Tổng Hợp Cách Chữa Nhức Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả
Đau nhức chân răng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng khác, đau răng dù không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm đáng kể vì thường xuyên cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Thậm chí các cơn đau kéo dài còn khiến nhiều người không còn hứng thú ăn uống và mất ngủ thường xuyên. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa nhức chân răng tại nhà để làm dịu cơn đau tạm thời.
1. Nguyên nhân gây đau nhức chân răng
Nhức răng không được xem là một bệnh lý mà chỉ là triệu chứng của một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khoẻ khác. Tuỳ theo biểu hiện của cơn đau mà cảm giác đau hay vị trí đau cũng sẽ khác nhau, chính vì vậy nên bạn cần tìm ra được nguyên nhân cụ thể thì tình trạng này mới có thể được khắc phục dứt điểm.
Nguyên nhân gây nhức răng phổ biến có thể kể đến như:
- Sâu răng
- Viêm tuỷ
- Áp xe răng
- Viêm nướu, viêm nha chu
- Viêm xoang
- Mọc răng khôn
Hoặc có thể do một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như gãy răng do va đập mạnh, nghiến răng quá mức, đau nhức răng do điều trị chỉnh nha,…
2. Nhức chân răng có thể gây ảnh hưởng như thế nào?
Đau nhức răng là triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và những cơn đau nếu kéo dài thường xuyên sẽ khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ta, việc đau nhức răng liên tục trong thời gian dài cũng có thể khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng nên bạn không nên chủ quan khi gặp tình trạng này.
Trường hợp nếu nhức chân răng là do sâu răng gây ra mà không được ngăn chặn kịp thời thì vết sâu có thể lan rộng xuống tuỷ răng gây viêm tủy. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng và không thể bảo tồn được răng thì bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ chiếc răng bị sâu.
3. Cách chữa nhức chân răng tại nhà hiệu quả
Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để chữa nhức chân răng ngay tại nhà:
3.1. Chườm đá
Chườm đá lạnh là một trong những cách hỗ trợ giảm đau nhức chân răng nhanh nhất. Nhiệt độ thấp sẽ làm tê liệt tạm thời dây thần kinh cảm giác, từ đó cảm giác nhức răng sẽ biến mất một cách nhanh chóng.
Lưu ý bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng má bị đau răng. Thay vào đó, nên bọc đá lạnh vào chiếc khăn mềm sau đó đặt bên ngoài vùng răng bị đau nhức để hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị đau, giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
3.2. Sử dụng nước muối
Muối có tính sát khuẩn cao nên việc vệ sinh răng miệng bằng nước muối sẽ giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các cơn đau răng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bạn pha loãng khoảng nửa thìa cà phê muối cùng 1 ly nước ấm rồi dùng để súc miệng mỗi ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Nước muối sẽ giúp giảm bớt sự ê buốt, đau nhức của răng, đồng thời loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Mẹo chữa nhức răng này phù hợp đối với các tình trạng nhức răng do viêm nướu, viêm quanh chân răng.
3.3. Sử dụng gừng, tỏi
Gừng và tỏi là nguyên liệu dễ tìm trong mọi căn bếp và là một cách giảm đau nhức răng hiệu quả vì tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Bạn giã nát tỏi với gừng, thêm vào 1 vài hạt muối và đắp vào vùng răng bị đau nhức. Đợi khoảng 15-20 phút thì súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm.
Hoặc có thể dùng máy xay hỗn hợp khoảng 2-3 tép tỏi với nước sạch rồi lấy nước cốt ngậm trong vòng 15 phút. Lưu nên pha loãng tỏi vì có thể gây kích ứng hoặc bỏng nướu.
3.4. Sử dụng đinh hương
Trong đinh hương chứa nhiều Eugenol có tác dụng gây tê tự nhiên, ngoài ra còn có đặc tính chất viêm và kháng khuẩn tốt nên có thể hỗ trợ chống nhiễm trùng, đau nhức chân răng hiệu quả.
Bạn dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt lên khu vực đau răng. Hoặc có thể nhai đinh hương khô, ngậm tại khu vực nhức răng khoảng 30 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
3.5. Trà bạc hà
Bạc hà cũng có đặc tính gây tê giống như đinh hương nên có thể làm dịu cơn đau răng một cách nhanh chóng. Bạn hãy dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong khoảng 20 phút để ủ thành trà bạc hà. Sau đó súc miệng 2 lần mỗi ngày với dung dịch này để làm giảm đau nhức chân răng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi trà bạc hà còn ấm đắp trực tiếp lên chiếc răng bị đau nhức khoảng vài phút để cảm thấy dễ chịu hơn.
3.5. Dùng nha đam
Nha đam (hay còn gọi là lô hội) có thành phần chính là gel lô hội được sử dụng với nhiều mục đích trong y học trong đó có chữa đau nhức răng. Nha đam có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn tại khu vực bị viêm nhiễm. Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần thoa đều gel lên khu vực bị đau và thực hiện massage nhẹ nhàng trong khoảng vài phút.
3.6. Thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau cũng là một cách để chữa nhức chân răng tại nhà hiệu quả nhưng bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.
4. Khi nào nên đến nha khoa?
Trên thực tế, đau nhức chân răng là triệu chứng phổ biến không hiếm gặp và nguyên nhân cũng đa dạng, bạn cũng có thể điều trị bằng cách biện pháp dân gian tại nhà để hồi phục. Tuy nhiên, các cách chữa nhức răng tại nhà như vậy chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, người bệnh vẫn nên đến nha khoa để được thăm khám tìm ra nguyên nhân từ đó tiến hành điều trị triệt để.
Khi xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Cơn đau nhức răng kéo dài từ 2-4 tuần.
- Đau răng nghiêm trọng, mủ sưng lớn gây lệch cấu trúc mặt.
- Nhức răng do sâu răng.
- Nhức răng không có dấu hiệu thuyên giảm mà có xu hướng nghiêm trọng hơn khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
Vậy khi cảm thấy răng bị đau nhức ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách chữa nhức chân răng tại nhà đơn giản như trên để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu thấy cơn đau liên tục kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể rồi tiến hành điều trị triệt để.