VN

Điều Trị Lấy Tủy Răng Là Gì? Tại Sao Nên Lấy Tủy Răng?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Lấy tủy răng là gì?
2. Trường hợp nào cần lấy tủy răng
3. Tại sao nên lấy tủy răng?
4. Quy trình lấy tủy răng tại nha khoa
5. Ảnh hưởng sau khi lấy tủy răng
6. Chăm sóc răng sau khi lấy tủy


Lấy tủy răng là phương pháp loại bỏ đi phần tủy đã bị tổn thương, viêm nhiễm để tránh vi khuẩn tấn công làm ảnh hưởng đến các răng kề cận gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Dù đây là một giải pháp an toàn nhưng các bác sĩ luôn hạn chế tối đa trường hợp cần phải lấy tủy vì tủy răng được cho là trái tim của răng, đồng nghĩa với việc nếu mất tủy, răng sẽ không còn tồn tại chắc khỏe như bình thường. Do đó, một khi lấy tủy răng sẽ có những ảnh hưởng nhất định, và đó là gì còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. 

1. Lấy tủy răng là gì?


  1.1. Tủy răng là gì?

Tủy răng là mô liên kết gồm mạch máu và dây thần kinh nằm bên trong lõi răng và được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Tủy răng gồm 2 bộ phận chính là buồng tủy và ống tủy đảm nhiệm vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm sẽ tác động xấu đến cấu tạo nâng đỡ răng và về lâu dài dinh dưỡng sẽ không được cung cấp đủ cho răng. Theo thời gian, răng sẽ bị suy yếu và cần tiến hành lấy bỏ tủy răng. 

  1.2. Lấy tủy răng là gì?

Trong điều trị nha khoa thì thường hạn chế tối đa việc lấy tủy vì tủy răng được xem là nguồn sống của răng. Tuy nhiên, trong trường hợp tủy đã bị tổn thương thì lấy tủy răng được coi là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm về sau. 

Vậy lấy tủy răng là kỹ thuật lấy toàn bộ tủy răng đã bị hỏng ra bên ngoài, làm sạch các khoảng trống trên răng do thiếu tủy rồi trám bít lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng như composite, sứ,... Sau khi lấy tủy, cảm giác đau đớn kéo dài trước đó sẽ không còn vì chúng không còn liên kết với hệ thần kinh.

2. Trường hợp nào cần lấy tủy răng


Trường hợp tủy răng bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn sẽ dẫn tới những cơn đau âm ỉ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để ngăn chặn tình trạng này, một số trường hợp răng miệng sau đây nên tiến hành lấy tủy:
   -  Sâu răng nghiêm trọng, đã lan rộng đến chân răng và ảnh hưởng đến phần tủy
   -  Răng bị mẻ, sứt vỡ làm lộ tủy răng
   -  Ê buốt răng khi dùng thức ăn nóng hoặc lạnh
   -  Cảm giác đau nhức kéo dài, lan đến vùng thái dương, não
   -  Nướu bị sưng đau
   -  Mụn nhọt xuất hiện ở nướu và có mủ trắng ở chân răng gây hôi miệng

3. Tại sao nên lấy tủy răng?


Do tủy răng không có khả năng tự phục hồi nên lấy tủy răng là giải pháp điều trị duy nhất và tối ưu nhất khi phần tủy đã bị tổn thương. Một khi tủy bị tấn công và dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời thì vùng cuống răng hay xương quanh răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp nghiêm trọng nhất là răng bị lung lay do phần nướu không còn đủ chắc khỏe để giữ chân răng. 

Khi phần tủy bị tổn thương quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để những chiếc răng khác không bị ảnh hưởng. Khi răng bị nhổ đi, khoảng trống trên xương hàm sẽ khiến người bệnh gặp phải rất nhiều vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, việc trồng một chiếc răng giả thay thế khá phức tạp, mất rất nhiều công sức và thời gian. Chính vì vậy mà lấy tủy răng kịp thời là rất quan trọng nhằm ngăn chặn hàng loạt vấn đề răng miệng có thể xuất hiện về sau.

4. Quy trình lấy tủy răng tại nha khoa


Quy trình lấy tủy răng đạt chuẩn thường bao gồm những bước cơ bản sau:

  4.1. Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng bằng mắt thường, sau đó tiến hành chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng cụ thể của tủy răng. Dựa trên phim đã được chụp, bác sĩ sẽ biết được tình hình chi tiết của tủy răng đang bị tổn thương, từ đó đưa ra chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị

  4.2. Gây tê

Sau khi khoang miệng đã được vệ sinh, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê để đảm bảo bệnh nhân không bị đau cũng như cảm thấy dễ chịu và yên tâm hơn trong suốt quá trình lấy tủy răng.

