Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến hiện nay, bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn và nếu không được khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Thuốc trị viêm lợi trên thị trường hiện nay khá đa dạng nên viêm lợi uống thuốc gì còn phụ thuộc và tình trạng viêm nhiễm của mỗi người cũng như sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
1. Viêm lợi là như thế nào?
Viêm lợi là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả trẻ em hay người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra là do vi khuẩn, virus tồn tại trong các mảng bám cao răng gây kích ứng, mẩn đỏ mà sưng nướu. Viêm lợi có thể dễ dàng được phát hiện ra, nếu tình trạng viêm lợi nhẹ thì bệnh nhân chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị thì viêm lợi có thể dẫn đến những biến chứng như viêm nha chu, răng lung lay và thậm chí là gãy rụng răng.
2. Nguyên nhân gây viêm lợi
Để biết được phương án điều trị viêm lợi tốt nhất là gì thì bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm lợi. Trên thực tế, nguyên nhân chính của viêm lợi là sự hình thành của các mảng bám cao răng dày đặc lâu ngày trong khoang miệng.
Các mảng bám này tổn tại ở vị trí giữa chân răng và nướu răng và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển tấn công khiến nướu bị tổn thương. Những lý do khiến cho cao răng tích tụ ngày càng nhiều có thể kể đến như:
– Thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách.
– Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng như nước có ga, thức ăn giàu axit, thức ăn chứa nhiều đường, nhiều tinh bột,…
– Do nội tiết tố của phụ nữ mang thai thường xuyên thay đổi.
– Do hệ miễn dịch suy yếu ở các bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư, đái tháo đường,…
– Do tác dụng phụ của một số loại kháng sinh như histamin, thuốc chống trầm cảm,…
3. Các giai đoạn của bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi sẽ chuyển biến theo tình trạng nghiêm trọng và được chia thành các giai đoạn khác nhau:
3.1. Giai đoạn viêm lợi đỏ
Đây là giai đoạn đầu thường gặp ở rất nhiều người với biểu hiện lợi chuyển màu đỏ sậm, ngứa và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc khi ăn nhai thức ăn. Viêm lợi có thể lan ra cả mặt trong của má và cạnh lưỡi làm cho bệnh nhân cảm giác thêm khó chịu. Nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ bị lở, loét.
3.2. Giai đoạn viêm nướu triển dưỡng
Đây là giai đoạn bệnh phát triển nặng thêm gây sưng phồng, phù nề làm người bệnh gặp nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Ở giai đoạn này, có nhiều cao răng phù lên lợi và các răng với độ dày từ 2mm trở lên. Chúng là môi trường sống thuận lợi của vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như sâu răng, viêm chân răng.
3.3. Giai đoạn viêm nướu hoại tử lở loét
Đây là giai đoạn bệnh vô cùng nghiêm trọng khi lợi bị tổn thương nặng, vết loét có thể dẫn đến hoại tử. Ngoài ra, vết loét ở bờ lợi có thể lan vào bờ trong, vào lưỡi khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn khó chịu, dễ bị chảy máu và hôi miệng. Viêm lợi tiến triển ở giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây những biến chứng răng miệng nghiêm trọng khác.
4. Bị viêm lợi uống thuốc gì?
Việc sử dụng đúng loại thuốc phù hợp đối với tình trạng của mỗi người là rất quan trọng để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất. Sau đây là một số loại thuốc chữa viêm lợi mà bác sĩ thường hay dùng:
4.1. Syndent Plus Dental Gel
Đây là thuốc chữa viêm lợi thuộc nhóm ETC có dạng gel lỏng, được sử dụng nhiều khi điều trị các trường hợp sưng lợi, viêm nhiễm, đau buốt răng hoặc nhiễm khuẩn đường miệng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được bác sĩ chỉ định để loại bỏ cao răng hiệu quả.
Thành phần chính gồm Lidocaine Hydrochloride khan USP (0.40g), Metronidazole (0, 20 g) Chlorhexidine Gluconate BP (0,05 g) và một vài tá dược đầy đủ cho 1 viên.
Hướng dẫn sử dụng:
– Với người lớn: Sử dụng lượng gel vừa đủ thoa nhẹ vào vùng răng bị viêm lợi ngày 3-4 lần, cách tối đa 3 giờ thoa lại một lần.
