hôi miệng, ngoài ra người hút thuốc lá làm cho bệnh hôi miệng ngày càng năng với nó gây khô niêm mạc.
– Khi ăn hành, tỏi chúng sẽ sản sinh ra nhiều chất sulphuric tạo ra mùi vị riêng biệt gần giống với vi khuẩn kỵ khí sinh ra hôi miệng, nhưng chúng sẽ hết sau khi vệ sinh răng miệng. Ngoài ra hành tỏi còn ảnh hưởng đến hơi thở thông qua đường phổi.
– Thức dậy vào buổi sáng bị hôi miệng là tình trạng bình thường, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do giảm sản xuất và tiết nước nên làm khô miệng tạm thời gây nên hôi miệng.
– Các loại thức ăn gây khô miệng như rượu, thực phẩm giàu protein, thực phẩm nhiều đường như sữa… khi phân hủy trong khoang miệng sẽ giải phóng amino axit, trong đó có chứa hợp chất sulphur gây hôi miệng.
Chế độ ăn uống là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng tạm thời
1.3 Hôi miệng xuất phát từ trong miệng
– Các bệnh nha chu và nướu răng như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử loét cấp tính, viêm vị trí cắm implant, viêm quanh răng, áp xe gây hôi miệng.
– Các vết lở loét ác tính trong miệng, cổ họng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.Giảm tiết nước bọt trong miệng do tuổi tác, xạ trị, hóa trị… cũng sẽ gây hôi miệng. Các mảng bám trên lưỡi, kẽ răng do vệ sinh răng miệng không kỹ hoặc do nhiễm nấm Candida cũng làm hơi thở có mùi.
– Nguyên nhân gây hôi miệng còn đến từ mảng bám trên các khí cụ chỉnh nha, mắc cài hay trên răng giả. Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô cũng có thể gây hôi miệng.
Các bệnh lý răng miệng cũng sẽ dẫn đến hôi miệng
1.4 Các nguyên nhân hôi miệng khác
Nguyên nhân gây hôi miệng không chỉ xuất phát từ miệng, ngoài ra hôi miệng còn bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau:
– Bệnh lý vùng họng: Các bệnh nhân bị viêm họng lâu ngày, nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu) cũng là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến.
– Bệnh tiểu đường, gan thận cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến mùi của hơi thở do sự phân hủy mỡ trong cơ thể.
– Hôi miệng là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Ngoài ra, khi dạ dày bị nhiễm khuẩn, gây viêm loét cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Các bệnh đường tiêu hóa cũng dẫn đến hôi miệng
2. Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh hôi miệng
2.1 Triệu chứng bị hôi miệng
– Hơi thở có mùi rất khó chịu vào mỗi buổi sáng.
– Có vị lạ trong miệng, cổ họng (chua, chát, đắng…) mặc dù đã súc miệng sạch.
– Nhiều cao răng, lưỡi có nhiều mảng bám gây cảm giác khó chịu, mất vệ sinh.
– Ít tiết nước bọt, khô miệng.
Hơi thở thường có mùi khó chịu là triệu chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh hôi miệng
2.2 Cách chẩn đoán bệnh hôi miệng
Có thể chẩn đoán bệnh hôi miệng tại nhà hay đến phòng khám đều được, cụ thể cách chẩn đoán như sau:
Chẩn đoán bệnh hôi miệng tại nhà
– Dùng lưỡi liếm lên ngón tay hoặc cổ tay, sau đó ngửi xem có mùi hôi hay không.
– Úp lòng bàn tay trước miệng, sau đó thở ra bằng miệng sau đó hửi xem hơi thở có mùi khó chịu hay không.
– Hửi mùi chỉ nha khoa sau khi dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
Bạn có thể tự chẩn đoán bệnh hôi miệng tại nhà
Chẩn đoán bệnh răng miệng tại phòng khám
Để chắc chắn hơn, người bệnh có thể đến phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Tại các phòng khám có trang bị máy halimeter giúp kiểm tra hơi thở một cách chính xác. Giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nha và tình trạng của bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
3. Cách phòng ngừa hôi miệng
Để phòng ngừa bệnh hôi miệng chúng ta cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng thật kỹ. Chú ý chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện.. giữ gìn sức khỏe ở trạng thái tốt, để tránh có bệnh về đường tiêu hóa. Từ đó sẽ phòng ngừa được bệnh hôi miệng.
Ngoài ra còn các mẹo sau để phòng ngừa hôi miệng:
– Không hút thuốc.
– Uống nhiều nước mỗi ngày.
– Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nhiều nước bọt hơn.
– Hạn chế ăn thức ăn có đường.
– Tránh một số loại thực phẩm gây mùi như hành và tỏi.
– Thay bàn chải lông mềm sau mỗi 3 hoặc 4 tháng sau khi sử dụng.
– Tích cực điều trị các bệnh ở các cơ quan khác: bệnh gan, thận, tiểu đường, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
– Kiểm tra tình trạng răng miệng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Chú ý chăm sóc răng miệng tốt để không bị hôi miệng
4. Cách điều trị hôi miệng hiệu quả
Để bệnh hôi miệng được điều trị dứt điểm, đầu tiên bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa để biết chính xác nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp.
Cách điều trị hôi miệng nguyên nhân trong miệng
– Chú ý vệ sinh răng miệng sáng, tối và sau mỗi bữa ăn
– Sử dụng nước súc miệng
– Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
– Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn nhiều đường, các thực phẩm gây khô miệng
– Không hút thuốc lá
Sử dụng xịt thơm miệng để điều trị hôi miệng
Cách điều trị hôi miệng do ảnh hưởng bởi các bệnh khác
Đối với tình trạng hôi miệng do mắc bệnh về thận hay đường tiêu hóa, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để điều trị các căn bệnh này thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ khỏi.