Răng số 6 là răng cối lớn nằm sâu phía trong cung hàm nên nguy cơ bị sâu cũng rất cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ răng sâu mà răng số 6 bị sâu có nên nhổ không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Dựa vào kết quả thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với mỗi tình trạng răng sâu chứ không nhất thiết là phải nhổ răng.
1. Răng số 6 bị sâu có nên nhổ không?
Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, đây là răng cối có kích thước lớn nhất trên cung hàm nên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai. Răng cấm bắt đầu mọc trong giai đoạn từ 6-8 tuổi, răng này chỉ mọc một lần và không mọc thêm bất kỳ lần nào nữa.
Thông thường, khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các biện pháp khác nhau và hạn chế tối đa trường hợp phải nhổ răng.
Bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm khi muốn nhổ bỏ thì cần phải được bác sĩ chuyên ngành cân nhắc thật kỹ lưỡng vì nguyên tắc quan trọng nhất khi điều trị nha khoa là bảo tồn tối đa răng thật. Hơn hết, răng số 6 là răng cấm, được bao quanh bởi hệ thống tổ chức dây thần kinh phức tạp nên việc nhổ răng số 6 bị sâu càng phải được xem xét cẩn thận hơn bao giờ hết.
Răng số 6 bị sâu có nên nhổ không phụ thuộc khá nhiều vào giai đoạn sâu răng, nếu vết sâu chỉ là những chấm nhỏ li ti, chưa làm ảnh hưởng đến ngà răng hoặc tuỷ răng bên trong thì chỉ cần thực hiện trám răng thôi là đủ.
2. Các trường hợp nhổ răng số 6
Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện nhổ răng số 6 dù không bảo toàn được răng thật như nguyên tắc nhưng vẫn mang đến nhiều lợi ích:
2.1. Răng bị sâu nặng
Trường hợp răng số 6 bị sâu rất nặng kèm theo những cơn đau kéo dài, ngà răng và tuỷ răng bên trong bị tổn thương nặng nề thì buộc phải tiến hành nhổ răng. Việc nhổ răng số 6 bị sâu nặng sẽ giúp chấm dứt hiệu quả cơn đau, đồng thời bảo vệ các răng bên cạnh khỏi bị lây nhiễm.
2.2. Răng bị viêm tuỷ
Khi vi khuẩn sâu răng đã tấn công và khiến tuỷ bị viêm nhiễm mà nếu được thăm khám và điều trị ngay thì tỷ lệ giữ lại răng là 80 – 90%. Ngược lại, viêm tuỷ để lâu ngày không được điều trị, nhiễm trùng lan rộng xuống chân răng tạo thành ổ viêm, áp xe quanh cuống, nang chân răng làm răng yếu đi thì rất khó để điều trị mà cần phải nhổ bỏ vì không thể giữ lại được răng.
2.3. Bị viêm nha chu cấp độ nặng
Trường hợp răng số 6 bị sâu kèm với viêm nha chu ở mức độ nghiêm trọng, chân răng không còn bám chặt được vào lợi khiến răng bị lung lay thì nhổ răng số 6 là điều không thể tránh khỏi.
3. Nhổ răng số 6 có đau không?
Trước đây, bác sĩ sẽ sử dụng kìm và bẩy để tạo lực toàn bộ lên răng để có thể nhổ răng ra khỏi cung hàm nên thường sau khi nhổ răng xong thì bạn sẽ có cảm giác đau đớn kéo dài. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay thì y khoa cũng có những ứng dụng giúp mang lại hiệu quả tốt hơn, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi điều trị.
Hầu hết các nha khoa hiện nay đều sử dụng máy rung siêu âm Piezotome để thực hiện nhổ răng, kết hợp cùng với thuốc gây tê cục bộ nên bạn có thể yên tâm sẽ không cảm thấy đau đớn gì trong suốt quá trình nhổ răng. Kỹ thuật nhổ răng số 6 bị sâu bằng máy rung siêu âm Piezotome là như sau:
– Mũi siêu âm của máy Piezotome chỉ tác động lên hệ thống nha chu của răng, làm đứt dây chằng nha chu để lộ thân và chân răng.
– Kết hợp sử dụng máy siêu âm cắt hương hỗ trợ thay vì dùng đầu cưa, máy nhổ răng siêu âm sẽ cắt nhỏ các phần của răng, đưa ra khỏi xương hàm nhanh chóng.
