Cách Chữa Viêm Tủy Răng Cho Bà Bầu Tại Nhà
Bà bầu bị viêm tủy răng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do nội tiết tố thay đổi hoặc chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng không được điều chỉnh hợp lý. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi thì biện pháp điều trị viêm tủy răng tại nha khoa chỉ được thực hiện trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, khi sức khỏe của cả 2 mẹ con đều ổn định nhất.
Thông thường, phụ nữ khi mang thai sẽ có sự thay đổi về hormone Estrogen và Progestorome
. Điều này góp phần khiến lợi dễ bị sưng và tạo ra sự tích tụ của cao răng cũng như lây nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng. Vì vậy, đây là nguyên nhân chính khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị mắc các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng
. Sâu răng nếu không được điều trị ở giai đoạn đầu sẽ dẫn đến đau nhức và viêm tủy răng.
Ngoài ra, tình trạng nôn nghén, ói mửa trong thời kỳ mang thai sẽ khiến các chất axit trong bao bì bị trào ngược và gây mòn men răng. Đồng thời, việc ăn nhiều lần trong ngày với các thức ăn chứa nhiều đường nhưng việc vệ sinh răng miệng lại không được đảm bảo cũng khiến răng dễ bị sâu, hư tổn và ảnh hưởng đến tủy răng.
Các dấu hiệu khi bị viêm tủy răng thường rất dễ nhận biết và triệu chứng sẽ khác nhau qua từng giai đoạn:
Ở giai đoạn ban đầu, các cơn đau do viêm tủy răng gây ra chỉ xuất hiện theo từng đợt và kéo dài khoảng 10 phút. Nếu dùng tay chạm nhẹ hay ăn nhai thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì sẽ phản ứng ê buốt, khó chịu dai dẳng.
Viêm tủy răng ở bà bầu nếu đã chuyển sang giai đoạn nặng thì cơn đau nhức sẽ rất dữ dội, thời gian cho mỗi lần đau kéo dài cả giờ đồng hồ. Thường các cơn đau càng nặng hơn và gây khó chịu nhiều hơn khi về đêm. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu, gây nên tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như thai nhi.
Bà bầu có lấy tủy răng được không? Khi đang mang thai, bà bầu hoàn toàn có thể điều trị viêm tủy răng bằng cách lấy tủy tại nha khoa. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến giai đoạn mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé khi điều trị viêm tủy răng.
Điều trị viêm tủy răng khi mang thai chỉ được thực hiện ở 3 tháng giữa của thai kỳ, tức là từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, khi sức khỏe của cả 2 mẹ con đang ổn định, việc di chuyển của bà bầu trong giai đoạn này cũng thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không nên thực hiện việc điều trị tủy răng. Ở giai đoạn đầu, thai nhi chưa phát triển ổn định nên những biến đổi đối với sức khỏe có thể làm ảnh hưởng đến bé. Còn ở giai đoạn cuối thai kỳ, việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết là điều quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ nên điều trị tủy răng có thể gây cản trở ít nhiều.
Điều trị viêm tủy răng khi mang thai tồn tại một số yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể như sau:
Quá trình thăm khám tổng quát trước khi điều trị viêm tủy răng cho bà bầu bắt buộc phải trải qua bước chụp phim X-quang để bác sĩ có thể xác định được chính xác tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm. Các tia bức xạ khi chụp phim có thể gây sảy thai hoặc khiến thai nhi chậm phát triển về sau. Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh chiếu xạ và tần suất chiếu xạ.
