Răng sâu là một bệnh lý răng miệng được xem là phổ biến nhất hiện nay và dường như có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Các dấu hiệu của sâu răng khá rõ ràng, trong đó, răng sâu bị đen là một biểu hiện cho thấy tình trạng sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Cách chữa sâu răng bị đen là điều được nhiều bệnh nhân quan tâm, hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu của răng sâu bị đen
Răng bị sâu đen là hiện tượng quanh chân răng, bề mặt răng xuất hiện những đốm đen làm răng trở nên sậm màu, không còn trắng sáng như răng ban đầu. Đây là một tình trạng khá phổ biến nhưng có khá ít người để ý đến. Lý do của hiện tượng khá đơn giản là do trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày người bệnh đã có những thói quen xấu mà không hề hay biết.
Dù lượng canxi hấp thụ của lớp bề ngoài răng (hay còn gọi là men răng) sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của răng nhưng độ sáng của răng sẽ chuyển từ từ thành màu vàng hoặc xám do lớp tích tụ men răng tạo nên. Vì vậy, khi phát hiện tình trạng răng có màu đen cần đến nha khoa để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đưa ra các biện pháp phù hợp. Răng sâu bị đen là một bệnh lý có thể dễ dàng nhận thấy bằng quan sát hoặc từ các cơn đau nhói bất chợt. Một số dấu hiệu phổ biến của răng sâu nặng:
– Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn các thức ăn nóng, lạnh hoặc cay. Ngay cả khi chải răng cũng có thể dẫn đến những cơn đau nhói.
– Xuất hiện các lỗ đen li ti trên bề mặt răng.
– Các cơn đau nhức xuất hiện có thể liên tục hoặc ngắt quãng gây khó chịu cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt.
– Miệng có mùi hôi khó chịu khiến bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Khi răng sâu xuất hiện màu đen nghĩa là lúc đó tình trạng sâu đã chuyển sang mức độ nặng. Nếu không được điều trị kịp thời mà để vi khuẩn sâu răng tiếp tục tấn công thì người bệnh sẽ đối mặt với ngày càng nhiều các cơn đau, ê buốt kéo dài cả ngày. Do đó, chữa sâu răng đen là điều vô cùng cần thiết.
2. Nguyên nhân dẫn đến răng sâu bị đen
Một vài nguyên nhân phổ biến khiến răng sâu bị đen có thể kể đến như sau:
2.1. Do các tác nhân bên ngoài
Nếu trong chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày có chứa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… sẽ gây ra xỉn màu men răng từ đó làm mất thẩm mỹ răng miệng. Hoặc cũng có thể do người bệnh đang uống các loại thuốc tây có chứa kháng sinh, xạ trị, hoá trị. Điều này gây nên những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khoẻ cơ thể nói chung.
Ngoài ra, răng sâu bị đen có thể xuất phát từ những tổn thương, chấn thương răng miệng: Có thể do một số dây thần kinh nuôi răng bị chết, không còn có tác dụng giúp cho chân răng nữa và dẫn đến bề mặt răng chuyển dần sang màu đen.
Một số nguyên nhân khác như: Dùng kem đánh răng, nước súc miệng kém chất lượng không những không loại bỏ được các vi khuẩn gây hại mà còn làm xỉn màu răng hay màng bám tích tụ từ lâu không được làm sạch, dùng các loại thực phẩm có màu đậm,…
2.2. Do các tác nhân từ bên trong
Trong một vài trường hợp ban đầu trên lớp men răng sẽ có những chấm nhỏ màu đen bất thường ở vị trí chân răng gần đường viền và nướu thì cần bạn để ý và cảnh giác. Đó là biểu hiện báo hiệu nguy cơ trên răng có thể mắc các bệnh lý khác. Nếu sau một khoảng thời gian quan sát, nếu người bệnh phát hiện răng sâu bị đen là do cao răng gây ra thì nên đến nha khoa để được cạo vôi răng với các dụng cụ chuyên dụng.
3. Hậu quả của sâu đen răng
Một số hậu quả nghiêm trọng của răng sâu bị đen như:
– Khi răng sâu bị đen thì việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày sẽ gặp những khó khăn do các cơn đau buốt gây ra.
