Sâu răng đến tuỷ là một giai đoạn nghiêm trọng của sâu răng. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu răng sâu đến tuỷ là vô cùng quan trọng để bạn có thể phát hiện và chữa trị kịp thời. Cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu một số dấu hiệu cũng như các biến chứng có thể xảy ra khi răng sâu đến tuỷ qua bài viết sau nhé!
1. Sâu răng đến tủy là gì?
Trước hết có lẽ bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của một chiếc răng hoàn chỉnh. Răng sẽ bao gồm 3 thành phần chính, trong đó tuỷ răng là phần nằm ở trong cùng, chứa các dây thần kinh quan trọng và được bao bọc bởi ngà răng, men răng lần lượt phía ngoài.
Răng sâu đến tuỷ là một tình trạng khi răng bị vi khuẩn gây hại đến tấn công vào cấu trúc răng. Khi đó, phần mô cứng của răng sẽ bị mòn dần và hình thành nên các lỗ trên bề mặt răng. Nếu như không được chữa trị kịp thời thì răng sẽ ăn sâu vào tuỷ, từ đó gây ra tình trạng viêm tuỷ hay còn được gọi là sâu răng đến tuỷ.
2. Dấu hiệu răng sâu đến tủy
Sâu răng đến tuỷ sẽ có một số triệu chứng phổ biến, được chia theo các giai đoạn:
2.1. Dấu hiệu răng sâu đến tủy giai đoạn đầu
Khi sâu răng đến tuỷ ở giai đoạn đầu tiên thì người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt hơn khi ăn uống các đồ ăn, thức uống nóng, lạnh hoặc ngay cả khi hít phải gió lạnh hoặc không khí có sự thay đổi về áp suất. Bạn có thể sẽ cố tránh bằng cách nhai sang bên không ê buốt, vì mức độ còn nhẹ và chưa rõ ràng nên giai đoạn này thường bị bỏ qua.
2.2. Dấu hiệu răng sâu đến tủy giai đoạn thứ hai
Khi đến giai đoạn này, răng của bạn sẽ xuất hiện các cơn đau nhức nhiều hơn. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài một vùng, kéo dài cả ngày hoặc cũng có thể đau theo từng cơn dữ dội lan đến tận các dây thần kinh trên đầu. Khi dùng thuốc giảm đau chỉ có thể giảm nhẹ hoặc không đỡ.
Lúc này, cơn đau có xu hướng lan rộng ra cả một vùng khiến bạn khó xác định được vị trí răng sâu bị đau. Các cơn đau nhức ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ cũng như khả năng ăn nhai của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
2.3. Dấu hiệu răng sâu đến tủy giai đoạn sau
Ở giai đoạn sau có nghĩa là sâu răng đã rất nặng, lan đến tuỷ và có thể làm chết tuỷ. Đó cũng là lý do trong giai đoạn này nhiều người bệnh không còn cảm thấy đau nhức nữa dù chưa được điều trị. Khoang miệng sẽ có mùi hôi do thức ăn còn sót lại trong lỗ sâu. Viêm lợi xung quanh răng sâu và các răng xung quanh sẽ gây đau cho người bệnh.
Một thời gian sau, răng thậm chí có thể bị vỡ, gãy do do vi khuẩn đã tấn công vào phần mô cứng của răng rất nhiều. Bạn có thể thấy các nốt màu trắng ở lợi, có ổ mủ hay dịch mủ chảy ra ở các vùng nướu ngang quanh chân răng khiến răng lung lay, mặt có thể bị sưng. Giai đoạn này răng có thể đau hoặc không đau tuỳ thuộc vào việc tuỷ đã chết hay chưa.
3. Các biến chứng của răng sâu vào tuỷ
Nếu sâu răng đến tuỷ không được chữa trị kịp thời có thể gây nên rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Có thể kể đến một vài biến chứng như:
– Sâu răng đến tuỷ gây nên viêm lợi xung quanh chân răng.
– Có thể gây ra tình trạng hôi miệng do phần thức ăn còn sót lại trong các lỗ sâu không được làm sạch kết hợp với viêm lợi xung quanh chân răng.
– Xuất hiện các ổ viêm: Khi các mảnh vụn của thức ăn thừa đọng lại trong các hốc sâu sẽ cùng với vi khuẩn gây bệnh tạo thành các ổ viêm nhiễm. Một khi vi khuẩn ăn sâu đến tuỷ sẽ tạo ra tình trạng viêm tuỷ răng, khiến người bệnh đau đơn.
– Ngoài ra, sâu răng vào tuỷ còn gây nguy hiểm khi các ổ viêm nhiễm tạo thành ổ mủ, gây sưng tấy mặt, răng bị lung lay, abscess chóp răng.
– Ổ viêm lan ra gây viêm xương hàm, tạo thành các ổ nhiễm trùng lân cận, phá huỷ xương hàm, gây ảnh hưởng đến hệ thống các dây thần kinh, mạch máu trong cơ thể.