Sử dụng thuốc tê trong quá trình lấy tủy răng cũng gây nên những tác động tiêu cực đến bà bầu. Cụ thể, loại thuốc tê được sử dụng cho nha khoa không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau nhức, suy hô hấp, khó thở, hôn mê, co giật,… Nếu khi đến nha khoa mà sức khỏe không đủ điều kiện để bác sĩ thực hiện điều trị tủy răng thì bà bầu sẽ được hướng dẫn một số biện pháp tự chăm sóc răng miệng tại nhà để giảm viêm nhiễm, đau nhức:
Muối có tác dụng khử trùng, giảm đau răng nhanh chóng và là nguyên liệu rất dễ tìm thấy trong bất kỳ căn bếp nào. Sau khi đánh răng sạch sẽ, mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước muối ấm. Ngậm trong miệng khoảng 30 giây để nước muối có thể diệt khuẩn giúp giảm đau họng, xử lý các khu vực bị viêm nhiễm rồi súc miệng lại với nước sạch.
Chườm đá là cách giảm đau nhức cho bà bầu đơn giản tại nhà khi bị viêm tuy răng. Đặt túi chườm vào má ngoài để giảm hiện tượng sưng viêm ở mô nướu và triệu chứng răng ê buốt, đau nhức. Nếu các mẹ bị đau nhiều, nên chườm đá đều đặn 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần tầm 15 – 20 phút.
Lá lốt có tác dụng ức chế sự phát triển của sâu răng đồng thời làm giảm đau nhức cho mẹ bầu. Ngoài ra, loại lá này chứa nhiều tinh dầu, ancaloit, benzyl axetat,… có tác dụng kháng và khử khuẩn rất tốt. Bà bầu có thể sắc lá lốt thành nước đặc rồi nhậm hỗn hợp trong miệng, áp dụng 3 – 4 lần/ 1 ngày để giảm sưng đau.
Dịch tiết ra từ lá trầu không đã được chứng minh rằng có tác dụng khử mùi hôi, ức chế vi khuẩn, nấm và vi rút. Vì vậy, mẹ bầu có thể lấy lá trầu không rửa sạch đem thái nhỏ lấy nước đặc để súc miệng hằng ngày.
Nếu tình trạng viêm tủy răng gây mùi khó chịu cho hơi thở thì mẹ bầu có thể nhai lá bạc hà tươi hoặc sử dụng trà bạc hà để cải thiện. Ngoài ra, bạc hà còn chứa Menthol có công dụng gây tê và làm mát các mô nướu bị sưng viêm, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Trên thực tế, vấn đề thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, chế độ ăn uống khác đi hay ốm nghén trong thai kỳ là rất khó thay đổi được. Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng viêm tủy răng thì bà bầu có thể chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc răng miệng đúng cách trong thai kỳ: – Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường dễ gây sâu răng, viêm tủy và thay vào đó có thể ăn các loại rau củ quả hoặc các sản phẩm từ sữa cung cấp khoáng chất và canxi cho bà bầu cũng như cho sự phát triển sau này của bé. – Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn. – Sử dụng kem đánh răng dịu nhẹ để ngăn chặn cảm giác khó chịu, ốm nghén. – Đến nha khoa để được thăm khám cẩn thận khi có dấu hiệu bất thường ở răng và nướu. Vậy bà bầu bị viêm tủy răng có thể được điều trị bằng biện pháp chuyên sâu tại nha khoa ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Ngoài giai đoạn trên, bà bầu không nên thực hiện điều trị viêm tủy răng để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách giảm đau, giảm sưng viêm ngay tại nhà bằng các vật liệu thiên nhiên để cảm thấy dễ chịu hơn. 1. Vì sao bà bầu hay mắc các bệnh răng miệng?
2. Dấu hiệu bà bầu bị viêm tủy răng
Một số dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm tủy răng
2.1. Ở giai đoạn đầu
2.2. Viêm tủy giai đoạn nặng
3. Bà bầu có lấy tủy răng được không?
4. Bà bầu điều trị viêm tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
4.1. Việc thăm khám tổng quát
4.2. Tiêm thuốc tê
5. Cách chữa viêm tủy răng cho bà bầu tại nhà
5.1. Sử dụng muối
5.2. Chườm đá
5.3. Sử dụng lá lốt
5.4. Sử dụng lá trầu không
5.5. Lá bạc hà tươi
6. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai