Bà bầu bị đau răng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu thực hiện giảm đau không đúng cách như sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, để làm dịu cơn đau thì bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong căn bếp để đảm bảo an toàn.
1. Vì sao bà bầu bị đau răng?
Bà bầu bị đau nhức răng có thể là do các nguyên nhân sau đây:
1.1. Do rối loạn hormone
Trong giai đoạn mang thai thì estrogen và progesterone là hai loại hormone có xu hướng tăng cao nên sẽ khiến cho mạch máy ở răng giảm tính đàn hồi và phình to hơn bình thường. Từ đó, huyết dịch tích tụ dẫn đến chảy máu răng, viêm lợi và một số vấn đề răng miệng khác.
1.2. Do ốm nghén
Ốm nghén thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ và là nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy đau nhức răng. Sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố khiến van dạ dày giãn rộng và lượng axit trong dạ dày từ đó dễ bị trào ngược lên thực quản. Khi răng thường xuyên phải tiếp xúc với axit do trào ngược dạ dày thì răng sẽ bị bào mòn, trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị đau nhức.
Ngoài ra, relaxin tăng nhanh trong thời kỳ mang thai cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá dễ dàng bị đầy bụng, ợ hơi, tăng nguy cơ tiết axit trong dạ dày.
1.3. Do thay đổi chế độ ăn uống
Phụ nữ khi mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ngoài các bữa chính thì mẹ bầu còn cần phải bổ sung bữa phụ. Chế độ ăn uống này khiến khoang miệng luôn tồn tại vi khuẩn làm tăng nguy cơ sâu răng.
1.4. Do thói quen vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo mẹ bầu không mắc phải các bệnh lý răng miệng trong thời kỳ mang thai vì phụ nữ mang thai thường có nhiều bữa ăn trong ngày. Chính vì vậy, nhiều người bị đau răng do không thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách.
2. Đau răng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo các chuyên gia, khi mẹ bầu bị sâu răng hoặc mắc phải các bệnh lý răng miệng khác thì nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân tăng cao gấp 2 lần so với thông thường. Lý do là vì vi khuẩn có thể từ trong khoang miệng xâm nhập vào nhau thai làm tăng nồng độ sinh lý của dịch ối. Trẻ sinh non, nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao hoặc mắc bệnh bại não, thị lực kém, chậm phát triển cũng như một số vấn đề sức khoẻ khác.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị sâu răng thì con sinh ra có thể mắc bệnh sâu răng ngay từ nhỏ do vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng của con khi hôn hoặc bón thức ăn cho con. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bé trong tương lai.
3. Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu tại nhà
Bà bầu có thể áp dụng các cách đơn giản sau đây để giảm đau răng nhanh chóng:
3.1. Sử dụng lá lốt
Trong lá lốt chứa nhiều alcaloid đồng thời rễ cây lá lốt cũng chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là benzyl axetat, có tính kháng chuẩn cao nên đây được cho là bài thuốc dân gian giảm sưng viêm hiệu quả và phổ biến nhất.
Mẹ bầu có thể làm theo một trong 2 cách sau để giảm đau răng tại nhà:
- Lá lốt: Đun hoặc giã nhuyễn cùng một lít nước và chút muối. Súc miệng nhiều lần với nước cốt trong ngày, thực hiện từ 2-3 ngày để thấy được kết quả.
- Rễ cây lá lốt: Giã nguyễn cùng một ít muối hột và ép lấy nước. Dùng tăm hay bông gòn thấm vào dung dịch rồi đắp trực tiếp lên chỗ răng bị đau. Ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút rồi súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện khoảng 3-4 lần mỗi ngày trong 2 ngày liên tiếp.
3.2. Dùng tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương cũng là một trong những nguyên liệu giúp làm dịu cơn đau răng hiệu quả và đặc biệt là có mùi hương khá dễ chịu. Mẹ bầu dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi ngậm vào vị trí răng bị đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Hoặc có thể thực hiện nghiền 1, 2 nhánh đinh hương khô ở giữa răng khi không có tinh dầu sẵn rồi giữ đinh hương ở răng đau trong khoảng 1 giờ thì cơn đau sẽ giảm xuống hẳn.
3.3. Súc miệng với nước muối
Muối là nguyên liệu dễ tìm và có sẵn trong căn bếp của mọi gia đình, muối có tính sát khuẩn cao nên được áp dụng phổ biến để giảm đau răng cho bà bầu.
Bạn hoà tan khoảng nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng trong vòng 30 giây sau khi chải răng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn có hại rồi nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
3.4. Dùng tỏi
Tỏi là nguyên liệu dân gian được sử dụng để chữa đau nhức răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác hiệu quả, an toàn, đặc biệt là đối với bà bầu. Tỏi có chứa chất kháng sinh bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời cũng có khả năng làm dịu nhanh các cơn đau.
Mẹ bầu có thể nhai trực tiếp tỏi đã rửa sạch hoặc nghiền nhỏ rồi đắp vào vị trí răng bị đau để làm dịu cơn đau sau khoảng 2-3 lần thực hiện.
4. Chữa đau nhức răng cho bà bầu tại nha khoa
Trên thực tế, một số cách giảm đau răng tại nhà cho bà bầu chỉ mang tính chất tạm thời mà không thể điều trị triệt để. Đồng thời, những phương pháp trên cũng có thể gây nguy hiểm khi bà bầu bị dị ứng với các nguyên liệu kể trên. Do đó, mẹ bầu khi bị đau nhức răng thì cách tốt nhất là đến nha khoa để được thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định nguyên nhân răng bị đau nhức. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bạn hãy yên tâm rằng bác sĩ chắc chắn sẽ trang bị các dụng cụ cần thiết để bảo vệ thai nhi khỏi tác động của tia X-quang.
- Đau răng do sâu răng: Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện làm sạch vết sâu rồi hàn trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
- Đau răng do viêm nướu: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch cao răng, xử lý bề mặt gốc răng và làm sạch khoang miệng.
- Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết. Lưu ý rằng mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau hay kháng sinh nào để tránh một số biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
5. Phòng tránh tình trạng bà bầu bị đau răng
Để phòng tránh tình trạng đau nhức răng ở bà bầu, bạn nên lưu ý một số điều sau:
5.1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong giai đoạn mang thai, không chỉ bản thân bà bầu mà thai chi trong bụng cũng cần canxi và vitamin cần thiết để phát triển xương và răng. Do đó, bà bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết như phô mai, sữa, cua, cá, tôm,…
5.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau khi ân để loại bỏ vi khuẩn và vụn thức ăn trong khoang miệng.
Thay bàn chải định kỳ khoảng 3-4 tháng một lần tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng, viêm nướu.
Sử dụng kem đánh răng chứa flour hỗ trợ răng chắc khỏe.
5.3. Thăm khám định kỳ
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cũng nên thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để bác sĩ có thể kiểm tra sức khoẻ răng miệng và thực hiện các biện pháp điều trị đối với bất kỳ vấn đề nào, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi về sau.
Vậy khi cảm thấy đau nhức, khó chịu răng thì bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu mà Nha khoa Quốc tế BIK đã gợi ý phía trên. Tuy nhiên, để hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau thì mẹ bầu nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể về các biện pháp khắc phục hoàn toàn cơn đau mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.