– Kỹ thuật này không xâm lấn đến phần nướu răng nên tình trạng đau nhức, chảy máu sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó mà thời gian lành thương sau khi nhổ răng cũng được rút ngắn đáng kể.
4. Nhổ răng số 6 bị sâu có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng số 6 bị sâu trên thực tế là phương pháp điều trị sâu răng ở giai đoạn nghiêm trọng và sẽ giúp loại bỏ đi những cơn đau nhức do sâu răng gây ra. Tuy nhiên, việc mất một chiếc răng để lại khoảng trống trên cung hàm về lâu dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng như sau:
4.1. Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Như đã đề cập phía trên, răng số 6 là răng cối lớn đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai nên việc mất răng số 6 khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hơn hết, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đi xuống dạ dày sẽ bị khó tiêu hoá, dịch vị dạ dày buộc phải tiết ra nhiều hơn bình thường để tiêu hoá thức ăn.
Lúc này, thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hoá được hết chất dinh dưỡng. Lâu dần, dạ dày sẽ bị quá tải và dẫn đến các bệnh lý như đau bao tử, viêm loét dạ dày,…
4.2. Ảnh hưởng đến các răng xung quanh
Khi trên cung hàm có khoảng trống do nhổ đi chiếc răng số 6 thì các răng xung quanh sẽ bị mất đi chỗ dựa, răng dần bị xô lệch và nghiêng về phía khoảng trống mất răng. Các răng đối xứng ở cung hàm còn lại cũng sẽ bị trồi lên, tụt xuống. Từ đó các răng có thể bị lung lay, làm lệch khớp cắn.
4.3. Tiêu xương hàm
Sở dĩ xương hàm phát triển khỏe mạnh được bình thường là nhờ sự kích thích của lực ăn nhai, vậy nên một khi vị trí xương hàm của răng số 6 không còn được kích thích để phát triển nữa thì sau một thời gian phần xương hàm sẽ bị tiêu biến, khiến răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng toàn hàm. Đây cũng chính là ảnh hưởng nghiêm trọng mất khi nhổ răng số 6 bị sâu lâu ngày không trồng lại.
4.4. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Dù răng số 6 là răng hàm nằm sâu bên trong nhưng việc mất chiếc răng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tổng thể khuôn mặt. Xương hàm bị tiêu biến về lâu dài sẽ khiến cho vùng má bị hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ, dẫn đến khuôn mặt bị lão hoá sớm, già trước tuổi.
5. Các phương pháp phục hình răng số 6
Để ngăn chặn những ảnh hưởng trên, bạn có thể cân nhắc phục hình răng số 6 sau khi đã nhổ bằng một trong hai phương pháp phổ biến như sau:
5.1. Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một dãy gồm 3 răng sứ được gắn liền vào nhau, trong đó răng chính giữa sẽ có tác dụng thay thế cho răng số 6 bị mất và hai răng bên cạnh sẽ được gắn vào răng số 5 và số 7 để làm trụ đỡ. Điều kiện để làm cầu răng sứ và răng số 5 và số 7 phải còn khoẻ mạnh để bác sĩ có thể tiến hành mài cùi răng rồi mới có thể gắn được cầu răng lên trên.
Với phương pháp này, bạn chỉ cần mất khoản 3-5 ngày là thực hiện xong quy trình khôi phục răng số 6 bị mất, lấy lại khả năng ăn nhai ngay lập tức. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cầu răng sứ và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm vì chỉ phục hình được phần thân răng bên trên.
5.2. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay. Răng giả Implant có cấu tạo gồm 3 phần là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong đó, trụ Implant sẽ được cắm sâu vào xương hàm thay thế cho chân răng thật bị mất và thân răng sứ sẽ được gắn lên phía trên thông qua khớp nối Abutment.
Nhờ chân răng Implant mà xương hàm sẽ nhận được lực ăn nhai kích thích để phát triển khoẻ mạnh như thông thường, tránh được tình trạng tiêu xương hàm. Ngoài ra, do trụ Implant được làm từ vật liệu Titanium cao cấp có khả năng tích hợp cao với cơ thể nên tuổi thọ răng Implant có thể kéo dài lên đến 25 năm nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trồng răng Implant vẫn có nhược điểm là thời gian điều trị kéo dài khá lâu, bạn cần đợi từ 2-6 tháng thì mới hoàn thành răng Implant.
Vậy răng số 6 bị sâu có nên nhổ không phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng sâu răng của mỗi người. Do đó, để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề như Nha khoa Quốc tế BIK để có thể nhận được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp điều trị sâu răng phù hợp.