Có thể nói bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng có thể bị sâu nhưng đặc biệt nếu để ý thì răng cấm và các răng hàm khác chính là những vị trí răng có nguy cơ bị sâu nhiều nhất. Lý do là vì chúng nằm ở vị trí sâu bên trong cộng với bề mặt nhiều rãnh nhấp nhô nên mảng bám thức ăn thường không được làm sạch hoàn toàn. Vậy răng cấm bị sâu nặng thì phải làm sao, hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
1. Răng cấm nằm ở đâu trên cung hàm?
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm lớn và là chiếc răng số 6 trong cung hàm hay còn gọi là răng cối, có mặt nhai rộng và thân răng lớn. Răng cấm thường mọc vĩnh viễn trong khoảng từ 6 đến 8 tuổi. Răng số 6 và răng số 7 là hai răng nắm giữ chức năng ăn nhai quan chính trong tất cả các răng.
Đặc biệt, chiếc răng này có mối liên kết mật thiết với hệ thống dây thần kinh xoang hàm nên đây là chiếc răng luôn được bảo vệ tối đa và không được nhổ bỏ tuỳ tiện. Lý do là vì răng này đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trong cung hàm nên khi nhổ bỏ thì khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, răng này còn là điểm tựa cho các răng khác mọc một cách vững chắc, tránh tình trạng răng xô lệch gây hại về sau.
2. Nguyên nhân khiến răng cấm bị sâu
Răng cấm bị sâu có thể là do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Sâu răng nói riêng cũng như những vấn đề răng miệng nói chung thường có nguyên nhân chính là việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Người bệnh người chải răng khiến mảng bám thức ăn lâu ngày tích tụ trong khoang miệng lâu dần tạo thành cao răng. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấn công phá hủy men răng gây sâu răng.
2.2. Chế độ ăn uống
Thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột cũng là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng. Lý do là các chất này rất dễ bị chuyển hoá trong khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại đến men răng. Bên cạnh đó, dùng các món ăn chứa nhiều gia vị, axit, hương liệu, chất bảo quản,… cũng sẽ khiến môi trường trong khoang miệng bị thay đổi, men răng suy yếu dần.
2.3. Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày đặc trưng bởi tình trạng trào ngược lên thực quản, nếu kéo dài có thể khiến môi trường sinh lý trong khoang miệng mất đi tính ổn định khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh và gây huỷ khoáng, sâu răng. Ngoài ra, người mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng có nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng khác cao hơn người bình thường.
2.4. Khô miệng
Ngoài chức năng làm mềm thức ăn, giữ ấm cho khoang miệng, nước bọt còn đóng vai trò quan trọng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho răng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Do đó, nếu không uống nước thường xuyên hoặc hút thuốc lá quá nhiều khiến khoang miệng bị khô co thể là nguyên nhân khiến răng cấm bị sâu.
3. Vì sao răng cấm dễ bị sâu nặng
Sâu răng là bệnh có thể xuất phát từ bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm nhưng những chiếc răng cấm, răng hàm sẽ có mức độ sâu nhiều hơn. Răng cấm là một trong những chiếc răng có vai trò đặc biệt quan trọng trong tất cả các răng trên cung hàm và đây cũng là chiếc răng dễ dàng bị sâu nhất vì những lý do sau đây:
– Do vị trí mọc răng ở phía trong cùng của cung hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Các mảnh vụn thức ăn dễ bị mắc vào kẽ răng và trên bề mặt nếu không được làm sạch kỹ càng.
– Do chế độ ăn uống chứa nhiều đường và các thực phẩm không tốt cho sức khoẻ răng miệng như bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
– Do cách vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chưa làm sạch được hết các cặn thức ăn cũng như mảnh vụn còn sót lại.
4. Răng cấm bị sâu nặng phải làm sao?
Thông thường, bảo tồn tối đa răng thật chính là nguyên tắc quan trọng nhất đối với mỗi ca điều trị nha khoa. Nguyên nhân là vì nếu bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi thì cũng sẽ dẫn đến sự xô lệch của các răng kề cận. Ngoài ra, tình trạng tiêu xương hàm xảy ra sau khi mất răng cũng rất nguy hiểm, khiến khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng, khuôn mặt có dấu hiệu lão hoá và trở nên già trước tuổi.
Tuy nhiên, trường hợp răng cấm bị sâu nặng, vết sâu lan đến tận tuỷ răng, phá vỡ hết mô tuỷ không thể phục hồi được nữa thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng cấm bị sâu. Việc giữ lại chiếc răng cấm bị sâu nặng lúc này là không có lợi ích gì vì tuỷ đã bị phá huỷ thì xem như răng đã chết, không thể hoạt động, tồn tại như bình thường được nữa. Nhổ răng cấm bị sâu nặng là để đảm bảo sức khỏe răng miệng và tránh vết sâu lây lan sang các răng còn lại.
Việc xác định cụ thể sâu răng cấm có nên nhổ hay không sẽ phụ thuộc vào quá trình thăm khám tổng thể ban đầu cũng như kết quả chụp X-quang của bạn. Bác sĩ sẽ cần phân tích về vị trí, hình dạng và tình trạng của răng sâu, xem răng có đâm vào chân răng khác hay có liên quan đến dây thần kinh hay không để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Sau khi nhổ răng cấm bị sâu nặng, bạn nên cân nhắc thực hiện trồng răng giả Implant để phục hồi lại chiếc răng bị mất nhanh chóng và hiệu quả nhất. Răng Implant có thể thay thế được hoàn toàn răng thật bị hỏng từ chân răng đến thân răng, đảm bảo khôi phục hoàn toàn tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai bình thường. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn tránh được tình trạng các răng bị xô lệch, xương hàm bị tiêu biến sau khi mất răng một thời gian.
5. Nhổ răng cấm bị sâu nặng có nguy hiểm không?
Khi răng cấm bị sâu nặng không thể bảo tồn được nữa thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến xương ổ răng và các răng kề cận. Răng sau khi nhổ xong thì phần nướu sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu huỷ và chỉ sau một vài tuần thì vết thương sẽ lành lại nhanh chóng. Lúc này, bạn đã có thể ăn nhai được bình thường nhưng cần lưu ý vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh vùng nướu bị nhiễm trùng.
Trước khi nhổ răng cấm, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn, khó chịu xuyên suốt quá trình nhổ răng. Việc bạn có cảm thấy đau quá nhiều hay không sau khi hết thuốc tê phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ, nếu bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thì sẽ biết cách để hạn chế tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Sau khi nhổ răng cấm bị sâu nặng, bạn nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm do mất răng gây ra.
Vậy răng cấm bị sâu nặng phải làm sao, có cần phải nhổ răng hay không phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chụp X-quang cũng như tình trạng răng miệng cụ thể đến đưa ra phương án điều trị tốt nhất, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho người bệnh.