– Với trẻ em: Dùng tương tự như người lớn nhưng liều dùng giảm 2-3 lần/ ngày, tối đa 6 tiếng thoa lại một lần, không sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
4.2. Thuốc chữa viêm lợi Naphacogyl
Naphacogyl mang lại hiệu quả cao nhất cho các tình trạng viêm nhiễm khoang miệng, điển hình như viêm nha chu, áp xe răng, viêm lợi, chảy máu chân răng,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc loại này trong trường hợp hậu phẫu thuật răng miệng để phòng ngừa viêm nhiễm. Thành phần chính của Naphacogyl là Spiramycin (100000 IU) và Metronidazol (125mg).
Hướng dẫn sử dụng:
– Với người lớn: Liều dùng 4-6 viên/ ngày, chia thành 2 lần uống, dùng trong bữa ăn.
– Với trẻ nhỏ: Dùng tương tự giống người lớn nhưng liều lượng giảm đi một nửa, còn 2 viên/ ngày.
Lưu ý không được dùng cho người cao tuổi, đối với các trường hợp viêm đường ruột, bệnh dạ dày thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
4.3. Thuốc trị viêm lợi Emofluor Gel
Emofluor Gel là loại thuốc dạng gel chuyên dùng chữa trị các bệnh lý về chân răng như mòn hở chân răng, viêm lợi, ê buốt răng,… Ngoài ra, thuốc này còn có thể giúp giảm dịu các cơn đau do viêm lợi gây ra, có tác dụng chống men răng bị hỏng, chống vết sâu làm vỡ răng.
Thành phần chính của Emofluor Gel bao gồm Stannous Fluoride, Propylene Glycol, Sodium Saccharin, Glycerin, Aroma, Phosphorylcolamine, Cellulose Gum, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil, PEG 8 và Aqua.
Hướng dẫn sử dụng:
– Lấy lượng thuốc vừa đủ thoa đều vào vị trí lợi bị viêm.
– Để im trong khoảng 1 phút rồi nhổ đi và không cần súc miệng lại với nước.
– Dùng cho trẻ trên 6 tuổi.
4.4. Thuốc chống viêm lợi Amoxicillin
Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Do đó, không chỉ viêm lợi mà nhiều tình trạng viêm nhiễm khác như nhiễm khuẩn đường thở, viêm nha chu,… đều được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc này để khắc phục. Thành phần chính bao gồm Amoxicillin 500mg, Colloidal silicon dioxide A200 và Natri Starch Glycolate, Natri lauryl sulfat.
Hướng dẫn sử dụng:
– Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần uống 250 – 350mg tuỳ theo tình trạng của mỗi người.
– Dùng liên tục trong 7-10 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
– Lưu ý thuốc này chỉ có tác dụng phòng ngừa, ức chế vi khuẩn mà không có tác dụng diệt khuẩn.
4.5. Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin
Clindamycin là thuốc kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và viêm lợi cấp tính. Thuốc đi vào cơ thể sẽ ức chế hiệu quả sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây hại.
Thành phần chính bao gồm Clindamycin Hydrochloride, Sodium Hydrate, nước, EDTA, Benzyl Alcohol.
Hướng dẫn sử dụng:
– Trường hợp viêm lợi nhẹ dùng 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 150 – 300mg.
– Trường hợp viêm lợi nặng dùng 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 300 – 450mg.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm lợi
Để đảm bảo thuốc mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều như sau trong suốt quá trình điều trị:
5.1. Không tự ý sử dụng thuốc
Hầu hết những loại thuốc chữa viêm lợi đều là thuốc kháng sinh và chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ hoặc có đơn kê thuốc. Do đó, để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa thăm khám và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn.
5.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trường hợp nếu sử dụng các loại thuốc ở dạng gel bôi thì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng có thể giúp thuốc phát huy tối đa công dụng. Ngược lại, nếu khoang miệng không được làm sạch, vẫn còn nhiều vi khuẩn bên trong thì việc bôi thuốc cũng có thể khiến tình trạng viêm lợi trở nên trầm trọng hơn.
5.3. Chú ý đến các tác dụng phụ đi kèm
Khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi thì tác dụng phụ là điều mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Do đó, nếu tình trạng trở nên xấu đi và ngày càng nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cần đến nha khoa ngay lập tức để được thăm khám và khắc phục kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gặp phải.
Vậy viêm lợi uống thuốc gì còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể của viêm lợi trước tiên, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp để mang đến hiệu quả cao nhất. Lưu ý rằng bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì điều này vừa có thể không mang đến hiệu quả tối đa mà còn khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.