Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này tương đối dễ dàng nhận biết qua cảm giác khó chịu, đau đớn trong quá trình ăn nhai hằng ngày. Nếu không được khắc phục kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến răng cũng như sức khỏe răng miệng tổng thể.
1. Dấu hiệu sưng nướu trong cùng hàm dưới
Nướu răng là mô liên kết mềm bao quanh chân răng và có màu hồng nhạt lúc khoẻ mạnh. Nướu chắc khoẻ sẽ bám sát vào chân răng và không bị chảy máu, sưng viêm hoặc ứ đọng mủ. Trong trường hợp nướu răng bị sưng ở vị trí trong cùng của hàm dưới thì sẽ có những dấu hiệu như sau:
– Nướu răng trong cùng hàm dưới có hiện tượng sưng tấy và đổi sang màu đỏ sậm.
– Xung quanh nướu răng có thể ứ mủ và dịch.
– Răng tại vị trí nướu bị sưng có thể bị đau nhức, ê buốt gây khó khăn cho quá trình ăn nhai.
– Cảm giác miệng có mùi hôi khó chịu do sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
– Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể đi kèm với tình trạng đau rát cổ họng.
2. Nguyên nhân bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể là do các nguyên nhân như sau:
2.1. Viêm lợi trùm
Răng khôn là chiếc răng xuất hiện ở độ tuổi từ 17-25 tuổi và mọc ở trong cùng của hàm. Lúc này, các răng khác đã ổn định và mô nướu đã phát triển dày, cứng chắc nên răng khôn mọc lên sẽ bị phần lợi trùm lên che phủ đi. Do đó, mỗi lần răng nhú lên sẽ kích thích khiến lợi bị sưng đỏ và đau nhức. Tuy đây là lợi trùm nhưng vẫn có khe hở khiến mảng bám thức ăn tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Ngoài sưng nướu, tình trạng này còn gây hôi miệng, chảy mủ.
Trường hợp nếu răng khôn mọc thẳng thì tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 2-3 ngày nhưng nếu mọc lệch thì cơn đau nhức sẽ kéo dài dai dẳng. Việc sử dụng thuốc giảm đau lúc này chỉ có tác dụng tạm thời.
2.2. Viêm nướu
Sưng nướu răng trong cùng cũng có thể do bệnh viêm nướu hoặc viêm nha chu gây ra. Vệ sinh răng miệng sẽ khiến mảng bám tích tụ thành vôi răng cứng chắc. Đây là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, tiết ra độc tố làm nướu bị sưng đỏ, đôi khi kèm theo tình trạng mưng mủ.
Viêm nướu nếu không được điều trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm nha chu, vi khuẩn bắt đầu tấn công phá huỷ toàn bộ cấu trúc nâng đỡ răng, làm răng lung lay và thậm chí là mất răng.
2.3. Sâu răng hàm
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới cũng có thể là do sâu răng gây ra. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển và tiết axit phá huỷ chất khoáng của cao răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng, tủy răng gây viêm sưng toàn bộ mô nướu xung quanh.
3. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có nguy hiểm không?
Trên thực tế, bệnh nhân không nên chủ quan với tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Khi sưng nướu răng đi kèm với những triệu chứng như sốt, sưng mặt, khó thở hoặc khó khăn khi nuốt thức ăn thì tình trạng viêm nhiễm đã tiến triển khá nguy hiểm.
Lúc này, sưng nướu răng trong cùng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng như áp xe răng, nhiễm trùng nặng và viêm nhiễm các mô xung quanh răng. Nhiễm trùng răng có thể lây lan đến xương hàm, các mô mềm của mặt, cổ. Đặc biệt còn có những trường hợp nhiễm trùng di chuyển đến tim và não. Lúc này việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn.
Nếu tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới kéo dài hơn 4 ngày, tái đi tái lại nhiều lần hoặc có dấu hiệu xuất hiện mủ, đau dai dẳng, nổi hạch,… thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng cụ thể từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
4. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có ảnh hưởng đến răng kề cận không?
Trường hợp sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do các bệnh lý răng miệng gây ra mà không được khắc phục kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng răng lung lay, gãy rụng. Nguyên nhân là vì khi sưng nướu thì các mô nướu trở nên không còn chắc khoẻ được như trước, không còn khả năng nâng đỡ chân răng tồn tại ổn định trên cung hàm. Ngoài ra, vi khuẩn cũng vì vậy mà tấn công khiến cấu trúc răng bị ảnh hưởng.
Nếu nguyên nhân gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là răng khôn mọc lệch thì các răng kề cận sẽ bị chèn ép gây tổn thương, nhiễm trùng và hoại tử. Do đó, bác sĩ cần tiến hành nhổ răng khôn để tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.
5. Khắc phục nướu răng hàm dưới bị sưng
Để giảm sưng đau, khó chịu khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
5.1. Dùng nước muối
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên là biện pháp giảm sưng viêm nướu hiệu quả và tiết kiệm nhất. Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, đồng thời còn thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Bạn hoà tan khoảng 1 thìa cà phê muối với một cốc nước ấm rồi dùng hỗn hợp để súc miệng trong 30 giây. Thực hiện 2-3 lần/ ngày đến khi tình trạng sưng viêm giảm bớt.
5.2. Chườm ấm và chườm lạnh
Tiến hành chườm ấm hoặc lạnh bên ngoài vùng nướu bị sưng cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Để chườm nóng, bạn nhúng khăn sạch vào nước ấm, vắt khô rồi áp miếng khăn vào má trong khoảng 5 phút. Hoặc bạn có thể chườm lạnh bằng cách bọc 1 túi đá vào khăn sạch và cũng chườm lên phần má bên ngoài tại vị trí sưng đau khoảng 5 phút.
5.3. Điều trị sâu răng
Nếu nướu răng trong cùng hàm dưới bị sưng là do sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vết sâu bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai.
5.4. Cắt lợi trùm, nhổ răng khôn
Cắt lợi trùm và nhổ răng khôn là cách hiệu quả để khắc phục tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Không chỉ làm giảm cơn đau do sưng viêm mang lại và còn tránh được những biến chứng nguy hiểm khác về lâu dài.
6. Ngăn chặn tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Để ngăn chặn tình trạng nướu răng trong cùng hàm dưới bị sưng, bạn nên lưu ý một số điều như sau:
6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để đảm bảo mảng bám trên răng được làm sạch.
– Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa đủ tránh nướu răng bị tổn thương.
– Thay bàn chải ít nhất 3-4 tháng một lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ tấn công gây viêm nhiễm.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn có trong các kẽ răng.
6.2. Thăm khám định kỳ
Để đảm bảo điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng nói chung, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở uy tín, chất lượng cao. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng đồng thời kiểm tra tổng quát răng miệng và khắc phục những bệnh lý răng miệng nếu có.
Vậy sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện ra những biểu hiện mà nướu răng bị sưng đau, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín để được thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể rồi thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.