Lợi không bám vào chân rănglà tình trạng khá phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn khiến nướu răng bị tổn thương và yếu đi theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn và thậm chí là mất răng.
1. Lợi không bám vào chân răng là như thế nào?
Lợi không bám chắc vào chân răng là tình trạng khá phổ biến hiện nay mà mô nướu sẽ bị tách ra khỏi phần chân răng tạo ra các khe hở. Tình trạng này rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường, phần nướu bị hở ra khiến thân răng trở nên dài hơn so với thông thường và ngà răng cũng sẽ bị lộ ra ngoài.
Nướu răng khoẻ mạnh thường có màu hồng nhạt và bám sát, nâng đỡ giúp thân răng đứng vững trên cung hàm nên nếu trường hợp nướu bị tách ra thì đây là dấu hiệu của những vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Từ đó, việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
2. Nguyên nhân khiến lợi bị tách khỏi răng
Lợi bị tách khỏi răng có thể là do các nguyên nhân sau:
2.1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng dẫn đến tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng. Khi các mảng bám thức ăn không được làm sạch trong thời gian dài sẽ bị vôi hoá trong khoang miệng và tạo thành cao răng.
Mảng bám cao răng này thường tồn tại ở vị trí giữa chân răng và nướu răng, là môi trường sống lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn từ đó sẽ dễ dàng sinh sôi và phát triển tấn công gây tổn thương đến nướu răng, dẫn đến tình trạng viêm nướu, hở lợi.
2.2. Do bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi không bám chắc vào răng. Về cơ bản, khi mắc phải các bệnh này thì lợi đã bị viêm nhiễm và tổn thương nên nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ tiến triển nặng hơn khiến lợi trở nên yếu dần rồi từ đó không còn có thể bám chặt vào răng nữa.
2.3. Do thiếu chất dinh dưỡng
Việc cơ thể bị thiếu hụt một số loại vitamin như vitamin E, vitamin C, sắt, kẽm,… cũng sẽ khiến nướu răng trở nên yếu hơn. Khi đó, nướu không thể bám chắc vào thân răng gây hở lợi.
2.4. Do bẩm sinh
Nghiên cứu chỉ ra rằng những gia đình có tiền sử mắc các vấn đề về răng miệng thì các thế hệ sau nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao hơn. Trong đó, lợi bị tách khỏi răng cũng có thể là do di truyền từ cha mẹ sang con cái.
3. Lợi không bám vào chân răng gây ảnh hưởng như thế nào?
Việc lợi không bám chắc vào thân răng sẽ tạo ra một khoảng hở nhưng nếu tình trạng này chỉ vừa mới xảy ra ở giai đoạn đầu thì không gây quá nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Trường hợp không được khắc phục mà để lâu thì sẽ khá nguy hiểm.
Vị trí hở lợi sẽ là nơi tập hợp của nhiều vi khuẩn gây hại nên chúng sẽ có điều kiện thuận lợi để tích tụ và sinh sôi ngày càng nhiều từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Khi tình trạng này chuyển biến nặng hơn thì người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiễm trùng máu, nguy cơ bị mất răng cao, sức khoẻ tổng thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
4. Khắc phục tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng
Để khắc phục tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng, bạn có thể áp dụng các cách sau:
4.1. Lấy cao răng
Trường hợp lợi không bám sát vào chân răng do cao răng hình thành dày đặc thì cạo vôi răng là phương pháp tối ưu nhất. Sau khi lớp mảng bám cứng được loại bỏ thì vi khuẩn gây hại cũng sẽ bị tiêu diệt, khắc phục hiệu quả tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng.
4.2. Bổ sung vitamin
Nếu lợi bị tách khỏi chân răng do thiếu các dưỡng chất cần thiết thì bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết qua các loại thực phẩm như thịt, hoa quả, rau xanh,… Một khi sức khoẻ được bảo đảm thì cơ thể sẽ đủ khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây hại cho nướu, răng.
4.3. Phẫu thuật
Nếu lợi bị tách khỏi nướu nhưng không được điều trị sớm thì bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật khi đã bị chuyển biến nặng hơn. Lúc này, sau khi thăm khám thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành ghép mô nướu hoặc khâu vạt nướu để khắc phục tình trạng lợi không bám chắc vào thân răng.
5. Phòng tránh lợi bị tách khỏi răng
Để phòng tránh tình trạng nướu bị tách khỏi răng, bạn nên lưu ý một số điều như sau:
5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chải răng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn để đảm bảo làm sạch các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng.
– Chú ý dùng lực chải vừa đủ vào chải răng theo vòng tròn để tránh nướu bị ảnh hưởng.
– Sử dụng kem đánh răng có tác dụng nuôi dưỡng lợi để nướu thêm khỏe mạnh.
– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ tấn công đến răng và nướu.
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn trong các kẽ răng.
5.2. Chế độ ăn uống khoa học
Để phòng tránh tình trạng lợi không bám chắc vào chân răng, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga, đồ ăn quá cứng hoặc quá dai,… để nướu không bị tổn thương. Ngoài ra, không nên hút thuốc lá để tránh tình trạng nướu răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
5.3. Thăm khám định kỳ
Đến nha khoa thăm khám và cạo vôi răng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm theo lời dặn của bác sĩ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển tấn công nướu, răng. Ngoài ra, việc này cũng tạo cơ hội cho bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời các bệnh lý răng miệng nếu có.
Vậy lợi không bám chắc vào răng là do nhiều nguyên nhân gây ra mà nguyên nhân chính là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, bệnh nhân nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp điều trị triệt để.