– Nếu răng bị sâu là răng ở mặt ngoài thì sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
– Răng sâu quá nặng có thể bị vỡ, mẻ, nứt và cứ kéo dài sẽ gây mất răng vĩnh viễn.
– Sâu răng nặng còn có thể khiến cho cổ chân răng bị mòn, lớp men răng theo đó cũng sẽ yếu đi làm chân răng bị đen.
– Nếu như răng bị sâu không được chữa trị kịp thời, sâu răng lồi thịt hay tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang các răng khỏe mạnh bên cạnh.
4. Cách chữa trị răng sâu bị đen
Để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm kể trên thì người bệnh cần phải chữa trị răng sâu bị đen càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp chữa răng sâu tại nhà, tuy nhiên đây chỉ là các biện pháp tạm thời giúp làm giảm đau, giảm ê buốt chứ không thể điều trị hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân nên đến các nha khoa để được điều trị triệt để. Tuỳ thuộc vào tình trạng răng sâu bị đen mà nha sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp:
4.1. Hàn trám răng
Khi chữa răng, nguyên tắc đầu tiên cần tuân thủ chính là bảo tồn tối đa răng thật. Do đó bác sĩ đều sẽ cố gắng hạn chế tối đa trường hợp phải nhổ bỏ răng. Trong một số trường hợp, vẫn có những chiếc răng sâu 80 – 90% nhưng được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai cơ bản.
Hàm trám là biện pháp được bác sĩ chỉ định khi răng có những dấu hiệu sứt mẻ hoặc vỡ do sâu răng tương đối nhẹ. Chất liệu composite có màu sắc trùng với màu răng tự nhiên sẽ được dùng để trám lại răng bị sâu. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn có hại tấn công răng một lần nữa và mang lại tính thẩm mỹ cao.
4.2. Bọc răng sứ
Ngoài phương pháp hàn trám, bọc răng sứ cũng được coi như là biện pháp tối ưu để điều trị các trường hợp sâu răng nặng, đặc biệt đối với răng hàm. Bọc răng sứ không chỉ giúp bảo vệ tối ưu cho răng mà còn có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng một cách triệt để.
Dù bọc răng sứ có thể được áp dụng cho trường hợp sâu răng nặng nhưng về cơ bản thì chân răng vẫn phải còn vững chắc và tuỷ răng không bị ảnh hưởng. Lý do là vì nếu thực hiện phương pháp này thì bác sĩ sẽ phải tiến hành mài cùi răng để bọc được mão sứ lên trên một cách chắc chắn nhất. Nếu lựa chọn loại răng sứ toàn sứ thì tuổi thọ răng sứ có thể lên đến 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
4.3. Nhổ và phục hình răng
Chỉ khi răng sâu bị đen quá nặng, đã có dấu hiệu tuỷ bị viêm nhiễm nghiêm trọng không thể giữ lại được răng thật, lúc này thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ răng sâu. Để phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng như tụt lợi, tiêu xương hàm,… sau khi nhổ răng sâu thì bạn có thể cân nhắc thực hiện trồng răng giả Implant.
Đây được cho là một trong những phương pháp phục hình răng hiện đại và tốt nhất hiện nay, không chỉ khôi phục được tính thẩm mỹ như ban đầu mà còn đảm bảo khả năng ăn nhai lên đến 99% như răng thật.
5. Cách ngăn ngừa sâu răng bị đen
Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng bị đen hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên bề mặt răng, tránh tình trạng cao răng hình thành dày đặc.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng theo vòng tròn để hạn chế nướu răng bị tổn thương.
– Chú ý nên hay bàn chải đánh răng ít nhất 3 – 4 tháng một lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.
5.2. Chế độ ăn uống hợp lý
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hằng này cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng bị đen. Lý do là vì các chất này rất dễ bị chuyển hoá thành cao răng khi tồn tại trong khoang miệng. Vì vậy bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời hạn chế các loại nước có gas, đồ cay nóng, đồ chua,… để tránh làm tổn thương men răng.
Vậy răng sâu bị đen là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và một khi răng chuyển sang màu đen có nghĩa là sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ có thể giúp giảm đau, giảm viêm chứ không thể chữa trị hoàn toàn. Lúc này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ chữa răng sâu bị đen bằng các phương pháp như hàn trám, bọc răng sứ,…