Răng bị yếu dần đi có thể là do vệ sinh răng miệng sai cách và nhiều nguyên nhân khác nữa, nếu không được khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác. Trên thực tế, khi phát hiện răng bị yếu đi thì khách hàng nên đến nha khoa để được thăm khám và từ đó, răng yếu phải làm sao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể làm dẫn đến tình trạng này.
1. Nguyên nhân khiến răng bị yếu
Răng bị yếu đi có thể là do các nguyên nhân sau đây:
1.1. Do đánh răng sai cách
Đánh răng là việc vệ sinh răng miệng cơ bản hằng ngày nhưng nếu được thực hiện sai cách thì cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng hoặc nướu. Khi đánh răng mà dùng lực quá mạnh hoặc đánh theo chiều ngang thay vì chiều dọc thì có thể khiến răng bị mòn dần theo thời gian và yếu dần đi. Thậm chí một số trường hợp còn khiến ngà răng bị lộ ra ngoài, hay cổ chân răng bị mòn thành chữ V.
Men răng càng mất đi nhiều thì sẽ gây nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh khi ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, đánh răng không đủ số lần mỗi ngày cũng sẽ khiến các mảng bám tồn đọng dày đặc gây tình trạng viêm nướu, hôi miệng, sâu răng,… đồng thời làm răng yếu dần đi theo thời gian.
1.2. Chế độ ăn uống không khoa học
Trên thực tế, không chỉ việc vệ sinh răng miệng mà chế độ ăn uống của khách hàng mỗi ngày cũng có thể làm ảnh hưởng đến răng. Các nghiên cứu cho thấy rằng hợp chất axit trong một số loại thực phẩm có thể khiến men răng bị hoà tan. Do đó, các loại đồ uống có ga, thực phẩm có vị chua như cam, chanh, bưởi,… đều có thể làm cho răng bị yếu đi.
Khi sử dụng các loại thực phẩm này thì khách hàng nên súc miệng với nước lọc trước tiên để giảm bớt lượng axit trong răng rồi sau đó mới thực hiện vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có lượng đường cao như bánh kẹo, hoa quả sấy,… cũng cần được hạn chế để bảo vệ răng được chắc khỏe.
1.3. Do sử dụng tăm xỉa răng
Tăm xỉa răng từ lâu đã được sử dụng như một dụng cụ để vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích vì độ cứng và nhọn của tăm có thể vô tình làm phá hủy lớp men răng, gây tổn thương nướu. Người thường xuyên dùng tăm xỉa răng dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… hơn so với người không sử dụng.
1.4. Do lạm dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh sai cách hoặc sai liều lượng có thể gây tác động mạnh mẽ tới men răng. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng răng bị xỉn màu hoặc ăn mòn do tác dụng phụ của kháng sinh. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bệnh nhân cần được thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị cụ thể.
2. Dấu hiệu nhận biết răng yếu
Răng yếu có thể được nhận biết qua các dấu hiệu như sau:
2.1. Mòn men răng
Thông thường, men răng có thể bị mòn theo thời gian và đây là quá trình mòn răng sinh lý. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị mòn nhanh hơn so với bình thường. Đây cũng chính là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng cho thấy răng đang dần bị yếu đi.
2.2. Thường xuyên ê buốt răng
Khi men răng bị mài mòn, ngà răng lộ ra ngoài khiến răng dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến cả tuỷ răng làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Trường hợp nếu thường xuyên cảm thấy ê buốt răng khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… thì có nghĩa là men răng đã bị phá huỷ.
2.3. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng thường xuất hiện khi răng bị yếu đi và trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt có thể dễ dàng xảy ra ma sát khi răng bị tác động quá mạnh trong quá trình chải răng hoặc trong quá trình ăn nhai.
2.4. Tụt nướu
Khi răng bị yếu đi thì hệ thống nha nhu nâng đỡ răng cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít và tụt nướu là một biểu hiện cần được lưu ý. Tụt nướu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và biến chứng của nó là rất nghiêm trọng như viêm loét nướu, nhiễm trùng nướu, tiêu xương hàm,…
3. Răng yếu phải làm sao?
Khi nhận thấy răng bị yếu đi, khách hàng cần đến nha khoa để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Từ đó, bác sĩ mới có thể chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất mang đến hiệu quả cao:
3.1. Răng yếu do cấu trúc răng
Trường hợp răng yếu là do cấu trúc răng thì bác sĩ có thể chỉ định một trong hai cách sau đây:
3.1.1. Trám răng
Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vị trí răng bị hư tổn sau đó tiến hành đổ hợp chất thay thế men răng vào lỗ hổng đã được làm sạch. Tiếp theo, keo nha khoa chuyên dụng sẽ được sử dụng để bít kín lại vết hở, đợi khô lại rồi thì răng sẽ khôi phục lại khả năng ăn nhai như bình thường.
3.1.2. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ không chỉ là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng mà còn giúp khôi phục gần như hoàn toàn khả năng ăn nhai vì mão sứ có thể chịu được lực gấp 5 lần răng thật. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện mài cùi răng cần bọc sứ theo tỷ lệ nhất định rồi gắn mão sứ lên trên. Mão răng này còn có tác dụng bảo vệ chân răng thật khỏi những tác động của vi khuẩn và va chạm bên ngoài.
3.2. Răng yếu do bệnh lý nha chu
Nha chu là tên gọi của tổ chức xung quanh răng có vai trò nâng đỡ và cố định răng ổn định trong xương hàm. Bệnh nha chu thường bắt đầu từ nướu sau đó lây lan dần xuống dây chằng và xương ổ răng bên dưới. Nếu không được điều trị kịp thời thì răng sẽ bị suy yếu dần và có thể bị rụng đi nhanh chóng.
Nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu là sự tấn công của vi khuẩn có trong cao răng nên kỹ thuật đầu tiên mà bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện là cạo vôi răng. Tiếp theo, tuỳ vào từng tình trạng răng miệng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp.
Vậy răng yếu phải làm sao còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này là gì. Ngay khi phát hiện răng bị yếu dần đi, khách hàng nên tìm đến nha khoa uy tín để được thăm khám và tiến hành thực hiện các biện pháp điều trị theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả tình trạng này.