  4.3. Đặt đế cao su

Bác sĩ sẽ cách ly răng cần điều trị lấy tủy với khoang miệng bằng cách đặt đế cao su nhằm ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng do nước bọt có thể ngấm vào răng. Đế cao su lúc này sẽ có tác dụng giúp hạn chế tình trạng thuốc điều trị tủy, dụng cụ, dung dịch rửa ống tủy bị rơi vào miệng. 

  4.4. Lấy tủy răng


Mũi khoan chuyên dụng sẽ được dùng để mở ống tủy theo kích thước mà bác sĩ đã tính toán trước đó. Sau khi đã mở ống tủy, toàn bộ phần tủy răng bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ và hệ thống ống tủy sẽ được làm sạch trước khi trám lại răng. 

Số lần mà bệnh nhân phải đến nha khoa cho đến khi điều trị dứt điểm phụ thuộc vào tình trạng viêm tủy, hệ thống ống tủy có dễ tiếp cận không,... Giữa các lần điều trị, thuốc sát trùng sẽ được đặt vào ống tủy, răng sẽ được trám lại tạm thời để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

  4.5. Trám ống tủy

Sau khi tủy đã được làm sạch hoàn toàn cũng như tình trạng viêm nhiễm đã được điều trị khỏi, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng hoặc có thể lựa chọn bọc răng sứ để đảm bảo kéo dài tuổi thọ của răng tùy theo sự lựa chọn của khách hàng.

5. Ảnh hưởng sau khi lấy tủy răng


Sau khi lấy tủy răng, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số ảnh hưởng sau:

  5.1. Răng xỉn màu

Răng sau khi đã lấy tủy do đã mất đi nguồn dinh dưỡng từ mạch máu nên sẽ bị khác màu so với các răng còn lại. Tình trạng này hoàn toàn có thể được khắc phục với phương pháp bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng.

  5.2. Răng không còn chắc khỏe

Do không còn được nuôi dưỡng bởi các mạch máu nên răng sau khi lấy tủy rất dễ vỡ và tổn thương. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai mỗi ngày.

  5.3. Đau răng, viêm tủy răng

Trường hợp nếu quy trình điều trị tủy không được đảm bảo theo đúng kỹ thuật và tủy răng chưa được làm sạch triệt để thì cảm giác đau nhức răng sẽ kéo dài. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ khiến tủy bị viêm hay xương hàm xuất hiện ổ mủ. Lúc này, bệnh nhân nên đến nha khoa để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

  5.4. Ảnh hưởng đến xoang mũi

Nếu răng cần được lấy tủy nằm ở hàm trên gần với xoang mũi thì khí từ dụng cụ có thể xông vào bộ phận này khiến bệnh nhân bị tắc mũi hoặc đau đầu. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra và thường sẽ biến mất sau khoảng 1-2 tuần.

6. Chăm sóc răng sau khi lấy tủy


Răng sau khi đã lấy tủy thường trở nên khá nhạy cảm nên có thể áp dụng một số cách chăm sóc răng miệng sau:

  6.1. Chườm lạnh

Sau khi điều trị lấy tủy, có thể dùng khăn mềm và đá chườm lạnh phía ngoài má tại vị trí răng bị đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ nhằm tránh một số hậu quả có thể xảy ra.

  6.2. Vệ sinh răng miệng

Thực hiện chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh làm răng bị tổn thương. Bên cạnh đó, nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để lấy vụn thức ăn bị mắc ở kẽ răng và súc miệng với nước muối pha loãng nhằm làm sạch cặn bẩn và vi khuẩn có trong khoang miệng. Ngoài ra, có thể lựa chọn kem đánh răng chứa flour để hỗ trợ răng chắc khỏe hơn.

  6.3. Chế độ ăn uống

Nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhằm hạn chế tối đa tác động của lực ăn nhai lên vị trí răng vừa lấy tủy. Cần tránh sử dụng thực phẩm quá cứng hoặc quá dai để bảo vệ răng khỏi tổn thương trong khoảng vài ngày đầu. Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột cũng như chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,...

Vậy với những thông tin đã cung cấp phía trên, Nha khoa Quốc tế BIK hi vọng bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi lấy tủy răng là gì. Lấy tủy răng là giải pháp tốt nhất trong trường hợp tủy đã bị viêm nhiễm, tuy nhiên, vẫn cần đến nha khoa để lắng nghe sự tư vấn chuyên nghiệp của bác sĩ trước khi quyết định điều trị lấy tủy răng.