4. Răng sâu đến tủy có thực sự nguy hiểm?
Bệnh lý sâu răng vào tuỷ nếu như không được điều trị sớm có thể gây ra hậu quả đáng lo ngại. Một số vấn đề nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải như sau:
– Sâu răng lâu ngày không điều trị sẽ tạo ra các hốc cũng như làm răng bị nứt, vỡ hình thành những nơi lưu trữ đồ ăn thừa làm miệng bị hôi.
– Viêm tuỷ răng có thể dẫn đến viêm lợi chân răng, áp xe chóp răng gây ra tình trạng vô cùng đau nhức, khó chịu. Thậm chí có thể gây sưng mặt nhiều ngày ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trong công việc hàng ngày.
– Răng sâu vào tuỷ sẽ dần dần làm chết tuỷ, phá huỷ hoàn toàn phần thân cũng như chân răng, làm mất răng vĩnh viễn.
– Bên cạnh việc làm chết tuỷ, mất răng bị sâu thì bệnh lý này còn có thể gây ra hiện tượng sâu và viêm nhiễm ở các răng bên cạnh.
– Từ viêm tuỷ có thể dẫn đến viêm nhiễm ổ xương hàm.
– Những ổ viêm trong xương hàm do các biến chứng của răng sâu gây ra sẽ tạo một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ trên những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,… Điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân tiến triển nặng hơn và khó kiểm soát.
– Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng, mà sâu răng còn khiến khả năng ăn uống gặp khó khăn, từ đó gây ra suy nhược thể chất lẫn tinh thần.
5. Cách điều trị răng sâu đến tủy
Nếu răng được các bác sĩ chẩn đoán là sâu vào tuỷ hay đã bắt đầu xuất hiện những biến chứng do răng sâu vào tuỷ thì tùy vào tình trạng thực tế mà nha sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể một số cách điều trị như sau:
5.1. Chữa tuỷ răng
Chữa tuỷ răng là cách điều trị phổ biến nhất. Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê để không gây đau khi mở buồng tuỷ, lấy sạch tuỷ bị nhiễm khuẩn ở buồng tuỷ và các ống tuỷ. Các ống tuỷ được làm sạch bằng các bơm rửa và tạo hình để tạo điều kiện cho việc bơm rửa sạch và trám bít ống tuỷ. Phần thân răng sẽ được hàn tạo hình lại và cuối cùng là chụp một răng sứ để bảo vệ răng và phục hồi lại chức răng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho răng.
5.2. Chữa tủy lại
Nếu người bệnh gặp trường hợp sau khi đã chữa tủy nhưng tình trạng nhiễm trùng chóp răng vẫn xảy ra hoặc không hết thì nha sĩ sẽ phải tiến hành chữa tuỷ lại. Thủ thuật chữa tuỷ lại cũng diễn ra tương tự như chữa tuỷ. Chỉ có một điểm khác là nha sĩ sẽ phải lấy hết chất trám bít có trong ống tuỷ trước đó để làm sạch ống tủy một lần nữa rồi mới thực hiện trám bít lại các ống tuỷ.
5.3. Cắt cuống chóp răng
Trước khi tiến hành thủ thuật cắt cuống chóp răng bạn sẽ được các bác sĩ gây tê để cảm thấy thoải mái khi điều trị. Nha sĩ sẽ rạch lợi, bỏ xương để lộ phần chóp răng đã nhiễm trùng. Ổ viêm nhiễm và phần chân răng nằm phía trong ổ viêm sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Ống tuỷ ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín bằng vật liệu trám bít chuyên dùng. Tùy từng trường hợp mà lỗ hổng ở phần xương sẽ có thể được lấp đầy bằng xương nhân tạo. Cuối cùng, nha sĩ sẽ khâu lại phần niêm mạch bị rạch lúc đầu.
5.4. Nhổ răng sâu
ĐIều đầu tiên nha sĩ sẽ gây tê để bạn không phải chịu cảm giác đau trong quá trình nhổ răng. Bằng các dụng cụ thích hợp răng sẽ được nhổ đi. Cùng với đó, ổ nhiễm trùng ở vùng chóp răng cũng sẽ được lấy đi. Phải chắc chắn rằng vị trí răng vừa nhổ không bị chảy máu trước khi ra về. Người bệnh cũng sẽ được nha sĩ kê đơn thuộc và hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng. Việc làm răng giả để duy trì lại chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ là điều cần thiết.
Như vậy, dấu hiệu răng sâu đến tuỷ sẽ được chia thành 3 giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Ở từng giai đoạn sẽ có những dấu hiệu khác nhau tương ứng. Người bệnh cần biết các dấu hiệu này để phát hiện và điều trị bệnh lý này sớm vì chúng có thể gây ra những biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. Bạn có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với độ ngũ bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong nghề.