Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng phổ biến nhất, nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây sâu răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách cũng như chế độ ăn uống chưa lành mạnh. Nếu để tình trạng sâu răng tiến triển có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần biết về các giai đoạn sâu răng để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây ra sâu răng
Nguyên nhân chính của sâu răng dù nặng hay nhẹ đều do vi khuẩn ăn mòn cấu trúc răng. Thói quen ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều đường hay cách vệ sinh răng miệng chưa đúng cách sẽ làm gia tăng khả năng phát triển của vi khuẩn gây hại, nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng theo đó cũng gia tăng.
Trong các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, sữa, socola, mứt,… có chứa nhiều thành phần đường ngoại sinh, đây chính là loại đường có thể gây ra sâu răng cao. Sau khi ăn các loại thực phẩm này sẽ khiến các mảng bám hình thành ở vị trí kẽ răng và chân răng. Nếu các mảng bám này không được làm sách hoàn toàn thì có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến sâu răng.
2. Cách giai đoạn của sâu răng
Sâu răng thường được chia thành các giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn 1: Khử khoáng
Cấu tạo của răng có một lớp ngoài là một loại mô gọi là men răng. Men là phần mô cứng nhất trong cơ thể và được cấu tạo chủ yếu từ các khoáng chất.
Nhưng một khi răng tiếp xúc trực tiếp với axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra, theo thời gian men răng sẽ bắt đầu mất dần các khoáng chất. Khi quá trình này xảy ra, sẽ xuất hiện các đốm trắng trên một trong các răng. Vùng bị mất khoáng chất này là biểu hiện ban đầu cho biết bệnh lý sâu răng đang xảy ra.
2.2. Giai đoạn 2: Phân rã men răng
Nếu bệnh nhân không phát hiện sớm và điều trị, quá trình sâu răng sẽ tiếp tục, men răng ngày càng bị phá vỡ. Các đốm trắng trên răng bắt đầu chuyển sang màu nâu. Khi men răng đã bị suy yếu, có thể hình thành các lỗ nhỏ trên răng hay còn gọi là lỗ sâu răng hoặc sâu răng. Các lỗ sâu này sẽ được thực hiện trám lại để khôi phục về khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
2.3. Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Khi sâu tiến đến ngà răng, sâu răng sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn. Ngà răng chứa các ống dẫn đến các dây thần kinh của răng. Vì vậy, nếu ngà răng bị ảnh hưởng răng sẽ xuất hiện các dấu hiệu ê buốt, đặc biệt khi ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh.
2.4. Giai đoạn 4: Viêm tuỷ răng
Đây là giai đoạn sâu răng khá nặng, gây tổn thương nhiều đến răng, đặc biệt là tuỷ. Tuỷ răng là lớp trong cùng của răng chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp giữ cho răng khoẻ mạnh. Các dây thần kinh này cũng giữ vai trò cung cấp cảm giác cho răng khi thực hiện chức năng ăn nhai. Khi tuỷ bị tổn thương, răng có thể bị kích ứng, các cơn đau nhức, ê buốt xuất hiện, răng bắt đầu bị sưng lên.
2.5. Giai đoạn 5: Áp xe răng
Khi sâu răng tiến sâu vào trong tuỷ răng, các vị khuẩn có hại có thể xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng. Trình trạng viêm nhiễm ngày càng gia tăng trong răng có thể dẫn đến một túi mủ được hình thành ở gốc răng, bên ngoài nướu răng hay thường được gọi là áp xe.
Trường hợp răng bị áp xe có thể gây ra các cơn đau dữ dội có thể lan xuống xương hàm. Các dấu hiệu khác có thể có gồm sưng nướu, mặt hoặc hàm, sốt và sưng hạch bạch huyết ở cổ bệnh nhân.
Đây là tình trạng sâu răng vô cùng nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời vì nhiễm trùng có thể lan vào xương hàm cũng như các vùng khác trên đầu và cổ của người bệnh. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bao gồm việc nhổ bỏ đi chiếc răng bị sâu để có thể bảo vệ các răng khoẻ mạnh bên cạnh.
3. Biện pháp điều trị sâu răng tại nha khoa
Có nhiều cách chữa sâu răng được nhiều người truyền tai nhau tuy nhiên những cách này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị sâu răng nhẹ hoặc trường hợp chưa thể đến các cơ sở nha khoa để được điều trị để chấm dứt bệnh lý hoàn toàn. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của sâu răng bệnh nhân hãy đến cơ sở nha khoa để được can thiệp bằng các biện pháp thích hợp và công nghệ tiên tiến để điều trị răng sâu hiệu quả.
Căn cứ vào mỗi loại tình trạng sâu răng mà các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, trong đó:
3.1. Trám răng bị sâu
Khi bệnh nhân phát hiện kịp thời, tình trạng sâu còn nhẹ chưa vào đến tuỷ răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các lỗ sâu, sau đó trám kín lỗ hổng trên răng. Cách làm này sẽ ngăn ngừa được vi khuẩn có hại tấn công trực tiếp lên vị trí răng đã bị tổn thương, giúp bảo vệ răng một cách lâu dài.
3.2. Điều trị tuỷ răng
Một khi đã bước vào giai đoạn viêm tuỷ, hoại tử tuỷ thì bệnh nhân cần tiến hành điều trị tuỷ răng. Bác sĩ sẽ lấy triệt để phần tuỷ răng bị hỏng ra ngoài nếu không sau khi điều trị có thể gây ra tình trạng tái phát sâu răng, viêm tuỷ răng. Sau khi chữa tuỷ xong, các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình thân răng, đảm bảo chức năng ăn nhai về lâu dài.
3.3. Nhổ răng bị sâu
Nhổ răng sâu là phương pháp được áp dụng cho tình trạng sâu răng đã quá nặng, không thể điều trị bằng hai phương pháp trám răng hay lấy tuỷ răng thì lúc này bệnh nhân buộc phải nhổ răng sâu. Việc này giúp vi khuẩn gây sâu răng không thể lây lan sang các răng khoẻ mạnh bên cạnh. Ngay sau khi nhổ, người bệnh có thể tiến hành trồng răng giả để duy trì chức ăn nhai và giúp phòng ngừa các biến chứng do mất răng gây ra.
4. Cách ngăn ngừa sâu răng
Để phòng tránh sâu răng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn còn sót lại.
– Thay bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng một lần để tránh vi khuẩn gây sâu răng tích tụ tấn công men răng.
– Dùng kem đánh răng có chứa fluoride hỗ trợ răng tồn tại chắc khoẻ.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, chú ý cẩn thận khi dùng để tránh làm tổn thương nướu răng.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể – chống lại các loại vi khuẩn gây hại.
– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột vì rất dễ bị chuyển hoá và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.
Vậy sâu răng là một bệnh lý tương đối phổ biến, xuất phát từ nguyên nhân người bệnh chưa vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như do thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều đường,… Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cũng như tình trạng sâu răng tiến triển nặng hơn, bạn có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.