Răng sữa bị mòn có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau xuất hiện khi ăn nhai làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ do thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, ngay khi phát hiện thì cha mẹ không nên chủ quan mà cần áp dụng một số cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn để tránh những biến chứng về sau khi mọc răng vĩnh viễn.
1. Nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ bị mòn
Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ bắt đầu bước vào khoảng 6 tuổi sau đó chúng sẽ hoàn thiện dần vào những năm tiếp theo và giúp quá trình ăn uống cũng như phát âm của trẻ dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngoài ra, răng sữa còn có vai trò định hình cung hàm của trẻ, giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên đúng và đủ. Do đó, dù là răng sữa sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng phụ huynh cũng cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật kỹ.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng sữa bị mòn đi cũng như lớp men răng bên ngoài bị mất dần làm tăng nguy cơ bị sâu răng sữa. Trong đó, nguyên nhân phổ biến của tình trạng sâu răng là vệ sinh răng miệng không đúng cách, cha mẹ không chú ý giám sát trẻ khi đánh răng.
Không chỉ vậy, việc để trẻ sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng axit cao cũng sẽ khiến men răng sữa bị mòn. Tình trạng mòn răng sữa còn có thể là do trẻ bị thiếu flour, một khoáng chất giúp tăng cường men răng, ngăn ngừa mòn men răng và sâu răng.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mòn răng sữa
Tình trạng mòn răng sữa thường diễn ra trong thời gian dài và rất khó để nhận biết ở giai đoạn đầu. Thông thường cha mẹ nhận ra thì lúc này men răng đã bị ăn mòn khá nhiều, cha mẹ có thể xem xét các dấu hiệu sau đây về tình trạng mòn răng sữa ở trẻ:
2.1. Đau răng
Lớp men răng bị ăn mòn đi khiến cho răng mất đi lớp bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, việc này thậm chí còn ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh dẫn đến đau răng.
2.2. Răng xỉn màu
Lớp men răng bị mòn đi sẽ để lộ ra dải màu trắng xỉn màu nằm ở vị trí bề mặt răng sữa bị mòn gần với đường viền nướu. Khi tình trạng mòn răng sữa nặng hơn thì dải màu trắng này sẽ dần chuyển sang vàng hoặc thậm chí là màu nâu hoặc đen. Đây là dấu hiệu cho thấy mòn răng sữa đang tiến triển thành sâu răng.
2.3. Răng trở nên nhạy cảm
Men răng sữa bị mòn khiến răng mất đi lớp bảo vệ bên ngoài nên chắc chắn sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước các tác động bên ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ thường xuyên cảm thấy đau buốt khó chịu khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
2.4. Nướu răng bị sưng
Bên cạnh việc răng sữa bị mòn thấy rõ, nướu răng cũng sẽ bi ảnh hưởng ít nhiều, trở nên sưng tấy hoặc thậm chí là chảy máu.
3. Răng sữa bị mòn gây ảnh hưởng như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng việc răng sữa bị mòn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mọc và phát triển của răng vĩnh viễn về sau. Trường hợp răng sữa bị tổn thương quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tuỷ và thậm chí có thể sẽ phải nhổ bỏ răng sớm.
Tuy nhiên, ảnh hưởng trước mắt và dễ thấy nhất khi trẻ bị mòn răng sữa là cảm giác đau nhức và ê buốt khi trong quá trình ăn nhai. Điều này khiến trẻ ăn uống không được ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể khi không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ nên tìm cách xử lý kịp thời ngay khi trẻ có biểu hiện bị mòn răng sữa.
4. Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn
Cách xử lý khi răng sữa bị mòn sẽ phụ thuộc vào từng mức độ ăn mòn:
4.1. Đối với trường hợp răng mòn nhẹ
Đối với trường hợp răng sữa chỉ bị ăn mòn nhẹ và phát hiện kịp thời thì cha mẹ có thể áp dụng một số cách như sau: sử dụng kem đánh răng chứa flour, tái khoáng hóa men răng và ngà răng, bạc diamin flour, dùng nước súc miệng,..
4.2. Đối với trường hợp răng mòn nặng, có sâu răng
Nếu tình trạng mòn men răng nặng hơn mà cha mẹ mới phát hiện ra, răng bị mất hoàn toàn lớp men, có sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vết sâu rồi thực hiện hàn trám răng hoặc phục hình răng sứ để khôi phục thẩm mỹ.
Chất dùng để hàn trám răng thường là thuỷ ngân, bạc, kim loại hoặc nhựa composite thường dùng trong nha khoa, có độ bền cao và hoàn toàn lành tính với cơ thể.
5. Cách phòng tránh răng sữa bị mòn
Để hồi phục cũng như phòng tránh men răng sữa bị mòn, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Không để trẻ ngậm bình sữa khi ngủ, chú ý lấy núm vú ra khi trẻ đã ngủ say.
- Làm sạch khoang miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước, khăn ấm và gạc chuyên dụng.
- Vệ sinh núm vú giả thường xuyên.
- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt chứa nhiều đường, hoa quả đóng hộp có hàm lượng đường và axit cao.
- Hình thành cho trẻ thói quen uống nước thường xuyên, nhất là sau khi ăn hoặc sau khi uống sữa.
- Trẻ từ 18 tháng tuổi nên được học cách chải răng với bàn chải lông mềm.
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
- Cho trẻ thăm khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng nếu có.
Vậy khi phát hiện ra những biểu hiện men răng sữa bị mòn, cha mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý khi răng sữa bị mòn mà Nha khoa Quốc tế BIK đã gợi ý phía trên. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ không bị ảnh hưởng về sau khi trưởng thành, cha mẹ nên hình thành thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.